Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997-2012 (Trang 44)

6. Bố cục nội dung luận văn

2.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

a. Trên thế giới

Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khai thác triệt để và không có thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưa được coi trọng.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hàng ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất…Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới như bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất…Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những tác động bất cẩn của con người gây ra. Theo P.Burinsh, toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp của thế giới chừng 3,3 tỷ ha (chiếm 22% tổng diện tích đất liền); khoảng 78% (xấp xỉ 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp [38].

Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng Châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia. Ở châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó gần 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích đất này là đất dốc và chua, khoảng 40-60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại. Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Từ số liệu của UBDP năm 1995 cho thấy đây là một khu vực có dân số đông trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là quốc gia có diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất, Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN.

Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do khai thác thêm những diện tích đất có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lương thực thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên, do dân số ngày càng tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm đi.

b. Tình hính sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam.

Ở Việt Nam, đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta khoảng 33 triệu ha, xếp thứ 59 trên tổng số 200 nước. Theo niên giám thống kê năm 2002 đến cuối năm 2001 dân số nước ta có 78.685.800 người, đông dân vào hàng thứ 13 trên thế giới, xếp thứ 2 trong 10 nước Đông Nam Á (sau Indonexia); bình quân diện tích đất đai theo đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/6 mức bình quân của thế giới, tương đương với một số nước như Anh, CHLB Đức, Philippines; đứng thứ 9 trong 10 nước Đông Nam Á (cao hơn Singapore) và đứng thứ 135 trong số 200 nước trên thế giới.

Từ năm 1943 đến năm 2001 diện tích đất nông nghiệp của nước ta từ 5,6

triệu ha tăng đến 9.382.500 ha. Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số quá nhanh, tăng gấp nhiều lần so với tốc độ tăng quỹ tài nguyên đất nông nghiệp do vậy diện tích bình quân tính theo đầu người liên tục giảm, từ 0,25 ha/người năm 1943 xuống chỉ còn 0,127 ha/người vào năm 1994 và đến năm 2001 trị số bình quân này chỉ còn 0,119 ha/người. Như vậy tài nguyên đất ở nước ta có hạn một mặt là do dân số mỗi ngày một tăng làm cho bình quân đất theo đầu người giảm; một mặt là do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một số diện tích đát đai phải chuyển sang các mục đích khác, trong đó đất nông nghiệp bị chuyển đổi chiếm tỷ lệ cao.

Tính đến năm 2000 theo QĐ phê duyệt số 24/2001/QĐ-TTg ngày 01/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta đã khai thác và đưa vào sử dụng diện tích đất nông nghiệp là 9.345.346 ha; chiếm 28,38% tổng quỹ đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá là 10.027.265 ha trong đó: đất bằng chưa sử dụng 589.374ha - chiếm 6% so với diện tích đất chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng 7.699.383ha - chiếm 83% so với diện tích đất chưa sử dụng; đất có mặt nước chưa sử dụng 148.634ha - chiếm 1,5% so với diện tích đất chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây 619.397ha- chiếm 7% so với diện tích đất chưa sử dụng; đất chưa sử dụng khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

225.930ha - chiếm 2,5% so với diện tích đất chưa sử dụng. Tài nguyên đất Việt Nam được thống kê cụ thể và trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tài nguyên đất Việt Nam và những biến động về dân số Năm Nguồn tài liệu Diện tích (ha) Dân số (ngƣời)

1990 Tổng cục địa chính 33.103.300 6.993.200 66.016.700

1993 Báo cao trình QH khoá IX

(18/9/1996) 33.091.093 6.993.200 69.644.500

1994 Báo cáo trình QH khoá IX

(18/9/1996) 33.104.218 7.367.207 70.824.500

1998 Tổng cục địa chính 32.894.400 8.416.600 75.456.300

1999 Thống kê của viện QH và

TKNN 33.028.400 9.992.700 76.596.700

2000 Tổng kiểm kê 2000 32.924.061 9.345.346 77.635.400

2001 Niên giám thống kê năm

2002 32.924.700 9.382.500 78.685.800

2012 Tổng cục thống kê 33.095.110 10.217.324 88.772.900

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ tài nguyên và Môi trường).

Trong giai đoạn từ năm 1900-2000 quỹ tài nguyên đất nông nghiệp tăng 2.352.000 ha, bình quân tăng 235.000ha/năm. Riêng trong 5 năm 1995-2000 tăng 1.352.000ha, bình quân tăng 270.000ha/năm. Sở dĩ đất nông nghiệp tăng chủ yếu là do dân khai phá để trồng các loại cây lâu năm, đặc biệt là cà phê, cao su, chè, điều, tiêu. Đất trồng cây hàng năm tăng 505.000ha, trong đó có lúa tăng 154.000ha. Diện tích các loại đất vườn tạp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi tăng 6%. Trong 5 năm 2005-2010 diện tích đất nông nghiệp của nước ta tiếp tục tăng thêm 1.277.600ha, đưa tổng diện tích đất nông nghiệp Việt Nam lên 26.100.160ha vào năm 2010, diện tích tăng chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, đất trồng rừng sản xuất, riêng diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất trồng lúa giảm mạnh thể hiện qua bảng sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2: Biến động đất nông nghiệp của cả nƣớc (Đơn vị: ha) STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2005 So sánh 2010-2005

Đất nông nghiệp 26.100.160 24.822.560 1.277.600

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.117.893 9.415.568 702.325

1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.437.731 6.370.029 67.264

Đất lúa 4.127.731 4.165.277 -37.846

1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.680.600 3.045.539 635.061

2 Đất lâm nghiệp 15.249.025 14.677.409 571.616 2.1 Đất rừng sản xuất 7.389.426 5.434.856 1.954.606 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.719.339 7.173.689 -1.454.350 2.3 Đất rừng đặc dụng 2.140.225 2.068.864 71.361 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 690.218 700.661 -9.843 4 Đất làm muối 17.562 14.075 3.487 5 Đất nông nghiệp khác 25.462 15.447 10.015

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ tài nguyên và Môi trường).

Vì lợi ích quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá phải chuyển đổi từ đất sản xuất lương thực sang mục đích khác. Hiện nay, hàng năm chúng ta chuyển từ 20.000 đến 22.000ha đất nông nghiệp sang mục đích khác [24]. Đó là chưa kể đến sự tồn thất do thiên tai, lũ lụt, xói mòn đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến làm giảm tài nguyên đất. Về cơ cấu diện tích đất nông nghiệp cho thấy đất trồng cây hàng năm có 6.130.000ha - chiếm 65,6% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa nước có 4.268.000ha; đất trồng cây lâu năm 2.182.000ha - chiếm 23,35% diện tích đất nông nghiệp; đất vườn tạp 629.000ha - chiếm 6,72% diện tích đất nông nghiệp; đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 368.000ha chiếm 3,94% diện tích đất nông nghiệp. Dân số nước ta đông và gần 80% dân cư chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp nên tài nguyên đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung, tài nguyên đất phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ cho việc trồng lúa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng không những đối với việc phát triển kinh tế mà còn đảm bảo cho việc ổn định xã hội [40].

Đến năm 2007 theo số liệu kiểm kê đất đai, Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.115.039,62 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9.420.276,14 ha, dân số là 85.154,9 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là

1106,25 m2/người. Năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nước ta tăng

10.117.893ha nhưng diện tích đất trồng lúa lại giảm đi nhanh năm 2005 là 4.165.277ha đến năm 2010 còn 4.127.731ha đã giảm 37.546 nghìn ha. Trong đó giảm nhiều nhất là ở đồng bằng Sông Hồng chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là 0,5%.

Nguyên nhân của sự thu hẹp đất nông nghiệp là do các quyết định thu hồi đất nhằm mục đích khác như xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, công viên nghĩa trang, các sân golf….cũng đáng báo động khi triển khai các dự án này chiếm dụng đất nông nghiệp rất lớn. Đồng thời các thảm họa thiên nhiên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên nhân ô nhiễm đất nông nghiệp hiện nay gồm những nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm đất vì nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất vì chất phế thải bởi các nguồn chất thải rắn, ô nhiễm đất do sử dụng phân hoá học và nông dược trong canh tác sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt côn trùng gây hại còn dẫn đến ngộ độc đất đai ảnh hưởng đến môi trường đất của nước ta hiện nay.

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều lãng phí và gây ra những hậu quả khó lường.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động theo những tư liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đất nông nghiệp của nước ta có những chuyển biến mạnh thể hiện trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam Năm Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) Đất trồng cây hàng năm (ha) Dân số (Nghìn ngƣời) Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ngƣời/m2) 2000 12.644,3 10.540,3 77.636,4 1.628,68 2005 9.415,57 6.370,02 83.119,9 1.132,77 2006 9.436,16 6.348,15 84.155,8 1.121,27 2007 9.420,28 6.309,62 85.154,9 1.106,25 2010 10.117.893 6.437.293 86.927,7 1.350,03

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 - Bộ tài nguyên và Môi trường)

Ta thấy rằng đất sản xuất nông nghiệp của nước ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân thấp và mạnh mún là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Và cần tiếp tục khai thác cải tạo các diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua diện tích đất chưa sử dụng ở nước ta cũng có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực, cụ thể ở bảng 2.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4.Biễn động quỹ đất chƣa sử dụng ở Việt Nam 1994-2001 Tài nguyên đất Sự biến động qua các năm (ha)

1994 1998 2000 2001

Tổng đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá

13.982.228 10.667.577 10.027.265 9.702.400

Đất bằng chưa sử dụng 892.630 709.528 589.374 547.900

Đất đồi núi chưa sử dụng 10.050.581 7.505.562 7.699.383 7.411.200

Đất mặt nước chưa sử dụng 194.544 188.486 148.634 150.900 Sông suối 669.433 727.222 744.547 747.900 Núi đá không có rừng 1.022.576 1.045.663 619.397 622.200 Đất chưa sử dụng khác 1.152.464 491.116 225.930 222.300 (Nguồn: [40, tr.38])

Như vậy, ở nước ta sự biến động của quỹ đất nông nghiệp sẽ diễn ra theo hai hướng như sau: Hướng thứ nhất: Thu hẹp quỹ đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới.... chỉ tính riêng ở Thủ đô Hà Nội trong khoảng 4 năm từ năm 1994 đến năm 1997 đất nông nghiệp giảm 1.300 ha. Việc hình thành nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đã làm giảm quỹ đất nông nghiệp. Bởi vậy, việc bố trí quy hoạch để sử dụng đất đạt hiệu quả cao và tránh tình trạng xây dựng, quy hoạch trên đất nông nghiệp là rất quan trọng.

Hướng thứ hai: Tăng quỹ đất nông nghiệp bởi vì nhu cầu về lao động và thu nhập, do nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, dân số ngày càng đông nên việc khai khẩn đất hoang hoá để đưa vào sản xuất nông nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động theo chiều rộng là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện theo những chính sách, tính toán của Nhà nước, theo những định hướng, những mục tiêu đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với quỹ đất nông nghiệp, sự biến động trong nội bộ của nó thương theo xu hướng: Giảm dấn diện tích trồng cây lương thực để chuyển sang trồng các loại cây khác. Xu hướng biến động này do trình độ sản xuất ngày càng cao, nhờ thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng xanh năng suất cây lương thực đã tăng lên đảm bảo an toàn lương thực, từ một nước thiếu ăn, nước ta đã trở thành nước xuất

Một phần của tài liệu tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997-2012 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)