2. Mục đích nghiên cứu
2.2.4. Thực trạng quản lý thị trường đất ở trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
- Về tổ chức bộ máy quản lý thị trường đất ở;
- Các biện pháp quản lý của Nhà nước đối với thị trường đất ở thị xã Bắc Kạn; - Thực trạng quản lý thị trường đất ở.
, hạn chế và nguyên nhân của thị trường đất ở trên địa bàn thị xã Bắc Kạn thị xã Bắc Kạn
2.2.6. Một số giải pháp phát triển thị trường đất ở trên địa bàn thị xã Bắc Kạn
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản
- Thông tin số liệu thứ cấp: thu thập các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội (thực trạng phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển công nghiệp, thị trường đất ở) của vùng nghiên cứu tại UBND, các Sở, phòng ban của tỉnh Bắc Kạn và thị xã Bắc Kạn: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất và một số cơ quan khác.
- Thông tin số liệu sơ cấp: điều tra các thông tin về thị trường đất ở bằng
các phương pháp điều tra nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal) và điều tra có sự tham gia của người dân (Participatory Learning Approaches). Những thông tin thu thập bao gồm những vấn đề có liên quan: sở hữu đất đai, nhu cầu đất ở, … và những yếu tố gây ảnh hưởng, trở ngại tới thị trường đất ở.
Trên cơ sở mẫu phiếu được thiết kế, đề tài tiến hành điều tra 60 hộ có tham gia về mua bán đất ở.
2.3.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Tiến hành thống kê các giao dịch về nhà đất giai đoạn 2011 - 2013 để so sánh, đối chiếu giữa số liệu về giao dịch chuyển nhượng thực tế và số liệu về nguồn cung đất ở từ các Ban Quản lý dự án phát triển đất ở trên đị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ể tìm ra mối quan hệ cung - cầu về đất ở làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định, đánh giá liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Đối với thông tin, số liệu thứ cấp: sau khi được thu thập, toàn bộ những thông tin số liệu này được kiểm tra ở ba khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Sau đó được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị để đánh giá, so sánh và rút ra kết luận.
- Đối với thông tin số liệu sơ cấp: toàn bộ thông tin số liệu đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó sử dụng phần mềm Excell để xử lý các số liệu điều tra thu thập được.
2.3.3. Phương pháp so sánh
So sánh số liệu giữa các năm để từ đó rút ra được nhận xét cũng như đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện các chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội - Thái Nguyên
- Cao Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có
một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;
- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục - huyện Chợ Mới;
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;
Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã hiện tại cũng như trong tương lai.
Hình 3.1: Bản đồ thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
* Địa hình, địa mạo
Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150-200m,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nặm Dật (xã Xuất Hóa) cao 728m, núi Khau Lang
(xã Dương Quang) cao 746m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông. Nhìn
chung thị xã Bắc Kạn có ba dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.
- Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình từ 150 - 160m so với mực nước biển.
- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.
* Khí hậu, thủy văn
Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-230C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 140C.
- Lượng mưa: Mùa mưa ở Bắc Kạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn thị xã đạt 1.436 mm.
- Độ ẩm: Thị xã Bắc Kạn là một trong những vùng có độ ẩm tương đối
cao ở hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89% (tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79% (tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào các tháng cuối mùa đông mà diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nắng: Nhìn chung số giờ nắng bình quân cả thị xã khoảng 1.540 -
1.750 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.
- Gió: Hướng gió chính Tây Nam ở thị xã phụ thuộc vào địa hình thung
lũng; gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.[16]
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số
Dân số toàn Thị xã Bắc Kạn hiện tại có 39.146 người, mật độ dân số trung bình là 286 người/km2
, có 13.178 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị xã trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ dưới 1,1%, so với với toàn tỉnh là 1,03%.
* Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ ở thị xã Bắc Kạn thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, tài chính ngân hàng, bảo hiểm…có tốc độ phát triển nhanh.
* Kinh tế công nghiệp
Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế công nghiệp của thị xã có những phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2013.
* Nông nghiệp
Mặc dù đặc trưng về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông nghiệp kém ưu thế so với các nơi khác, tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp lại để giành cho mục đích mở rộng đô thị và phát triển công nghiệp, dịch vụ, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã vẫn chủ động khắc phục khó khăn giành thắng lợi, duy trì tốt thành tích trong nhiều năm liên tục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trồng trọt: Ngành trồng trọt hiện đang là ngành chính của nông nghiệp,
tạo ra khối lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm lớn. Những năm gần đây trồng trọt đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cơ cấu sản xuất cây trồng với xu thế ổn định cây lượng thực, tăng diện tích và thâm canh mạnh cây chè, cây ăn quả và rau màu. Giá trị sản xuất chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Ngoài lúa, ngô, sắn và cây rau màu trong những năm qua thị xã chú trọng phát triển một số cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây chè với diện tích 59,62 ha, năng suất bình quân đạt 30,19 tạ/ha/năm, phát triển một số cây ăn quả bản địa như cây mơ, mận, đào... chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Chăn nuôi: Nhìn chung, chăn nuôi gia súc, gia cầm của thị xã trong
những năm gần đây có những bước phát triển đáng kể. Chăn nuôi lợn, gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong thị xã; chăn nuôi trâu, bò vừa cung cấp sức kéo, vừa cung cấp thịt cho nội vùng và thị trường đang được mở rộng ra các vùng khác trong tỉnh.
- Lâm nghiệp: Thông qua các chương trình dự án cùng với sự hỗ trợ đầu
tư của tỉnh, thị xã trong những năm qua công tác quản lý, trồng và chăm sóc rừng luôn được quan tâm. Năm 2009 đã quy hoạch 3 loại rừng mang lại kết quả rõ nét trong ngành lâm nghiệp, góp phần lập lại kỷ cương trong công tác khai thác, chế biến lâm sản, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp có nhiều tiến bộ.
- Thuỷ sản: Là một thị xã miền núi nên sản xuất ngành thuỷ sản của thị xã có quy
mô nhỏ. Hiện nay, thuỷ sản ở thị xã Bắc Kạn chủ yếu là nuôi trồng (chiến trên 96%), thuỷ sản khai thác còn nhỏ lẻ và giảm dần do nguồn lợi tự nhiên ngày dần cạn kiệt.[16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
- Thuận lợi:
Về vị trí địa lý, thị xã Bắc Kạn có nhiều thuận lợi hơn so với một số đô thị thuộc vùng núi cao: về khoảng cách, Bắc Kạn gần thủ đô Hà Nội hơn, địa bàn, đất đai, nguồn lực khác thuận lợi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông - lâm nghiệp sinh thái.
So với toàn tỉnh, thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; lao động có trình độ văn hoá, là cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động thị xã cao hơn so mức trung bình của tỉnh và vùng; đội ngũ cán bộ quản lý năng động.
Cơ sở vật chất phục vụ kinh tế - xã hội được tăng cường đáng kể: hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện từ tỉnh đến xã được cải tạo, nâng cấp. Hệ thống bệnh viện tỉnh, trạm xá xã, hệ thống trường học được kiên cố hóa. Hệ thống đô thị, khu dân cư mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng hiện đại. Các khu, cụm công nghiệp được hình thành… tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.
Thị xã Bắc Kạn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ và du lịch nếu được đầu tư thoả đáng và được tổ chức, quản lý hiệu quả.
Một thuận lợi khác phải kể đến, đó là Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan nhằm ưu đãi, khuyến khích, thúc đẩy các tỉnh thuộc vùng TDMNPB, theo đó các khó khăn ở các tỉnh này đều được trung ương đặc biệt quan tâm giải quyết, nhất là những vương mắc trong tiến trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Chính phủ có chủ trương giúp đỡ các tỉnh thuộc vùng này trong các chương trình kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng xoá đói - giảm nghèo, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng tự mình phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng về điều kiện tự nhiên như đất đai, tài nguyên rừng cũng như tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguyên du lịch,... - Khó khăn:
Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn. Đặc biệt là đồng bào dân tộc ở những bản xa trung tâm thuộc 4 xã ngoại thị của thị xã.
Quy mô kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ cho đầu tư còn quá khiêm tốn. Cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như rất yếu do vị trí địa lý, địa hình phức tạp, thị trường tiêu thụ nội địa xa, cước phí vận chuyển hàng hoá cao.
Công tác xây dựng đô thị còn gặp nhiều khó khăn về vốn, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đô thị còn chắp vá, chưa đồng bộ. Một số lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhiều cơ quan, đơn vị còn thiếu trụ sở làm việc.
Khu vực doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế. Đội ngũ doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh tế thị trường; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh còn rất khiêm tốn.
Là một thị xã miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với thị xã.[16]
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Công tác quản lý đất đã có những tác động tích cực, giải quyết kịp thời