6. Bố cục nội dung luận văn
2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên trái đất sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại phải giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên này? Vai trò của đất trong nông nghiệp như thế nào?
Học giả người Nga Docutraiep cho rằng: “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian”.
Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên.
Học giả người Anh Wiliam đã đưa ra khái niệm về đất như sau: “Đất là lớp
mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây”. Bàn về vấn đề này
C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [6].
Theo quan điểm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại” [6].
Theo quan điểm kinh tế học: “Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời là sản phẩm lao động” [40]. Về mặt đời sống kinh tế-xã hội, đất đai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian.
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thi nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đến nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của ngành nông nghiệp bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tuỳ theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính).
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng hoa màu như ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ và những loại cây được coi là cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay để trồng cây lâu năm, trồng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Theo Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều 42 như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp” [26]. Với quy định của Luật đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam chia làm 6 loại như sau: Đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất khu dân cư nông thôn; Đất đô thị; Đất chuyên dùng; Đất chưa sử dụng.
Theo sự phân chia này, đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai loại khác nhau. Tuy nhiên sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Để khăc phục những hạn chế đó đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Luật đất đai năm 2003 đã chia đất đai làm 3 loại với tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu. Trên cơ sở đó đất đai chia thành 3 phân nhóm:
- Nhóm đất nông nghiệp; - Nhóm đất phi nông nghiệp; - Nhóm đất chưa sử dụng.
Như vậy,chúng ta đã mở rộng khái niêm “Đất nông nghiệp” với tên gọi “Nhóm đất nông nghiệp” thay cho “Đất nông nghiệp” theo quan niệm trước đây. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác” [27]. Như vậy theo Luật đất đai năm 2003 ta có thể hiểu Đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông – lâm nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật đất đai năm 2003 nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thuỷ sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy đất nông nghiệp là loại đất sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sử dụng nguồn đất này phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: Trong nông nghiệp đất đai giữ vai trò vô cùng quan trọng không thể thay thế và nó không phải nguồn tài nguyên vô hạn. Vì vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc nhất định để đảm bảo tận dụng triệt để nguồn đất đai trong nông nghiệp và sử dụng hợp lý.
Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: nnăng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất…Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu [12].
Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi trường. Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài. Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia.
2.1.2. Vấn đề sử dụng đất và những nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng.Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng” [49].
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động dầu tư (lao động, vốn, nước, phân hoá học…, kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ…) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ a. Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, nước, sinh vật…có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp bởi vì đây là cơ sở để sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông nghiệp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất…quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
Nguồn nước và chế độ nước: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: đây là những yếu tố quyết định lớn đến sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp…sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông - lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
Điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tính ôn, nhiệt độ bình quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian…trực tiếp ảnh hướng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thuỷ sinh…lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, gia súc, thuỷ sản [48].
b. Biện pháp kỹ thuật canh tác:
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Theo tác giả Đường Hồng Dật thì biện pháp kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
canh tác là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của con người về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng đầu vào một cách phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Theo Frank Ellis và Douglass C.North ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu đối với tổ chức sử dụng đất [39]. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp Việt Nam, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [11]. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả ử dụng đất nông nghiệp.
c. Nhân tố kinh tế - xã hội:
Bao gồm rất nhiều nhân tố như chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách…các yếu tố này có ý nghĩa quyết định chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất. Cụ thể như sau:
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thuỷ lợi, điện thông tin liên lạc, dịch vụ nông nghiệp đều có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, ở đó nhà sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này giúp cho họ thực hiện tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
Trình độ kiến thức, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả nănng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệp truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin đề ra quyết định trong sản xuất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thông tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách