Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.Đánh giá kết quả thử nghiệm

Để tìm hiểu và đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành: - Khảo sát trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ, trí tưởng tượng không gian tương đương.

- Quan sát học sinh trong quá trình dạy thực nghiệm. - Kiểm tra sau mỗi tiết thực nghiệm.

Kết quả thu được như sau:

- Không khí giờ dạy ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, học sinh lớp thực nghiệm nhanh chóng tiếp thu được khái niệm mới và các ví dụ các em đưa ra phong phú hơn lớp đối chứng.

- Với học sinh lớp thực nghiệm, giáo viên mô tả, giải thích, gợi ý trong giờ học ít hơn trong khi ở lớp đối chứng có những tình huống phải nhắc lại, giải thích lại học sinh mới có thể hiểu được.

- Trong quá trình chấm bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm làm bài tốt hơn so với lớp đối chứng.

Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra 1:

Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số lượng % Số lượng % 10 6 20,0 4 12,7 9 14 46,7 6 18,8 8 7 23,3 12 37,5 7 3 10,0 6 18,7 6 0 0 3 9,4 5 0 0 1 3,1 0 – 4 0 0 0 0 Tổng số: 30 100 32 100

85

Từ kết quả trên tính được điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 8,77 và điểm trung bình của lớp đối chứng là 7,97.

Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra 2:

Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số lượng % Số lượng % 10 3 10,0 1 3,1 9 8 26,7 6 18,8 8 14 46,7 12 37,5 7 4 13,3 10 31,3 6 1 3,3 3 9,3 0 – 5 0 0 0 0 Tổng số: 30 32

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 8,27 và điểm trung bình của lớp đối chứng là 7,75.

3.5. Kết luận chương 3

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dụng phần mềm Geospace vào việc hỗ trợ dạy học nội dung hình học không gian đem lại kết quả tích cực, tạo được hứng thú cho người học, giảm được những khó khăn và sai lầm của học sinh khi học hình học không gian, qua đó góp phần phát triển được trí tưởng tượng không gian cho các em. Những mô hình được thiết kế có thể cung cấp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông để giảng dạy nhằm hỗ trợ phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh.

86

KẾT LUẬN

Luận văn “Sử dụng phần mềm Geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông” đã đạt được các kết quả chính sau đây:

1. Làm sáng tỏ hiệu quả của việc sử dụng phần mềm hình học động vào việc phát triển trí tưởng tượng không gian khi dạy học nội dung hình học không gian cho học sinh trung học phổ thông.

2. Tìm hiểu về phần mềm Geospce và thiết kế một số mô hình hình không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông.

3. Soạn hai giáo án theo hướng sử dụng phần mềm Geospace làm phương tiện dạy học.

4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các giáo án đề xuất.

Từ những kết quả trên, có thể kết luận nhiệm vụ nghiện cứu đã được hoàn thành, giả thiết khoa học đặt ra trong luận văn là chấp nhận được.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Hình học 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Hình học 11 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Hình học 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Bắc Giang.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Hình học 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Hình học 11 – Sách giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Hình học 11 nâng cao – Sách giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2003), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Toán 11, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.

8. Văn Như Cương, Phan Văn Viện, Phạm Khắc Ban (1998), Bài tập Hình

học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Tạ Mân (2013), Bài tập Hình học 11 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mân (2010), Bài tập Hình học 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, Bắc

Giang.

11. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Hà Thanh, Khu Quốc Anh, Trần Văn Hạo (2013), Bài tập Hình học 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hải

Dương.

12. Phan Huy Khải (1999), Toán nâng cao Hình học 11, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

88

13. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Văn Thường (1994), Phương pháp dạy học môn Toán – Dạy học những nội dung cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Bùi Văn Nghị (2011), Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung

cụ thể môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Nguyễn Thanh Nhàn (2009), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geoplane- Geospace và ứng dụng trong dạy học toán 12, Tây Ninh.

17. Đào Tam (2012), Phương pháp dạy học Hình học ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

18. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Đào Văn Trung, người dịch Nguyễn Văn Mậu (1996), Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Mạnh Tuấn (2010), “Trí tưởng tượng không gian và việc phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh những năm đầu tiểu học (lớp 1, 2) bằng phần mềm giáo dục”, Tạp chí Giáo dục, (248), tr. 7-10. 21. Ủy ban Châu Âu (2011), Giáo dục Toán học ở Châu Âu, các thách thức

chung và các chính sách quốc gia, Brussel.

22. Phan Gia Anh Vũ (1998), Bài giảng phương tiện dạy học, Đại học Sư

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT GEOSPACE

Mở file GeoplaneGeospace 2009.exe trên đĩa CD gửi kèm luận văn. Xuất hiện cửa sổ cài đặt, bấm liên tiếp vào các nút Next cho đến khi quá trình cài đặt hoàn thành, bấm vào nút Finish.

Sau khi cài đặt xong, bấm vào biểu tượng trên màn hình hoặc vào

Start/All Programs/Geoplane-Geospace để khởi động chương trình, sẽ xuất

hiện của sổ sau:

Để mở một file đã có, vào File/Open a figure of the space và chọn đường dẫn đến file hoặc bấm theo hình sau:

Phụ lục 2. CÁCH BẤM PHÍM TRÌNH CHIẾU CÁC FILE SỬ DỤNG TRONG MỤC 2.2

Tên thư mục chứa các file trong đĩa CD: Hinh ve muc 2.2

Chú ý: Để không thay đổi file gốc, sau khi trình chiếu xong bấm Close và chọn No trong ô thoại như hình sau:

Hoặc nếu muốn ghi lại sự thay đổi, hãy chọn File/Save as để lưu file dưới tên khác.

1. Hình chóp ngũ giác: Tên file: 1. hinh chop ngu giac.g3w

Bấm phím C: hiện/ẩn hình chóp

Bấm phím H: ẩn/hiện mặt phẳng chứa đáy

Bấm phím 2, sau đó ấn phím mũi tên lên/xuống để xoay tròn hình chóp Bấm vào nút trên thanh công cụ có dạng hình khối/hình biểu diễn

Bấm phím M: hiện/ẩn hình khai triển của hình chóp.

Bấm phím 3, sau đó ấn mũi phím tên lên/xuống để trải hình khai triển lên mặt phẳng.

Để xem các lệnh đã được thiết lập, bấm nút trên thanh công cụ

Sau dòng COMMANDS là các lệnh trình chiếu được thiết lập để sử dụng bằng bàn phím.

2. Hình tứ diện: Tên file: 2. tu dien.g3w

Bấm phím H: ẩn/hiện mặt phẳng đáy

Bấm phím B: tô màu/bỏ tô màu cho tam giác ACD Bấm phím C: tô màu/bỏ tô màu cho tam giác ABD Bấm phím D: tô màu/bỏ tô màu cho tam giác ABC Bấm phím 1, kết hợp phím mũi tên: xoay tứ diện Bấm phím 2, kết hợp phím mũi tên: xoay tứ diện

3. Hình chóp cụt: Tên file: 3. hinh chop cut.g3w

Bấm phím H: hiện/ẩn thiết diện A’B’C’D’E’ và chia hình chóp thành 2 phần Bấm phím 2, sau đó sử dụng phím mũi tên để di chuyển hình chóp nhỏ S.A’B’C’D’E’

Bấm phím M: ẩn/hiện đi hình chóp nhỏ

Bấm phím 1, kết hợp phím mũi tên: xoay hình chóp cụt

4. Hình lăng trụ ngũ giác: Tên file: 4. lang tru ngu giac.g3w

Bấm các phím số từ 1 đến 6: tô màu/xóa tô màu các mặt của lăng trụ Bấm phím X liên tục: xoay lăng trụ quanh Ox

Bấm phím Y liên tục: xoay lăng trụ quanh Oy Bấm phím Z liên tục: xoay lăng trụ quanh Oz

Bấm nút : thay đổi dạng hình khối/hình biểu diễn

5. Hình hộp và mặt chéo tam giác:

Tên file: 5. hinh hop va mat cheo tam giac.g3w

Bấm phím A: hiện/ẩn mặt chéo tam giác ứng với đỉnh A Bấm phím C: hiện/ẩn mặt chéo tam giác ứng với đỉnh C’ Bấm phím D: hiện/ẩn đường chéo AC’

Bấm phím 1: làm “trong suốt” mặt ABCD (để các đường bị che bởi ABCD trở thành đưởng nhìn thấy)

Bấm phím 2: làm trong suốt A’B’C’D’ Bấm phím 3: làm trong suốt ABB’A’ Bấm phím 4: làm trong suốt BCC’B’ Bấm phím 5: làm trong suốt CDD’C’

Bấm phím 6: làm trong suốt DAA’D’ Bấm phím X: xoay hình hộp

6. Hình đa diện 1: Tên file: 6. hinh da dien 1.g3w

Bấm nút : thay đổi dạng hình khối/hình biểu diễn Bấm phím 1, kết hợp phím mũi tên: xoay hình

Bấm phím 2, kết hợp phím mũi tên: xoay hình

7. Hình đa diện 2: Tên file: 7.hình da dien 2.g3w

Bấm nút : thay đổi dạng hình khối/hình biểu diễn Bấm phím 1, kết hợp phím mũi tên: xoay hình

Bấm phím 2, kết hợp phím mũi tên: xoay hình

8. Vị trí tương đối của mặt cầu và mặt phẳng:

Tên file: 8. mat cau va mat phang.g3w

Bấm phím mũi tên lên/xuống để di chuyển mặt phẳng.

9. Bát diện đều tạo từ trung điểm các cạnh của tứ diện đều :

Tên file: 9. tu dien deu va bat dien deu.g3w

Bấm phím X, hoặc Y, hoặc Z để xoay tứ diện đều theo các hướng khác nhau Bấm phím 1: hiện/ẩn trung điểm của các cạnh của tứ diện

Bấm phím 2: hiện/ẩn bát diện đều

Bấm phím 3: hiện/ẩn bát diện dưới dạng các mặt được gạch chéo Bấm phím H: ẩn/hiện tứ diện đều.

10. Bát diện đều tạo từ tâm các mặt của hình lập phương :

Tên file: 10. lap phuong va bat dien deu.g3w

Bấm phím X, hoặc Y, hoặc Z để xoay lập phương theo các hướng khác nhau Bấm phím 1: hiện/ẩn tâm của các mặt của lập phương

Bấm phím 2: hiện/ẩn bát diện đều

Bấm phím 3: hiện/ẩn bát diện dưới dạng các mặt được gạch chéo Bấm phím H: ẩn/hiện lập phương.

11. Lập phương tạo từ trung điểm các cạnh của bát diện

Tên file: 11. lap phuong noi tiep bat dien deu.g3w

Bấm phím X, hoặc Y, hoặc Z để xoay bát diện đều theo các hướng khác nhau Bấm phím 1: hiện/ẩn trung điểm của các cạnh của bát diện

Bấm phím 2: hiện/ẩn lập phương

Bấm phím 3: hiện/ẩn lập phương dưới dạng các mặt được gạch chéo Bấm phím H: ẩn/hiện bát diện ban đầu.

Phụ lục 3. CÁCH BẤM PHÍM TRÌNH CHIẾU CÁC FILE SỬ DỤNG TRONG MỤC 2.3

Tên thư mục chứa các file trong đĩa CD: Hinh ve muc 2.3

Bài toán 1: bai toan 1.g3w

Bấm phím T, sau đó bấm phím mũi tên lên/xuống để xoay hình

Bấm phím B, sau đó bấm phím mũi tên đi lên để “mở” mặt (SBC) và quan sát bên trong hình chóp (bấm mũi tên đi xuống thì “đóng” lại mặt (SBC)).

Bấm phím 3: Hiện lại mặt SBC ở vị trí ban đầu

Bấm phím A, sau đó bấm phím mũi tên để “mở” mặt (SAB) và quan sát bên trong hình chóp

Bấm phím 2: Hiện lại đi mặt SAB ở vị trí ban đầu

Bấm phím C, sau đó bấm phím mũi tên để “mở” mặt (SCD) và quan sát bên trong hình chóp

Bấm phím 4: Hiện mặt SCD của hình chóp

Bấm phím O: Hiện/ẩn (SAC) và điểm O là giao điểm của AC và BD Bấm phím S: Hiện/ẩn SO

Bấm phím I: Hiện/ẩn giao điểm I của NC và (SDM)

Bài toán 2: bai toan 2.g3w

Bấm phím X, sau đó bấm phím mũi tên lên/xuống để xoay hình

Bấm phím 1: ẩn/ hiện mặt ABCD Bấm phím 2: ẩn/ hiện mặt SAB Bấm phím 3: ẩn/ hiện mặt SBC Bấm phím 4: ẩn/ hiện mặt SCD Bấm phím 5: ẩn/ hiện mặt SAD

Bấm phím D: hiện/ẩn (SBD) và giao tuyến d của (SBD) và (AMN) Bấm phím E: hiện/ẩn giao điểm E của BD và AN

Bấm phím O: hiện/ẩn (SAC), giao điểm O của AC và BD, giao tuyến SO của (SAC) và (SBD)

Bấm phím I: hiện/ẩn giao điểm F của SO và AM, giao điểm I của SD và (AMN)

Bài toán 3: bai toan 3.g3w

Bấm phím mũi tên để xoay hình Bấm phím 1: ẩn/ hiện mặt ABCD Bấm phím 2: ẩn/ hiện mặt SAB Bấm phím 3: ẩn/ hiện mặt SBC Bấm phím 4: ẩn/ hiện mặt SCD

Bấm phím I: hiện/ẩn giao điểm I của AD và MN

Bấm phím J: hiện/ẩn giao điểm J của AC và MN, giao điểm E của JK và SA Bấm phím G: hiện/ẩn giao tuyến của (SAD) và (MNK)

Bài toán 4: bai toan 4.g3w

Bấm phím 1, sau đó bấm phím mũi tên để xoay hình Bấm phím A: hiện/ẩn giao điểm O của AC và BD

Bấm phím B: hiện/ẩn SO và giao điểm I của SO và AC1

Bấm phím C: hiện/ẩn giao điểm D1 của SD và (ABC1) Bấm phím D: hiện/ẩn thiết diện ABC1D1

Bấm phím T: tô màu thiết diện

Bài toán 5: bai toan 5.g3w

Bấm và giữ chuột vào điểm M trên màn hình để di chuyển điểm M Bấm phím M: hiện/ẩn miền tam giác MNK

Bấm phím T: hiện/ẩn thiết diện của hình hộp cắt bởi (MNK)

Bài toán 6:

(Chú ý: Bấm phím theo đúng thứ tự)

a) Phân chia khối chóp ngũ giác: bai toan 6a.g3w Bấm phím A: tạo khối SABE

Bấm phím 1, sau đó bấm phím mũi tên để di chuyển khối SABE Bấm phím B: tạo khối SBCE

Bấm phím 2, sau đó bấm phím mũi để di chuyển khối SBCE Bấm phím 3, sau đó bấm phím mũi tên để di chuyển khối SCDE b) Phân chia khối hộp: bai toan 6b.g3w

Bấm phím A: tạo khối BA’B’C’

Bấm phím 1, sau đó bấm phím mũi tên để di chuyển khối BA’B’C’ Bấm phím B: tạo khối BCDC’

Bấm phím 2, sau đó bấm phím mũi tên để di chuyển khối BCDC’ Bấm phím C: tạo khối DA’C’D’

Bấm phím 3, sau đó bấm phím mũi tên để di chuyển khối DA’C’D’ Bấm phím D: tạo khối ABDA’

Bấm phím 4, sau đó bấm phím mũi tên để di chuyển khối ABDA’

Bài toán 7:

a) Gợi ý để phân chia trường hợp: bai toan 7a.g3w Bấm phím mũi tên để thay đổi vị trí các mặt phẳng b) Trường hợp 1: bai toan 7b.g3w

Bấm phím mũi tên để thay đổi vị trí các mặt phẳng Bấm phím K: hiện/ẩn khối 14 mặt (kẻ sọc)

c) Trường hợp 3: bai toan 7c.g3w

Bấm phím mũi tên để thay đổi vị trí các mặt phẳng Bấm phím K: hiện/ẩn khối 14 mặt (kẻ sọc)

Bấm phím H: ẩn/hiện khối lập phương

Bài toán 8: bai toan 8.g3w

Bấm phím mũi tên lên/xuống để di chuyển điểm C Bấm phím 1: hiện/ẩn trọng tâm G

Bấm phím G: để lại vết của điểm G, sau đó bấm phím mũi tên lên/xuống để có quỹ tích

Chú ý: Muốn thoát khỏi chế độ để lại vết, phải bấm nút trên thanh công cụ và tiếp tục sử dụng được các chức năng khác.

Bấm phím 2: hiện/ẩn trực tâm H

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 91)