2. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội - Thái Nguyên
- Cao Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có
một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;
- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục - huyện Chợ Mới;
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;
Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kinh tế kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã hiện tại cũng như trong tương lai.
Hình 3.1: Bản đồ thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
* Địa hình, địa mạo
Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150-200m,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nặm Dật (xã Xuất Hóa) cao 728m, núi Khau Lang
(xã Dương Quang) cao 746m, hướng dốc chính từ Tây sang Đông. Nhìn
chung thị xã Bắc Kạn có ba dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.
- Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung bình từ 150 - 160m so với mực nước biển.
- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.
* Khí hậu, thủy văn
Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông thường giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-230C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C và nhiệt độ trung bình thấp nhất 140C.
- Lượng mưa: Mùa mưa ở Bắc Kạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa của cả năm và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn thị xã đạt 1.436 mm.
- Độ ẩm: Thị xã Bắc Kạn là một trong những vùng có độ ẩm tương đối
cao ở hầu hết các mùa trong năm; độ ẩm bình quân là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89% (tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79% (tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào các tháng cuối mùa đông mà diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nắng: Nhìn chung số giờ nắng bình quân cả thị xã khoảng 1.540 -
1.750 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.
- Gió: Hướng gió chính Tây Nam ở thị xã phụ thuộc vào địa hình thung
lũng; gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.[16]