6. Bố cục nội dung luận văn
1.3. Khái quát tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên
trƣớc năm 1997
Tính đến năm 1997 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25667,63ha, trong đó:
Đất nông nghiệp là 13.995,39ha chiếm 54,5% Đất phi nông nghiệp là 9672,24ha chiếm 37,7%; Đất chưa sử dụng là 2000ha chiếm 7,8%;
Từ khi giành được chính quyền sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, cùng với việc thi hành các chính sách ruộng đất, sở hữu và sử dụng ruộng đất ở huyện Phổ Yên đã có những thay đổi lớn lao. Ruộng đất từ chỗ tập trung trong tay thực dân Pháp, địa chủ, phú nông… người nông dân không có hoặc có rất ít ruộng đất tới chỗ ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước, người nông dân làm chủ trên mảnh ruộng được giao. Những thay đổi đó đã tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên có những bước tiến lớn. Người nông dân từ chỗ chỉ áp dụng những biện pháp lạc hậu để khai thác ruộng đất tới chỗ đẩy mạnh sử dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, đưa giống mới vào sản xuất… tạo điều kiện thâm canh tăng vụ.
Cũng như các huyện, tỉnh khác trong cả nước, đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên được sử dụng vào bốn mục đích chính: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất đồng cỏ phục vụ chăn nuôi; Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất lâm nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đất trồng cây hàng năm: Bao gồm phần diện tích đất nông nghiệp dành để trồng cây các loại cây ngắn ngày bao gồm: diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồng lúa cộng với trồng màu, diện tích đất gieo mạ, diện tích đất nương rẫy, diện tích đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm: Là toàn bộ diện tích đất được dùng để trồng các cây dài ngày, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều lần và có chi phí kiến thiết cơ bản đáng kể: như trồng, mía, chuối, vải, nhãn...
Đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: Là loại đất dùng chủ yếu cho chăn nuôi đó là diện tích đất chuyên trồng có cho chăn nuôi, đất đồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch, cải tạo và chăm sóc nhằm mục đích nuôi gia súc.
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vào mục đích nuôi tôm có, nuôi trồng thuỷ sản khác như: ao, hồ, đầm. Ngoài ra các loại đất mặt nước có thể nuôi thuỷ sản nhưng không nhằm mục đích thuỷ sản như các hồ sông phục vụ chủ yếu cho thuỷ lợi trong nông nghiệp.
Phổ Yên là một trong những huyện có nhiều thế mạnh để phát triển các loại cây trồng hàng năm nhưng việc sử dụng các loại đất để phát triển các loại cây này còn chưa hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí tiềm năng đất đai. Nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp với thổ nhưỡng của vùng và có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương… nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, mặc dù sản lượng cây trồng có tăng nhưng lại thất thường không ổn định, giá cả còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nông sản. Người nông dân vẫn đứng trước nỗi lo mất giá mỗi khi hoa quả được mùa. Nên vấn đề đặt ra là làm sao để xây dựng được những quy hoạch mang tính chất chiến lược, phải tính toán được đầu ra cho sản phẩm để tránh tình trạng “đuợc mùa mất giá” và khai thác triệt để nguồn đất trồng cây hàng năm tránh lãng phí, hoang hoá đất.
Đất lâm nghiệp: Trước năm 1997 lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp của huyện Phổ Yên vẫn chưa có điều kiện phát triển mạnh. Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp rất lớn nhưng chưa có biện pháp khai thác hiệu quả vì vậy sản xuất lâm nghiệp chưa có vai trò nhiều trong giá trị của ngành nông nghiệp nói chung. Trong giai đoạn này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhân dân vẫn chủ yếu dựa vào diện tích rừng tự nhiên hiện có khoảng 679,6ha vừa khai thác và vừa bảo vệ nguồn lợi từ rừng phòng hộ này. Riêng đối với rừng sản xuất trong giai đoạn này chưa có nhiều biện pháp khai thác hiệu quả do vậy đất có điều kiện trồng và phát triển rừng vẫn còn bỏ trống nhiều do đó mới có hiện tượng diện tích đất chưa sử dụng của huyện trước năm 1997 lên tới hơn 2000ha.
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 54,5% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, Phổ Yên có nguồn đất tương đối lớn để phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua với hơn 13.000 ha đất sản xuất nông nghiệp nhân dân trong huyện đã sử dụng quỹ đất này để phát triển các loại cây trồng hàng năm, trồng lúa, lúa màu; phát triển các cây trồng lâu năm và tận dụng diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện vẫn là tiềm năng của huyện và đang được chú trọng đầu tư phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.3: Đặc điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 1997 Loại đất nông
nghiệp Diện tích (ha) Đặc điểm thổ nhƣỡng Loại cây trồng dụng đất hiện tại Phƣơng án sử
Tổng 12.586,27
1.Đất trồng cây
hàng năm 8.160,44
Có độ dốc nhỏ hơn 30
và tầng đất dày trên 110cm. Bao gồm các loại đất: Đất phù sa được bồi ở ven sông Cầu và sông Công; đất phù sa có tầng loang lổ; đất phù sa sông suối
Trồng lúa, rau màu thực phẩm, đậu, lạc, ngô, khoai…
2lúa + 1 màu; 2 lúa; chuyên màu
2.Đất trồng cây lâu
năm 1.425
Bao gồm các loại đất: đất đỏ vàng trên sét; đất vàng nhạt trên đá cát
Chè, Cây ăn quả (vải, nhãn, hồng, chanh, bưởi…)
Chuyên chè; Xen canh các loại cây ăn quả
3.Đất vườn tạp 2.651,13 Đất dốc tụ, đất có tầng dày >100cm, có độ dốc <80 Phát triển các loại rau màu,
chè, cây ăn quả 4.Đất có vườn cỏ
dùng trong chăn nuôi 35,2
Bao gồm các loại đất như đất đỏ vàng trên sét, đất vàng nhạt trên đá cát
5.Đất mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản 314,5 Chủ yếu là các đầm, hồ, các cánh đồng trũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phần lớn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên được khai thác và đưa vào sử dụng với mục đích phát triển cây hàng năm chiếm 8.160,44 ha tổng quỹ đất nông nghiệp toàn huyện. Trong đó chủ yếu để phát triển các loại cây lương thực có hạt và cây công nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, khoai sắn, đậu tương… Đất vườn tạp, có diện tích lớn thứ hai trong tổng quỹ đất nông nghiệp của huyện nhưng chưa được đẩy mạnh khai thác, nguồn đất này chủ yếu sử dụng để phát triển cây rau màu, cây ăn quả trong quy mô hộ gia đình. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Phổ Yên cần đưa ra những biện pháp hợp lý để tối ưu hoá quỹ đất này phục vụ cho phát triển nông nghiệp.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản đang được coi là tiềm năng của huyên nhưng quỹ đất sử dụng vào mục đích này chỉ có 314,5 ha, nó chưa tương xứng với định hướng phát triển ngành này trong những năm tới của toàn huyện. Quỹ đất giành cho đồng cỏ có diện tích thấp nhất 35,2 ha điều này ảnh hưởng khá lớn tới mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp của huyện trong những năm tới là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên tương xứng với tiềm năng có được từ trồng trọt.
Trước năm 1997, mặc dù đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ lệ thấp nhưng trong tương lai nhu cầu về các loại đất này sẽ tăng lên. Nó sẽ trở thành nguyên nhân gây sức ép trực tiếp cho đất nông nghiệp. Vì vậy cần phải có biện pháp sử dụng đất tiết kiệm trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp.
Để có được nền kinh tế phát triển thì cơ sở hạ tầng cần thay đổi, nhiều hệ thống giao thông thuỷ lợi sẽ được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Sức ép lớn trong việc giành quỹ đất để nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đuờng hiện có và xây dựng các tuyến đường từ trục lộ đến các đường trong khu dân cư, công trình thuỷ lợi, hệ thống mương máng, hồ đập trong thời gian tới sẽ yêu cầu quỹ đất rất lớn và không tránh khỏi lấy vào đất nông nghiệp. Thực tế đó đòi hỏi các cấp chính quyền phải xây dựng những chính sách quy hoạch hợp lý để tránh tình trạng xâm lấn đất nông nghiệp một cách tự do, bất hợp lý và thiếu khoa học.
Hiện tượng mua bán, tích tụ, tập trung ruộng đất một cách tự do đang có xu hướng gia tăng và ngày một phổ biến trên phạm vi huyện Phổ Yên nói riêng và cả nước nói chung. Thực trạng đó một mặt phản ánh xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, mặt khác cũng làm nảy sinh những vấn đề phức tạp. Phần lớn quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyển nhượng ruộng đất diễn ra dưới hình thức mua bán trao tay, không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Phần lớn các gia đình vì có con cái thoát li, không có lao động mà phải bán hoặc cho thuê ruộng đất. Trong quá trình trao đổi mua bán ruộng đất, hầu hết người bán và người mua đã quen biết nhau nên chỉ trao đổi qua tay mà không trên giấy tờ và có sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cho thuê thì sau mỗi vụ thu hoạch thường là người đi thuê ruộng sẽ trả một phần thóc cho người chủ ruộng. Ví dụ như gia đình ông Hoàng Văn Toàn ở xóm Đình, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên có tổng 12 sào ruộng, do con cái ông thoát ly làm công chức nên toàn bộ gia đình chuyển lên thành phố Thái Nguyên sinh sống. Tổng số 12 sào ruộng của gia đình ông Toàn cho năm người thuê gồm: gia đình chị Nguyễn Thị Thiết (hai sào), gia đình chị Dương Thị Tuyết (3 sào), gia đình chị Dương Thị Hải (3 sào)… Theo ông Toàn, mỗi một sào thuê như vậy, người đi thuê trả cho người có ruộng (cụ thể là ông Thành) 2,5 nồi trên một sào (mỗi nồi là 25 kg), tức là một sào người thuê phải trả 62,5 kg. Tuy nhiên, ông Toàn phải đóng các khoản thuế ruộng, các loại phí cho uỷ ban nhân dân xã Tân Hương. Tình trạng tập trung mua bán, tích tụ ruộng đất một cách tự do kéo dài sẽ gây nên khó khăn cho nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Cũng như nhiều địa bàn khác trên tỉnh Thái Nguyên, trong những năm gần đây, tại huyện Phổ Yên, phương thức khai thác và sử dụng ruộng đất còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là tình trạng manh mún của ruộng đất dưới tác động của chính sách khoán ruộng theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, đó là tình trạng để lãng phí tiềm năng đất nông nghiệp, tình trạng tích tụ ruộng đất một cách tự do đang có xu hướng gia tăng… Thực trạng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được xem xét và giải quyết kịp thời, nhằm đưa nền nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá có tính chất bền vững.
Hơn nữa trước năm 1997, tình hình khai thác nguồn đất chưa sử dụng của huyện Phổ Yên vẫn chưa được đẩy mạnh và chưa thu được hiệu quả cao do trình độ kĩ thuật, công nghệ còn yếu kém nên quỹ đất chưa sử dụng của toàn huyện vẫn còn hơn 2000ha. Quỹ đất này có nhiều yếu tố rất thuận lợi để phát triển các trang trại chăn nuôi lớn, phát triển cây lâu năm và khai thác phát triển du lịch. Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách ưu đãi khuyến khích nhân dân khai hoang đưa vào sản xuất để mở rộng thêm diện tích đất nông nghiệp cho địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu kết chƣơng 1
Phổ Yên là một huyện nông nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, và của các tỉnh vùng núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Tuy là một huyện nằm ở trung du và miền núi Phía Bắc nhưng Phổ Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp hàng hoá đa dạng và phong phú. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia thành hai vùng rõ rệt. Vùng phía Đông (tả ngạn sông Công ) gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, độ phì của đất tốt nên đây là vùng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Với vị trí địa lý thuận lợi Phổ yên có điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện, dễ dàng giao lưu với bên ngoài, tiếp thu nhanh tiến bộ xã hội nâng cao dân trí đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, huyện Phổ Yên đã và đang trở thành nơi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước rất mạnh để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp và đô thị với tốc độ nhanh là nhân tố sẽ gây sức ép lớn đối với đất đai của huyện đặc biệt là đất nông nghiệp, đây cũng là những yếu tố tác động mạnh đến vấn đề khai thác và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay.
Từ năm 2000 đến nay trên địa bạn huyện đã hình thành nhiều khu công nghiệp mới, các điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ. Quỹ đất dành cho mục đích này rất lớn và không ngừng tăng lên. Việc nâng cấp và làm mới hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình văn hoá phúc lợi…cũng đòi hỏi một quỹ đất đáng kể. Sự gia tăng dân số và sự hình thành các khu đô thị, khu tái định cư phải cần một quỹ đất lớn để xây dựng nhà ở, bố trí sắp xếp lại dân cư, mà hầu hết nguồn đất này được lấy ra từ quỹ đất nông nghiệp.
Nhu cầu sử dụng quỹ đất cho các mục đích trên sẽ gây áp lực lớn đến đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa. Đó là điều bất khả kháng đối với một huyện có lợi thế phát triển công nghiệp và đang trong thời kỳ đô thị hoá mạnh. Điều quan trọng là trong phương án quy hoạch, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác phải xem xét cân nhắc kỹ lưỡng theo hướng tận dụng triệt để không gian. Vì vậy, trong mỗi hợp phần quy hoạch phải đảm bảo khai thác quỹ đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm đạt hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012