6. Bố cục nội dung luận văn
2.2.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong những điều kiện kinh tế- xã hội và kỹ thuật nhất định. Nói cách khác loại hình sử dụng đất là những hình thức sử dụng khác nhau để trồng một loại cây hay trồng một tổ hợp cây trồng. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phải được thực hiện dựa trên cơ sở xem xét kết hợp 3 nhóm chỉ tiêu chính sau đây: Một là gia tăng lợi ích của người nông dân: Lợi ích kinh tế của người nông dân được đánh giá trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của của các loại hình sử dụng đất: giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, thu nhập hỗn hợp trên lao động. Hai là quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với các mục tiêu phát triển của địa phương. Ba là quan hệ giữa các loại hình sử dụng đất với các tiềm năng phát triển nông nghiệp của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua thực tế tìm hiểu trên địa bàn huyện Phổ Yên đất nông nghiệp được chia thành 2 vùng rõ rệt:
Vùng 1 gồm các xã Phúc Tân, Phúc Thuận. Đây là vùng có địa hình đồi núi là chính, đất dốc nghèo dinh dưỡng, đất hàng năm phân tán thành nhiều cánh đồng to nhỏ, cao thấp khác nhau, thiếu nước, sản xuất chủ yếu là nhờ nước mưa, hệ thống thuỷ lợi khó khăn, mật độ dân cư thấp, việc đi lại buôn bán gặp nhiều khó khăn, trình độ nhận thức văn hoá thấp, thiếu vốn, thiếu thông tin, phương thức chăn thả tự do theo hướng quảng canh là chính hiệu quả thấp…Tuy vậy, đây là vùng có diện tích đất chưa khai thác lớn, đất đai ở đây rất thuận lợi để phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp dài ngày, chăn thả gia súc quy mô lớn, đặc biệt là có diện tích đất phát triển lâm nghiệp lớn nhất trên địa bàn huyện.
Vùng 2 là vùng có địa hình thấp kiểu đồng bằng, đất đai tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 8,2m rất thích hợp cho sản xuất lúa, trồng cây rau màu và chăn nuôi gia cầm thuỷ cầm; hệ thống thuỷ lơi khá phát triển phần lớn đã được bê tông hoá, giao thông thuận lợi dễ tiếp cận thị trường…Tuy nhiên, đây là vùng đã khai thác và đưa vào sử dụng lâu đời nên đất đai đã biến đổi nhiều, độ phì nhiêu giảm nhiều; hơn nữa mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ thấp, gây khó khăn cho phát triển thị trường nông sản hàng hoá; cường độ sử dụng các hoá chất cao đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ đã gây hại nhiều cho đất…Với đặc điểm này trên địa bàn huyên Phổ Yên có các loại hình sử dụng đất sau đây:
2.2.2.1. Hai lúa + một màu.
Đây là loại hình khá phổ biến ở khắp các vùng trên địa bàn huyện Phổ Yên với công thức luân canh chủ yếu là Lúa xuân – Lúa mùa – Cây vụ đông (ngô, rau màu vụ đông, đậu tương…), thường được bố trên các chân ruộng vàn và có chế độ tưới tiêu chủ động hoặc đất phù sa vẹn sông Cầu, sông Công thành phần cơ giới thịt nhẹ, đất cát pha, có tầng canh tác dày.
Lúa xuân: nhân dân trong huyện thường gieo cấy các giống ngắn ngày, có năng suất cao như Khang dân, DT97, Nếp lang liêu, Tám thơm, GS9…thời gian sinh trưởng từ 120-140 ngày từ tháng 1 đến tháng 4. Lượng phân bón thường sử dụng cho 1ha từ 8-10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 120-250kg đạm Urê, từ 330-650kg NPK, từ 85-14kg Kali. Năng suất trung bình từ 18-20 nghìn tấn mỗi năm với năng suất đạt 45-58tạ/ha.(Xem thêm bảng số liệu)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lúa mùa sớm: thường sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao như Nam ưu, Khang dân, Thịnh dụ….thời gian sinh trưởng từ 100-110 ngày, từ tháng 5 đến tháng 8. Lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 8,5-10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 120-195kg đạm Urê, từ 330-555kg NPK, từ 85-110kg Kali. Sản lượng mỗi năm từ 26-30 nghìn tấn với năng suất lúa đạt từ 40-48tạ/ha.
Cây vụ đông: chủ yếu trồng màu bao gồm các cây trồng như: ngô, lạc, đậu tương, khoai lang, rau vụ đông…
Ngô: Thường sử dụng các giống ngô như Việt Nam 4, AG500, Đan Phượng, X4, X10… lượng phân bón cho 1ha trung bình từ 5,5-7,0 tấn phân chuồng, urê 140- 330 kg, từ 415-695 kg NPK, từ 85-140 kg Kali, supe lân 416 kg. Với diện tích ngô tăng khá nhanh từ năm 1997 đến năm 2011 năm 2000 diện tích ngô toàn huyện mới có 1200ha nhưng đến năm 2005 tăng lên 1440ha và đến 2011 là 2049ha. Nhưng đến năm 2012 diện tích ngô của huyện giảm đột ngột xuống còn 1456ha. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2013 và những năm tiếp theo. Có hiện tượng này là do sự giảm nhanh của diện tích đất sản xuất nông nghiệp và do hệ quả của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, sự phát triển của các khu công nghiệp. Năng suất ngô hàng năm trên toàn huyện đạt từ 40-43 tạ/ha.
Khoai lang: chủ yếu là các giống khoai lấy dây phục vụ chăn nuôi gia súc và một số giống khoai ngọt lấy củ trồng ở những xa ven sông Công sông Cầu như: Đắc Sơn, Tiên Phong, Đông Cao…lượng phân bón cho 1 ha trung bình: phân chuồng 7 tạ -1 tấn, Urê 110-150 kg/ha, NPK từ 320-440 kg/ha , Kali từ 120-145kg/ha, năng suất khoai lang hàng năm đạt từ 64-66tạ/ha. Với diện tích khoai hàng năm từ 1964ha (năm 2012) tăng lên 2392ha (2007) mỗi năm.
Cây đậu tương: trồng chủ yếu các giống AK06, DT2000 là các loại có chất lượng cao và phù hợp với các loại đất trên địa bàn huyện. Lượng phân bón trung bình cho 1 ha: 4,5-5,5 tấn phân chuồng, từ 70-100kg Urê, từ 250-420 kg NPK, từ 85-110 kg Kali, với diện tích hàng năm từ 201ha (năm 2012) đến 647ha (năm 2007), năng suất từ 10-15 tạ/ha.
Các loại rau vụ đông thường được trồng ở vụ này là su hào, cải bắp, xúp lơ, đậu cô ve, đậu Hà Lan, các loại rau thơm, hành, tỏi…lượng phân bón đầu tư cho 1 ha trung bình; 12tấn phân chuồng, từ 250-450 kg NPK, Urê 365kg, từ 200-235kg Kali, năng suất đạt 110-130 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Loại hình sử dụng này cho tổng giá trị sản phẩm cao đạt từ 70-80 triệu đồng, trong khi tổng chi phí bỏ ra chỉ khoảng 30-40 triệu đồng. Nguyên nhân đạt hiệu quả cao như vậy là do các kiêur sử dụng đất thuộc loại hình này có điều kiện đất thuận lợi như: đất tốt, điều kiện tưới tiêu chủ động. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế nhất đối với loại hình sử dụng đất này là các công thức thâm canh còn mang nặng tính truyền thống, thị trường tiêu thụ và giá cả bấp bênh.
2.2.2.2. Một lúa + hai màu:
Loại hình này thường được sử dụng trên đất phù sa, địa hình vàn, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đất cát pha, đất có tầng canh tác trung bình, chế độ tưới tiêu chủ động. Loại hình sử dụng đất này có các kiểu sử dụng đất là một vụ lúa mùa sớm thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, sau đó tiếp tục trồng hai vụ màu. Vụ màu thứ nhất từ tháng 9-12 trồng chủ yếu là ngô, khoai lang, rau vụ đông. Vụ màu thứ hai từ tháng 1 đến tháng 5 năm sau chủ yếu trồng lạc, đậu tương, đỗ các loại. Đây là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đạt từ 60-70 triệu đồng một năm, trong khi chi phí bỏ ra khoảng 35-36 triệu đồng. Loại hình này hiện đang được huyện đẩy mạnh phát triển để đáp ứng nhu cầu về rau màu thực phẩm trên địa bàn huyện và đưa ra tiêu thụ ở các vùng miền xung quanh. Tuy nhiên, loại hình sử dụng đất này có một hạn chế rất lớn là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tưới tiêu.
2.2.2.3. Một lúa + một màu
Loại hình này hiện nay còn rải rác ở một số địa phương trong huyện như xã Trung Thành, Tân Phú, Đắc Sơn, Thành Công…tập trung chủ yếu ở vùng 1. Vụ lúa thường cấy vào vụ hè thu (lúa mùa muộn) với các giống ngắn ngày năng suất cao. Sau khi thu hoạch tiếp tục trồng màu với các loại cây chủ yếu như khoai sọ, khoai lang, đậu đỗ…Loại hình này có tổng giá trị đạt mức trung bình từ 45-55 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp đạt từ 25-28 triệu đồng, hiệu quả đồng vốn đạt từ 1,37-1,40 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do loại hình này chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình, thành phần cơ giới và điều kiện tưới tiêu không được chủ động.
2.2.2.4. Hai lúa
Loại hình sử dụng đất này tập trung ở các xã như Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Trung Thành…ở đây đất chiêm trũng chỉ sử dụng để cấy lúa không có khả năng trồng màu, đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chế độ tưới tiêu chủ động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các giống lúa thường rất dài ngày từ 140-160 ngày như DT10, DT13, Xi23…Cấy vào hai vụ là vụ chiêm từ tháng 1 đến tháng 5, lúa mùa muộn từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, lượng phân bón sử dụng cho 1 ha từ 5,5-6,5 tấn phân chuồng, từ 85-110kg đam Urê, từ 425-555kg NPK, từ 85-110 kg Kali. Năng suất đạt 45-53 tạ/ha.
Đối với loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa liên tiếp mang lại tổng giá trị đạt mức trung bình khoanggr 30 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp đạt khoảng 25 triệu đồng, hiệu quả đồng vốn đạt 1,35 lần. Loại hình này tuy cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình nhưng được khà nhiều hộ dân chấp nhận vì chi phí vật chất bỏ ra không cao, giá trị thu nhập hốn hợp trên ngày công lao động cao khoảng 50.000 đồng. Đặc biệt với loại hình này người nông dân ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động mạnh về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những loại hình sưr dụng đất quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
2.2.2.5. Một lúa + một cá
Loại hình sử dụng đất này còn rất ít trên địa bàn huyện Phổ Yên nằm rải rác ở một số xã có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản như Đông Cao, Trung Thành, Hồng Tiến, Nam Tiến…Đây là vùng đất thấp, trũng, hay ngập nước trong vụ mùa, đất ít chua đến chua, thành phần cơ giới nặng đất có độ giày trung bình đến nặng. Đây là loại hình có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt, được bố trí ở các chân ruộng trũng. Người dân thường cấy lúa mùa muộn và chờ cho lúa đẻ nhánh lấy thêm nước vào ruộng và bắt đầu thả cá, cá thả thường có trọng lượng từ 10-15 con/kg, thu hoạch vào cuối tháng 1 năm sau, năng suất đạt từ 20-40 tạ/ha. Loại hình này đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Phổ Yên.
Hơn nữa, mặc dù loại hình này mang lại hiệu quả kinh tế ở mức trung bình khoảng 46 triệu đồng một năm nhưng chí phí đầu vào thấp khoảng 24 triệu đồng. Tuy vậy loại hình này có mức độ rủi ro cao , phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết trình độ hiểu biết về kỹ thuật cuủa người dân và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
2.2.2.6. Chuyên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày
Loại hình này tập trung chủ yếu ở xã Đông Cao, Nam Tiến, Tân Hương, Đồng Tiến, Hồng Tiến…với địa hình vàn cao, có chế độ tưới thuận lợi, khu vực ven sông ngoài đê. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, tầng đất canh tác dày, có tầng loang lổ tốt. Với các loại cây như lạc xuân, đậu tương xuân, ngô xuân, chuyên rau màu…cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lạc xuân, đậu tương xuân: Các giống lạc, đậu tương quy trình sản xuất, năng suất chất lượng cũng giống như trong loại hình 1 lúa + 2 màu.
Ngô xuân: sử dụng các giống như Việt Nam 4, các giống ngô nếp lai….lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 4 - 5,5tấn phân chuồng, từ 140 – 250 kg đạm Urê, từ 415 – 550kg NPK, từ 85-110 Kg Kali. Năng suất đạt 33-52 tạ/ha.
Đậu tương hè thu: thường sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao như DT 96, DT 99…với lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 3-4 tấn phân chuồng, từ 60-85 kg đạm Urê, từ 280-420 kg NPK, từ 85-110 kg Kali. Năng suất đạt 10-13 tạ/ha. Ngô đông: với các giống ngô, quy trính sản xuất, năng suất chất lượng tương tự như trong loại hình 2lúa + 1 màu.
Đất chuyên rau thường được bố trí ở các chân ruộng có địa hình vàn, thành phần cơ giới trung bình, chế độ tưới tiêu chủ động, các loại rau được trồng khá đa dạng su hào, bbắp cải, xúp lơ, rau ngót, đậu đỗ các loại… mức độ đầu tư về giống từ 600.000đ đến 1000000đ; lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 5,5-8,5 tấn phân chuống, từ 120-180kg đạm Urê, từ 400-450 kg NPK, từ 350-400 kg Kali, công lao động từ 12000-15000 công/ha/năm, năng suất đạt từ 18-20 tấn/ha.
Đây là loại hình cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao từ 60-70 triệu đồng, tổng chi phí ở mức trung bình đến cao từ 25-35 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp đtj từ 28-40 triệu đồng. Nguyên nhân là do các kiểu sử dụng đất thuộc loaiị hình này tập trrung chủ yếu ở Vùng 2 nơi có địa hình, thành phần cơ giới tốt, chế độ tưới tiêu thuận lợi, trình độ canh tác và kỹ thuật cao…Tuy nhiên, yếu tố chi phối mạnh nhất đến loại hình sử dụng đất này là điều kiện tưới tiêu và tình trạng đất đai mạnh mún không tập trung. Loại hình này còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt với các cây họ đậu, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng mạnh đến môi trường do mức độ sử dụng thuốc trừ sâu rất cao. Mặt khác đây cũng là loại hình rất quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Phổ Yên nó góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường về rau củ quả vì vậy cần phải duy trì và mở rộng.
2.2.2.7. Chuyên trồng hoa, cây cảnh
Loại hình sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở xã Nam Tiên với diện tích trồng hoa cây cảnh khoảng 50 ha chuyên trồng các loại hoa như cúc, hồng, thược dược, ly, biônét, các loại cây cảnh phục vụ dịp lễ tết…Mô hình này hàng năm thu về cho mỗi hộ dân xã Nam Tiến từ 100-500 triệu động. Các loại hoa cây cảnh này rất thích hợp với đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
có độ phì cao, đất pha cát, số lượng phân bón đầu tư cho 1 ha trồng hoa như sau: phân chuồng từ 5-8 tấn, đạm Urê 100-150 kg, lân NPK từ 200-300kg, Kali từ 50-100kg.
Đây là loại hình đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phổ Yên bới nó mang lại giá tri kinh tế khá cao và có xu hướng tăng lên 50-60 triệu đồng mỗi năm. Hơn nữa, nó tạo ra việc làm cho các hộ nông dân trong những lúc nông nhàn và mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, loại hình này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết vì vậy người nông dân phải năm chắc khoa học kỹ thuật và phải có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc.
2.2.2.8. Chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Loại hình này có ở một số địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản trên