0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 (Trang 70 -70 )

6. Bố cục nội dung luận văn

2.2.3. Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

huyện Phổ Yên hiện nay.

Trong xu thế phát triển chung của cả nước và thế giới tình trạng đất đai bị chuyển đổi từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác đang diễn ra rất phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thành phố đang chuyển mình nhanh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Huyện Phổ Yên với vị trí địa kinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung cũng không nằm ngoài guồng quay phát triển đó. Tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay đang diễn ra mạnh ở khu vực đất nông nghiệp. Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam hiện tượng tăng giảm diện tích đất nông nghiệp tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội. Tình trạng này đang diễn ra khá mạnh ở huyện Phổ Yên cụ thể theo các hướng sau:

Một là đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất ở

Hai là đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng phục vụ xây dựng các cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng đường giao thông, các công trình phúc lợi xã hội

Ba là đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác

2.2.3.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất ở

Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở nước ta nói chung và Phổ yên nói riêng với tốc độ gia tăng dân số mạnh cùng với tốc độ công nghiệp hoá nhanh đã làm cho nhu cầu về đất ở của người dân tăng mạnh qua các năm. Năm 2000 dân số toàn huyện Phổ Yên khoảng 120.000 người với mật độ dân số là 415

người / km2. Đến năm 2006 dân số toàn huyện Phổ Yên đã tăng lên 139.961

người với mật độ dân số trung bình là 545,27 người / km2. Đặc biệt đến năm

2012, dân số toàn huyện đã tăng 148.800 người. Với tốc độ tăng dân số như vậy nhu cầu về đất ở cũng ngày một ra tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

63

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 2000 diện tích đất ở của toàn huyện là 868,32ha đến năm 2012 con số

này đã tăng lên 1962,49 ha. Trong đó diện tích đất ở nông thôn là 1797,92 ha và ở thành thị là 164,57ha. Diện tích đất ở này phần đa được chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp sang đặc biệt tình trạng này diễn ra rất mạnh ở nông thôn và vùng ven đô thị. Đất trồng lúa 1 vụ được chuyển sang đất ở chiếm tới 55% tổng quỹ đất nông nghiệp chuyển sang đất ở, còn lại là đất hoa màu và đất vườn tạp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2.11: Diện tích đất ở của huyện Phổ Yên qua các năm

Năm Tổng diện tích đất ở Đất ở nông thôn Đất ở thành thị

1997 709,1 755,6 49,5 2000 868,32 812,42 55,9 2004 932,02 873,02 59,0 2007 986,74 925,11 61,63 2010 1947,69 1835,32 112,37 2012 1962,49 1797,62 164,57

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2013)

Cũng qua số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy diện tích đất ở của huyện Phổ Yên tăng cả ở khu vực nông thôn và thành thị. Trong đó đất ở thuộc khu vực nông thôn được lấy từ quỹ đất nông nghiệp là chính nhưng cũng có một phần lớn là diện tích đất vườn tạp của các hộ gia đình. Còn ở thành thị phần lớn đất ở được lấy ra từ đất nông nghiệp ven đô thị do đó đã tạo áp lực lớn đối với vùng đất nông nghiệp ven đô, gây sức ép cho chính quyền đô thị buộc phải mở rộng quy mô các đô thị về nông thôn. Điển hình là việc mở rộng Thị trấn Ba Hàng để đáp ứng nhu cầu về đất ở và phục vụ cho đề án nâng cấp thị trấn Ba Hàng thành Thị xã công nghiệp trong năm 2015.

Với tốc độ phát triển mạnh của các khu công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế đã hình thành nên các khu tái định cư mới và phần lớn quỹ đất dùng cho xây dựng các khu tai định cư này được lấy ra từ quỹ đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây huyện Phổ Yên đã quy hoạch nhiều khu tái định cư để đáp ứng nhu cầu cho các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

64

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hộ gia đình bị mất đất ở như: Khu tái định cư Đồng Tiến rộng 4ha nằm trên địa bàn xóm Vinh Xương xã Đồng Tiến; Khu tái định cư Hồng Tiến thuộc xóm Cống Thượng xã Đồng Tiến rộng 12,06 ha; Khu tái định cư Hồng Phong thuộc thị trấn Ba Hàng gần trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong rộng 4,5ha; các khu tái định cư của xã Tân Hương (tại 4 xóm Tân Long 1 rộng 7ha được chia thành hai khu một khu hơn 3ha và một khu 4ha, xóm Ao Đình với diện tích 3ha, Xóm Sứ hơn 3,5ha). Trong đó 90% diện tích quy hoạch các khu dân cư này được lấy từ đất sản xuất nông nghiệp. Có những khu tái định cư được xây dựng trên cơ sở 98% đất được lấy từ đất nông nghiệp như khu tái định cư thuộc xóm Sứ, xóm Tân Long 1, xóm Hương Đình xã Tân Hương, Khu tái định cư Ba Hàng; Khu tái định cư xóm Thống Hạ xã Đắc Sơn với diện tích 3ha.

Trong tổng số 7 khu tái định cư mới hình thành trên địa bàn huyện Phổ Yên thì khu tái định cư thuộc xóm Cống Thượng xã Hồng Tiến có diện tích lớn nhất hơn 12ha. Trong đó, diện tích đất ở chiếm 56%, còn lại 44% diện tích là đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đất công cộng, trồng cây xanh và khu vui chơi thể dục thể thao. Đây là khu dân cư đáp ứng nhu cầu về nhà ở, dịch vụ cho những hộ dân của xã Hồng Tiến bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Yên Bình, mang bản sắc đặc trưng, gắn kết giữa tính hiện đại và tính truyền thống của địa phương.

Khu tái định cư thuộc thị trấn Ba Hàng được hình thành để đáp ứng nhu cầu đất ở cho những hộ gia đình mất nhà ở đất đai trong dự án quy hoạch mở rộng thị trấn Ba Hàng và chợ Phổ Yên. Đây cũng là nơi được huyện Phổ Yên quy hoạch để xây dựng khu đô thị mới Hồng Phong nhằm đáp ững nhu cầu phát triển của cả huyện về mọi mặt. Còn các khu dân cư còn lại được hình thành cho các hộ gia đình bị mất đất trong dự án đường quốc lộ 3 mới, đại lộ Đông - Tây và đường vành đai vào khu công nghiệp Yên Bình.

Sự hình thành của các cụm dân cư này đã tạo bộ mặt mới trong đời sống nông thôn, tạo nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phổ Yên, mang lại nhiều nét mới mẻ cho làng quê, sự đổi mới diễn ra ngày càng nhanh và mạnh. Tuy nhiên hiện tượng này cũng thể hiện rất rõ thực tế về tình trạng suy giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, bởi đất đai đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

65

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được quy hoạch để xây dựng các khu dân cư mới do quá trình phát triển của các dự án về kinh tế, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

Các khu dân cư này hình thành đã phá vỡ kết cấu xóm làng căn bản cổ truyền của một làng quê Việt Nam truyền thống, những toà nhà cao tầng mọc lên san sát thay thế cho những luỹ tre làng những rừng cây xanh mướt trước đó, khung cảnh êm đềm của một vùng quê đã không còn, mối tình làng xóm gắn kết đã giảm đi không còn mặn nồng như trước. Thay vào đó là sự gia tăng của tệ nạn xã hội trộm cắp, cướp giật nghiện hút…điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ, đến nguồn nhân lực dồi dào của huyện trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội hiện nay.

2.2.3.2. Đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho xây dựng cụm công nghiệp, cơ sở hạ tầng đường giao thông

Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên trong những năm qua Phổ Yên đã không ngưng tập trung đầu tư vào phát triển kinh tế để tận dụng những điều kiện sẵn có của huyện đồng thời thực hiện các đề án phát triển kinh tế của toàn tỉnh và của huyện, đưa huyện Phổ Yên trở thành trung tâm kinh tế văn hoá phía Nam của tỉnh Thái Nguyên và phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trở thành trung tâm của vùng về phát triển công nghiệp; dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; có cơ cấu kinh tế hiện đại (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp); có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông. Do đó, từ năm 2000 trở đi thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI, XVII, XVIII và Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần XXVII, XXVIII quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên diễn ra với tốc độ nhanh trên quy mô toàn huyện.

Với nhu cầu đó việc xây dựng mở rộng các cụm công nghiệp và xây mới các khu công nghiệp đặt ra một nhu cầu lớn về mặt bằng xây dựng. Vì vậy, trong những năm qua huyện Phổ Yên đã thực hiện đẩy mạnh công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng phục vụ cho phát triển kinh tế điều này đã gây sức ép trực tiếp tới quỹ đất của toàn huyện. Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay đã và đang tiến hành giải phóng mặt bằng, xây dựng 4 khu công nghiệp, 7 cụm công nghiệp và nhiều dự án về cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

66

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hạ tầng điện, đường, trường trạm… hầu hết các dự án này đều được tiến hành trên cơ sở lấy quỹ đất nông nghiệp làm mặt bằng xây dựng. Cụ thể như sau:

Khu công nghiệp Nam Phổ Yên thuộc xã Trung Thành, xã Thuận Thành, phía Nam Phổ Yên, giáp cảng Đa Phúc, nằm dọc hai bên trục đường Quốc Lộ 3 và điểm đấu nối đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, giáp huyện Sóc Sơn Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu công nghiệp Nam Phổ Yên được ghi trong Danh mục chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (giai đoạn 2006- 2010) ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. KCN Nam Phổ Yên được xác định mở rộng quy mô diện tích trên cơ sở 02 KCN xã Trung Thành; KCN Nam Phổ Yên xã Thuận Thành và KCN Tân Đồng theo Quyết định số 88/2004/QĐ-UB ngày 13/01/2004 về việc Phê

duyệt phương án quy hoạch chung các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Khu

công nghiệp bao gồm các khu sau: Khu A: Thuộc xã Trung Thành - diện tích khoảng 50 ha được xác định trên cơ sở KCN Trung Thành; Khu B: Thuộc xã Thuận Thành - diện tích khoảng 100 ha được xác định trên cơ sở (bao gồm diện tích của các doanh nghiệp: CTy CP Quân Thành; CTy CP thực phẩm đồ uống Vĩnh Phúc, Cty CP PRIME Phổ Yên, Cty CP Xuân Kiên (VINAXUKI); Khu C: Thuộc xã Trung Thành - diện tích khoảng 50 ha được xác định trên cơ sở KCN Trung Thành. Tính đến hết năm 2013 KCN Nam Phổ Yên đã đầu tư xây dựng 146ha và 95% diện tích đất đầu tư xây dựng KCN Nam Phổ Yên được lấy từ quỹ đất nông nghiệp dọc đường Quốc lộ 3.

Khu công nghiệp và sinh thái Tây Phổ Yên: xây dựng trên địa bàn xã Đắc Sơn, Minh Đức, Thành Công với quy mô hơn 413ha, bao gồm hai khu: KCN công nghệ cao Tây Phổ Yên diện tích 200ha và KCN quốc phòng có diện tích 213ha. Đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

67

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là khu công nghiệp được quy hoạch xây dựng trên phần đa là đất đồi núi chiếm khoảng 80%, còn trên đất nông nghiệp chỉ khoảng 20%.

Khu công nghiệp Điềm Thụy thuộc hai huyện Phổ Yên và Phú Bình. Diện tích quy hoạch thuộc địa phận huyện Phổ Yên khoảng 40ha.

Tổ hợp KCN, chế xuất, đô thị mới Yên Bình: diện tích quy hoạch thuộc huyện Phổ Yên là 5000ha nằm trên địa phận xã Hồng Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong, Đông Cao. Đến hết năm 2013 huyện Phổ Yên đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho Khu công nghiệp Yên Bình là 200ha, KCN Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Văn bản số 1645/TTg-KTN ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ nằm trên địa bàn hai huyện Phổ Yên và Phú Bình. Khu công nghiệp yên bình có hệ thống giao thông thuận lợi: cách thành phố Thái Nguyên 20 km, cách sân bay Nội Bài 25 km về hướng Tây Nam và cách trung tâm Hà Nội 50 km. Nằm sát với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Đây là khu công nghiệp được xây dựng trên 1/3 diện tích là đất nông nghiệp còn lại là đất đồi núi và đất trồng rừng của huyện.

Bên cạnh các KCN trên địa bàn huyện Phổ Yên đã và đang hình thành nhiều cụm công nghiệp nhỏ như: Cụm cảng Đa Phúc thuộc địa phận xã Thuận Thành với diện tích quy hoạch là 95,4ha, đến hết năm 2013 đã đầu tư 44,2ha; Cụm công nghiệp Tân Hương thuộc xã Tân Hương diện tích quy hoạch là 12ha đã đầu tư 11,1ha, dự kiến tiếp tục mở rộng thêm 10ha khi Công ty D&S có nhu cầu; Cụm công nghiệp Tân Trung - Thống Thượng thuộc xã Đắc Sơn. Diện tích quy hoạch 48ha và đã đầu tư khai thác hết diện tích trên vào năm 2010; Cụm công nghiệp Vân Thượng, thuộc xã Hồng Tiến, diện tích quy hoạch là 69ha được chia thành hai cụm: Cụm A 47ha và cụm B 22 ha, hiện nay đã đầu tư khai thác hơn 30ha; Điểm công nghiệp Bãi Bông thuộc thị trấn Bãi Bông với diện tích quy hoạch 4ha, gồm hai cụm nhỏ là 13A 2ha và 13B có diện tích 2ha. Đến hết năm 2013 đã đầu tư 2ha để xây dựng Công ty giấy Trường Xuân; Cụm khai thác than tại xã Phúc Thuận, diện tích quy hoạch là 18ha. Tính đến hết năm 2013 huyện vẫn tiếp tục công tác giải phóng mặt bằng xây dựng ccơ sở vật chất để đi vào hoạt động.

Không chỉ các Khu công nghiệp mọc lên trên quỹ đất nông nghiệp mà nhiều khu thương mại du lịch, các dự án bắt đầu được triển khai đã gây sức ép lớn đối với quỹ đất của huyện nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Điển hình như xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

68

http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khu du lịch sinh thái hồ Suối Lạnh thuộc địa phận xã Minh Đức với tổng diện tích là 125ha; Xây dựng hồ thuỷ điện Nước Hai tại xã Phúc Thuận với diện tích 300ha; Khu du lịch sinh thái quốc tế D&S tại xã Tân Hương 13ha; Khu du lịch quốc tế xanh tại xã Nam Tiến 1ha; Xây dựng mở rộng chợ Ba Hàng thành trung tâm chợ -siêu thị lớn 2,6ha. Đây là các dự án đã được tiến hành giải phóng mặt bằng và đi vào thi công. Trong những năm tới huyện Phổ Yên còn tiếp tục thực hiện nhiều dự án khác như: Quy hoạch phát triển du lịch Nam Hồ Núi Cốc với diện tích 100ha nhằm khai thác lợi thế của tuyến đường hầm Tam Đảo sẽ được đầu tư xây dựng trong những năm tới;

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 (Trang 70 -70 )

×