0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên đã tạo tiềm năng cho

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 (Trang 88 -88 )

6. Bố cục nội dung luận văn

3.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên đã tạo tiềm năng cho

cho thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Với điều kiện khí hậu và nguồn nước, huyện Phổ Yên có nhiều tiềm năng để phát triển một nền nông– lâm- ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá bằng các biện pháp thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đây là hướng đi quan trọng đối với ngành nông nghiệp của huyện vì khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp của huyện không còn trái lại diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây.

Tiềm năng về thâm canh tăng vụ: Phổ Yên hiện có năng suất cây trồng nhìn chung chưa cao lúa đạt 48,53 tạ/ha; đậu tương 14,42 tạ/ha, lạc 13,27 tạ/ha, chè 82,11 tạ/ha. Như vậy chỉ có chè đạt năng suất khá còn các cây trồng khác năng suất thực tế còn khoảng cách khá xa so với năng suất tiềm năng. Để khai thác năng suất tiềm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

81

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng, huyện Phổ Yên đã nhanh chóng thay đổi giống mới, nâng cao mức đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong canh tác. Hiện nay, đất 2 vụ có 5.697,62 ha, đất 1 vụ lúa là 983,33 ha, như vậy có thể tăng vụ đông trên đất hai vụ và thêm vụ xuân trên đất một vụ. Ở đây điều kiện cần phải có là nước tưới cho các cánh đồng cạn thuộc xã Đắc Sơn, Thành Công, Minh Đức và tiêu nước ở các cánh đồng chiêm trũng thuộc các xã Nam Tiến, Thuận Thành, Tân Hương vì vậy công tác thuỷ lợi cần được hoàn thiện hơn nữa.

Tiềm năng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Nông nghiệp của huyện Phổ Yên đã và đang có sự chuyển dịch mạnh sang nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả và thực phẩm ven đô và ven các khu công nghiệp. Đó là các sản phẩm đã khẳng định được lợi thế của huyện như che, cây ăn quả, rau màu vụ đông, đậu tương…

Trên địa bàn huyện còn một phần diện tích đất trồng lúa nước một vụ hiệu quả kinh tế thấp nên chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt để phục vụ cho nhu cầu về thuỷ hải sản ngày càng tăng của người dân và các khu công nghiệp.

Đẩy mạnh các vùng nguyên liệu cho các công ty sữa, các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn huyện. Mở rộng các hình thức chăn nuôi như nuôi bò, gia cầm để lấy sữa, trứng và cung cấpp thực phẩm tươi sống cho thị trường.

Đối với những diện tích rừng sản xuất hết chu kỳ khai thác (khoảng hơn 300ha) có thể chuyển sang trồng các loại cây lâu năm, cây ăn quả như che, vải, nhãn, hồng, na…

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 (Trang 88 -88 )

×