Thiết kế mô hình nhằm hỗ trợ cho học sinh hình thành biểu tượng

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Thiết kế mô hình nhằm hỗ trợ cho học sinh hình thành biểu tượng

không gian về các hình khối cơ bản

Khi bắt đầu làm quen với chương trình hình học không gian, học sinh đã tiếp xúc với các khái niệm trừu tượng như điểm, đường thẳng, mặt phẳng. Chẳng hạn khái niệm mặt phẳng được là một khái niệm cơ bản không định nghĩa, mặt phẳng không có độ dày mỏng và không bị giới hạn. Do đó giáo viên chỉ có thể giúp học sinh hình thành khái niệm này bằng con đường thuyết trình và mô tả trực quan bằng các ví dụ trong thực tế. Từ đó học sinh tưởng tượng ra mặt phẳng và nó trở thành một biểu tượng trong trí nhớ. Một số khái niệm khác của hình học không gian cũng được hình thành bằng cách mô tả và giáo viên có thể sử dụng các mô hình trực quan hoặc vật thật trong thực tế. Ví dụ khi dạy về hình chóp, giáo viên có thể chuẩn bị sẵn một vài mô hình. Tuy vậy, các thao tác chúng ta cần thực hiện trên đó như lấy giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng hay xác định thiết diện cũng không dễ làm. Để khắc phục khó khăn này, chúng ta có thể sử dụng phần mềm Geospace thiết kế mô hình của một số hình không gian, từ đó giúp học sinh tưởng tượng được ra hình thật và hình thành trong đầu các biểu tượng, chúng sẽ trở thành các chất liệu cần thiết cho trí tưởng tượng không gian. Nhiệm vụ đặt ra ở đây là phát triển trí tưởng tượng không gian ở cấp độ thấp nhất: quan sát vật thể, mô hình… để hình thành một

32

hình ảnh chung về quan niệm không gian trong đầu óc, và tiến lên một bước trừu tượng thành các biểu tượng không gian.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian nhằm góp phần phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh trung học phổ thông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)