7. Cấu trúc luận văn
2.1. Định hướng thiết kế mô hình hình học hỗ trợ phát triển trí tưởng
tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông
Hệ thống mô hình được thiết kế đảm bảo một số yêu cầu sau:
a) Giúp học sinh tưởng tượng được những hình không gian cơ bản có trong chương trình hình học phổ thông thông qua việc học sinh được quan sát những hình cơ bản này dưới dạng hình khối và dạng hình biểu diễn ở các góc nhìn khác nhau.
b) Giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng không gian ở một số tình huống sau:
- Tưởng tượng được những bộ phận, những yếu tố bị che khuất bởi những bộ phận khác trong khối hình.
- Tưởng tượng được vị trí tương đối giữ hai hay nhiều hình.
- Tưởng tượng được giao điểm, giao tuyến giữa các khối hình hình học. - Tưởng tượng được quá trình chuyển động của một hình, xác định được vị trí trung gian của nó trong quá trình chuyển động.
c) Giúp học sinh sửa và tránh một số sai lầm thường gặp khi giải toán hình học không gian:
- Nhầm lẫn giữa các chi tiết, quan hệ của hình không gian sang các chi tiết, quan hệ của hình phẳng.
- Vẽ sai hình biểu diễn của một hình không gian.
- Không hình dung được hình thật khi nhìn hình biểu diễn.
- Từ hình biểu diễn cho một trường hợp trong nhiều trường hợp có thể xảy ra đã vội vàng đưa ra kết luận cho bài toán tổng quát.
31
- Không xác định được vị trí tương đối giữa các đối tượng cơ bản trong một hình không gian.
- Không xác định được yếu tố quỹ tích trong một hình không gian thay đổi như thế nào khi yếu tố sinh ra quỹ tích chuyển động.
- Không hình dung được hình không gian khi có thêm nhiều đối tượng xuất hiện làm thay đổi yếu tố nhìn thấy thành bị che khuất, vị trí tương đối của các đối tượng trở nên phức tạp.
d) Với từng dạng mô hình, chúng tôi trình bày cách sử dụng nó trong tình huống dạy học cụ thể nhằm phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh.