, hạn chế và nguyên nhân của thị trường đất ở trên địa bàn
3.5.2. Những hạn chế, tồn tại
- Thị trường phát triển thiếu bền vững, tỷ lệ giao dịch phi chính quy cao, chiếm khoảng 70-80% các giao dịch về đất ở đô thị.
- Thị trường nóng, lạnh thất thường, giá cả dễ biến động, có nơi có lúc theo hướng nhảy vọt, trong khi tổng giao dịch thực tế không tăng đột biến.
- Còn tồn tại hệ thống hai giá: Giá do nhà nước quy định và giá thị trường.
- Quy trình mua bán phức tạp, qua nhiều khâu trung gian không cần thiết, tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao.
- Thông tin không đầy đủ, thiếu minh bạch và khó tiếp cận.
Những tồn tại trong phát triển thị trường bất động sản dẫn đến tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội, cụ thể:
- Đất đai bị sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí lớn. Việc giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền , nhà cửa xây dựng tràn lan, tùy tiện, cảnh quan môi trường bị phá hủy, đường sá bị lấn chiếm.
- Đất đai bị đẩy giá lên cao do những “cơn sốt đất” gây ra, sốt đất tuy góp phần tăng GDP nhưng lại làm cho chi phí đầu tư xây dựng tăng cao. Nếu chi phí xây dựng đắt cộng thêm thất thoát đầu tư xây dựng nhiều thì tổng chi phí cho tăng trưởng lại cao, dần dần sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
- Ngân sách nhà nước vừa thất thu vừa chịu sức ép lớn về các khoản chi. Thất thu là do các hoạt động giao dịch bất động sản trong khoảng thời gian này chủ yếu là thực hiện qua thị trường ngầm, nhà nước vừa không kiểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
soat được thi trường vừa thất thu về thuế. Sức ép về chi ngân sách ngày càng gia tăng khi đầu tư vào các dự án mới, nhà nước phải thu hồi đất, bồi thường cho các chủ sử dụng đất và đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất. Hiện nay, bồi thường giải phóng mặt bằng đang là một trong những khâu ách tắc nhất trong quy trình hình thành và thực hiện các dự án, đồng thời đòi hỏi ngân sách phải chi ra những khoản rất lớn.