6. Bố cục nội dung luận văn
2.2.1. Tình hình chung
Sau năm 1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, địa giới hành chính huyện Phổ Yên về cơ bản đã ổn định và duy trì cho đến hiện nay. Điều này góp phần ổn định cho quá trình đầu tư phát triển mọi mặt của toàn huyện. Đồng thời sự ổn định về địa giới hành chính cũng tạo tâm lý ổn định trong nhân dân, quần chúng nhân dân tập trung hơn vào hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, khai thác và sử dụng đất đai hợp lý có quy hoạch có định hướng để bảo đảm sự phát triển ổn định của hệ sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phổ Yên là huyện có diện tích đất chưa sử dụng chiếm số lượng ít so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện năm 2000 là 1.944ha đứng thứ 6 trên tổng số 9 huyện, thị của cả tỉnh Thái Nguyên (Bảng 8). Trong quá trình đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông nghiệp, dưới chủ trương chính sách của Đảng nhà nước nhân dân Phổ Yên đã mạnh dạn khai thác nguồn đất chưa sử dụng để đưa vào phục vụ cho mục đích sản xuất, phần đa diện tích đất chưa sử dụng này được nhân dân khai phá để trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả như nhãn, vải, chè…Một phần khác cũng được đưa vào phục vụ cho xây dựng các trang trại chăn nuôi, các mô hình VAC với quy mô lớn và để trồng rừng…
Nguồn đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng đã làm giảm diện tích đất chưa sử dụng của huyện xuống nhanh chóng, năm 2000 toàn bộ diện tích chưa sử dụng của huyện Phổ Yên là 1.944 ha đến năm 2010 còn 100 ha. Trong 100 ha đất chưa sử dụng của huyện Phổ Yên có 68ha là đất bằng chưa sử dụng và 32 ha là đất đồi núi chưa sử dụng. Phần lớn diện tích này không có khả năng đưa vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.5: Diện tích đất chƣa sử dụng và sông suối núi đá huyện Phổ Yên so sánh với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị:ha Năm 1997 2000 2005 2010 2012 Toàn tỉnh 121.359 78.535 49.050 15.762 16.364 Võ Nhai 22.579 18.292 7.808 7.808 Định Hoá 18.398 14.337 3.019 3.625 Đại Từ 12.671 4.285 680 680 Đồng Hỷ 10.180 8.108 3.030 3.028 Phú Lương 9.834 3.137 616 616 Phổ Yên 1.944 309 100 100 Phú Bình 1.386 111 77 77 Thành phố 915 360 371 370 Sông Công 628 112 60 60
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập (1997-2011), Thái Nguyên, tháng 8/2012(tr93))
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ năm 1997 đến năm 2012, tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên cũng có ít nhiều biến đổi qua các năm, đặc biệt là do quá trình đô thị hoá, cùng với sự phát triển của công nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp huyện Phổ Yên nói riêng và của toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2000 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện Phổ Yên là 12.702 ha nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống còn 12.080ha. Tuy nhiên có một điều đặc biệt đối với huyện Phổ Yên là năm 2010 diện tích đất nông nghiệp của huyện tăng lên 12.734ha. Có tình trạng này là do năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng được nhân dân trong huyên đưa vào sử dụng là 209 ha.
Nhưng đến năm 2011 diện tích đất nông nghiệp lại giảm mạnh do sự phát triển của các dự án nhà nước và các dự án nước ngoài đang được tiến hành trên địa bàn huyện.Tính đến năm 2011 diện tích đất sản xuât nông nghiệp trên địa bàn huyện chỉ còn 12.605 ha, sang năm 2012 con số này tiếp tục giảm xuống còn 12.580,49ha và diện tích này tiếp tục có xu hướng giảm trong những năm tới khi các dự án được đưa vào thực hiện. Bình quân
mỗi năm diện tích đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên giảm 0,5%.
So với toàn tỉnh Thái Nguyên, Phổ Yên là huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vào loại lớn của cả tỉnh xếp thứ 3 sau Đại Từ và Phú Bình (năm 2000)(Bảng 2.7). Tuy nhiên, Phổ Yên lại là huyện có diện tích đất nông nghiệp giảm xuống nhanh thứ 2 sau Thị xã Sông Công, trên tổng số 9 huyện thị của Tỉnh Thái Nguyên. Hầu hết ở các huyện, diện tích đất nông nghiệp đều có xu hướng tăng nhưng riêng Phổ Yên và Thị xã Sông Công đều có xu hướng giảm. Điều này có thể lý giải như sau: Một là diện tích đất chưa sử dụng của hai huyện thị này đã ở ngưỡng không thể đưa vào sử dụng được nữa tức đã khai thác một cách triệt để. Hai là, do tốc độ của công nghiệp hoá nhanh mạnh đã khiến các dự án, khu công nghiệp khu đô thị được xây dựng trên đất nông nghiệp tăng lên. Ba là do hệ quả của sự phát triển các khu công nghiệp, các dự án quy hoạch chưa hợp lý khiến một phần đất nông nghiệp không thể sử dụng được do ô nhiễm, ứ đọng nguồn nước…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.6: Diên tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên so với các huyện thị trong tỉnh qua các năm.
Đơn vị: ha Năm 1997 2000 2005 2010 2011 2012 Toàn tỉnh 77.714 94.563 96.673 109.772 109.278 108.648,66 Thành phố 8.888 8.401 9.022 8.947 8..910,22 Sông Công 4.580 4.456 4.424 4.373 4.365,50 Định Hoá 9.929 10.087 11.143 11.086 10.950,23 Võ Nhai 6.384 7.724 11.473 11.464 11.220,20 Phú Lương 11.690 11.979 12.483 12.460 12.444,03 Đồng Hỷ 11.855 11.304 15.286 15.284 15.262,48 Đại Từ 14.690 16.601 19.044 18.912 18.799,02 Phú Bình 13.842 13.623 14.162 14.108 14.092,02 Phổ Yên 12.702 12.499 12.734 12.643 12.604,96
(Nguồn: Cục thống kê Thái Nguyên, tr92)
Thực tế trong những năm qua diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên liên tục giảm mạnh cả về số lượng và cơ cấu mà điều này được thể hiện rất rõ qua những biến động về mùa vụ, biến động trong diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất trồng cỏ, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp…Những biến động này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong tổng quỹ đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên qua các giai đoạn.
a. Đất trồng cây hàng năm: Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Phổ
Yên đã giảm nhanh về số lượng qua các năm, năm 1997 tổng diện tích đất dùng để phát triển cây hàng năm của huyện là hơn 8.400 ha đến năm 2000 là 8384,56 ha con số này tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo đến năm 2009 giảm xuống còn 7950,73ha. Nhưng đến năm 2010 diện tích đất trồng cây hàng năm của toàn huyện đã tăng đột biến lên 8384,08 ha. Có hiện tượng này là do những chính sách quy hoạch phát triển đất trồng cây hàng năm của huyện và những chính sách khai hoang đưa nguồn đất chưa sử dụng vào trồng và phát triển cây hàng năm. Tuy nhiên, hiện tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng lên của diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ diễn ra trong năm 2010 còn những năm tiếp theo diện tích đất trồng cây hàng năm lại tiếp tục giảm, năm 2011 giảm xuống còn 8296,2 ha.
Mặc dù diện tích đất trồng cây hàng năm có sự giảm mạnh về số lượng nhưng lại có sự tăng lên về tỷ trọng trong cơ cấu đất nông nghiệp của toàn huyện. Năm 2000 tỷ trọng đất trồng cây hàng năm của huyện là 60% đến năm 2004 tăng lên là 65,79% năm 2006 tiếp tục tăng lên 66,50% và đến năm 2012 là 70%. Mặc dù sự thay đổi về tỷ trọng trong diện tích cây hàng năm không đáng kể nhưng nó đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện Phổ Yên là trọng tâm phát triển cây hàng năm theo hướng hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá cung cấp nhu cầu thị trường.
Trước năm 1997 trong cơ cấu mùa vụ của huyện Phổ Yên diện tích đất 1 vụ chiếm tới hơn 2000 ha trong khi đó diện tích đất 3 vụ chỉ có khoảng 1800ha. Tuy nhiên từ năm 1997 đến năm 2012 diện tích đất 1 vụ đã có xu hướng giảm đi nhanh chóng đến năm 2000 diện tích đất 1 vụ của huyện Phổ Yên còn 1911,31 ha năm 2004 là 1574,44ha, Phổ Yên đang phấn đấu chuyển diện tích đất 1 vụ sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai ở những khu vực canh tác 1 vụ.
b. Đất trồng cây lâu năm: Trái với cây hàng năm diện tích trồng cây lâu năm
từ năm 1997 đến 2010 có xu hướng tăng lên năm 2000 là 1156,84 ha đến năm 2005 là 1418,1ha chiếm 11,35% đến năm 2010 là 4349,77ha chiếm 34,8%. Loại đất này chủ yếu tập trung ở các vùng đồi gò ở khu vực phía Bắc và phía Tây của huyện với diện tích cây ăn quả và cây chè chiếm đa số. Cây lâu năm là thế mạnh của vùng gò đồi và trong những năm qua nó đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Từ năm 2011 đến nay diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng giảm đi cụ thể năm 2011 diện tích đất phát triển cây lâu năm của huyện còn 4308,76 ha năm 2012 còn 4303,3 ha. Có hiện tượng này là do một phần đất trồng cây lâu năm được quy hoạch làm mặt bằng xây dựng khu công nghiệp điển hình là Khu công nghiệp Yên Bình và Khu công nghiệp Tây Phổ Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
c. Diện tích đất vườn tạp: có thể sản xuất nông nghiệp trong những năm qua cũng
giảm mạnh năm 1997 là 2850 ha đến năm 2000 là 2830,56 ha năm 2005 là 2800ha đến năm 2010 là 2785ha và hiện tại đến năm 2012 là 2754ha. Diện tích này giảm chủ yếu là do chuyển sang đất thổ cư, do áp lực gia tăng dân số. Trên diện tích nhỏ này chủ yếu được các hộ sử dụng để trồng một số loại cây ăn quả, câu rau màu hiệu quả kinh tế thấp.
d. Đất trồng cỏ cho chăn nuôi: Cũng giống như diện tích đất trồng cây hàng
năm diện tích đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi của huyện Phổ Yên cũng có xu hướng giảm mạnh. Trong giai đoạn từ năm 1997-2009 diện tích đất trồng cỏ của huyện duy trì ở mức 35,2ha nhưng sau năm 2009 diện tích này giảm xuống còn 5,17ha và duy trì cho đến hiện nay. Có tình trạng này là do một phần lớn diện tích đất đồng cỏ đã được nhân dân Phổ Yên khai thác sử dụng vào trồng và phát triển một số loại cây lâu năm, cây ăn quả. Hơn nữa từ sau năm 2009 cơ cấu trong ngành chăn nuôi của huyện Phổ Yên đã có sự thay đổi mạnh các trang trại chăn nuôi lớn đã giảm xuống nhanh chóng năm 2001 cả huyện có 54 trang trại chăn nuôi nhưng đến năm 2010 chỉ còn 38 trang trại. Trong các trang trại này phần lớn là nuôi lợn, gia cầm là chính còn các trang trại nuôi trâu, bò, dê còn lại rất ít chủ yếu đàn trâu bò của huyện phát triển là do chăn thả tại các hộ gia đình quy mô nhỏ lẻ. Tuy vậy đến năm 2012 số lượng các trang trại chăn nuôi của huyện lại có chiều hướng tăng lên đến nay toàn huyện có 71 trang trại và trong tương lai con số này có xu hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của toàn huyện và các vùng lân cận.
e. Đối với diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: của huyện có sự thay đổi
theo hướng tích cực, chia làm 2 giai đoạn rõ ràng. Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện giảm nhẹ năm 1997 là 335,2ha năm 2000 là 330,28ha đến năm 2006 giảm xuống còn 314,5ha. Nhưng từ năm 2007 trở đi diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh chóng năm 2007 đã tăng lên 421,66ha và đến năm 2012 con số này vẫn duy trì ổn định ở mức hơn 421ha. Có sự tăng lên của diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là do những chính sách mới trong phát triển nông nghiệp của huyện Phổ Yên cụ thể là trong chăn nuôi. Ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã được coi là tiềm năng của toàn huyện và được đầu tư về kỹ thuật, phương pháp nuôi trồng. Mặt khác diện tích mặt nước chưa sử dụng của huyện đã được khai thác triệt để phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2012, toàn huyện đã không còn diện tích mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nước có điều kiện phát triển thuỷ sản bỏ hoang. Và cả một phần đất trũng trồng lúa đã được nhân dân chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, do vậy diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện Phổ Yên đã tăng lên so với giai đoạn trước.
f. Đối với đất lâm nghiệp: Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên hiện có vẫn được
nhân dân địa phương bảo vệ và khai thác trên cơ sở tạo sự tái sinh cho rừng. Với những điều kiện đất đai khá thuận lợi cho phát triển rừng và làm kinh tế rừng tập trung ở các xã thuộc khu vực phía Tây của huyện như Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái, Minh Đức… người dân đã tiến hành trồng và khai thác rừng, đưa rừng trở thành nơi mang lại lợi nhuận cao về kinh tế và đặc biệt là có thể tạo được hệ sinh thái rừng đa dạng bảo vệ môi trường.
Hàng năm huyện Phổ Yên không ngừng mở rộng và tăng diện tích đất trồng rừng, bình quân mỗi năm trồng và chăm sóc 100-200 ha rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và chống lại hiện tượng xói mòn đất. Với diện tích đất rừng là 6957,3ha (2012). Được nhân dân sử dụng để phục vụ hai mục đích chính là trồng phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
Riêng đối với rừng sản xuất các giống chính được nhân dân sử dụng chủ yếu là các loại cây lấy gỗ như Bạch Đàn, Keo lai, các loại cây lấy củi, tre, nứa, luồng và các loại cây phân tán để tạo ra độ che phủ cho đất ở nhiều tầng khác nhau và cũng tạo ra hệ sinh thái đa dạng cho sự sinh sống và phát triển của các loại động vật sống nhờ rừng. Với diện tích năm 2010 là 428,28 ha đến năm 2012 là 4277,9ha.
Đối với đất rừng phòng hộ vẫn luôn được duy trì và bảo vệ ổn định với diện tích là 2679,3 (2012), năm 2010 là 2680,85ha. Rừng phòng hộ chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở một số xã như Tiên Phong, Hồng Tiến, Thành Công, Phúc Thuận…
Với những đường lối đúng đăn của chính quyền huyện Phổ Yên trong những năm qua kinh tế lâm nghiệp đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của nền nông nghiệp huyện Phổ Yên nói riêng và kinh tế Phổ Yên nói chung. Gía trị từ các sản phẩm lâm nghiệp mang lại luôn tăng qua các năm, cụ thê là năm 1997 giá trị từ việc trồng chăm sóc rừng mang lại dừng ở mức 4.530 triệu đồng nhưng đến năm 2005 là 6.521 triệu đồng, năm 2010 là 12657 triệu đồng và năm 2012 đạt 22732 triệu động. Lâm nghiệp đang dần khẳng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định vai trò của mình trong vịêc góp phần tăng giá trị của ngành nông nghiệp. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên được thể hiện cụ thể qua bảng 2.8, bảng 2.9.
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 1997-2005
Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2004 2005
Tổng 25667,63 25667,63 25667,63 25667,63 25667,63 1.Đất nông nghiệp 16787,58 18.714,06 19.473,2 19.828,4 19.381 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 12.702,33 12.634,7 12.460,6 12.014 - Đất trồng cây hàng năm 8.384,65 8305,6 8221 8216,1
Đất trồng lúa 6.437,97 6371,3 6333,8 6329
Đất cỏ chăn nuôi 1.214,12 35,2 35,2 35,2
Đất hàng năm khác 1946,68 1934 1852 1852