1. Khái niệm công cụ
3.1.4. Về tôn giáo của người bạn đời
Bên cạnh những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa về trình độ học vấn, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức thì một tiêu chuẩn cũng phải kể đến trong nhóm thanh niên này, đó là vấn đề tôn giáo của người bạn đời tương lai.
Với nhóm đối tượng thanh niên đang có người yêu, thì đa số người yêu của họ đều là những người theo đạo Thiên chúa, 76,2% thanh niên đang có người yêu trong mẫu khảo sát trả lời người yêu của họ có theo đạo Thiên chúa. Điều đó cho thấy, thanh niên theo đạo Thiên chúa có xu hướng lựa chọn bạn đời có cùng tôn giáo với mình.
Một số ít phần trăm thanh niên có người yêu không theo đạo Thiên chúa 23,8%, khi được hỏi: “Nếu người yêu của anh/ chị không theo đạo Thiên chúa anh/ chị có dự định kết hôn như thế nào?
Phần lớn thanh niên đều lựa chọn phương án sẽ thuyết phục người yêu của mình theo đạo Thiên chúa 88,9%. Không có trường hợp nào trong mẫu khảo sát xin ra khỏi đạo và theo đạo của người yêu rồi sau đó kết hôn. Một tỷ lệ phần trăm tương đối ít 11,1% lựa chọn sẽ đạo ai nấy giữ, tôn trọng tôn giáo của nhau.
64
Bảng 3.5: Dự định kết hôn của những thanh niên có ngƣời yêu không theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích (Tỷ lệ %)
STT Dự định hôn nhân Tỷ lệ lựa
chọn
1 Thuyết phục người yêu theo đạo Thiên Chúa rồi kết hôn 88,9 2 Xin ra khỏi đạo Thiên chúa và theo đạo của người yêu
rồi kết hôn 0
3 Kết hôn nhưng đạo ai nấy giữ, tôn trọng tôn giáo của
nhau 11,1
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Lý giải cho tiêu chí tôn giáo của người bạn đời tương lai, một bạn nam cho biết: “Như em quan sát ở giáo xứ bên em ấy (giáo xứ Thái Hà), thanh niên lấy người bên lương rất ít. Mà có lấy thì cũng gặp sự phản đối gay gắt từ phía gia đình không thì con cái cũng tạo ra sức ép để cha mẹ bắt buộc cưới thôi. Mà bên lương của các chị (người nghiên cứu) thích thì ở mà không thích thì bỏ nên sẽ ảnh hưởng đến gia đình, con cái sau này. Và rất thiệt thòi cho người bên Thiên chúa giáo vì khó có thể kết hôn với người khác” (nam, 23 tuổi, chưa kết hôn).
Một nam thanh niên có cùng quan điểm với lựa chọn bạn đời cùng tôn giáo cho biết: “Thực ra, nếu đi đến hôn nhân, tôi vẫn muốn người yêu mình theo đạo hơn, nhưng nếu cô ấy không muốn thì tôi vẫn tôn trọng” (nam, 20 tuổi, chưa kết hôn).
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh niên theo đạo Thiên chúa trong nhóm chưa kết hôn có xu hướng lựa chọn bạn đời cũng theo Thiên chúa giáo.
Tại sao tôn giáo lại là một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa? Đó là câu hỏi cần được nhìn nhận
65
dưới góc độ những thanh niên đã kết hôn, đã có sự trải nghiệm khác với sự định hướng của nhóm thanh niên chưa kết hôn như đã phân tích ở trên.
Với câu hỏi: “Trước khi kết hôn, người bạn đời của anh/ chị có theo đạo Thiên chúa hay không?” có 65,6% thanh niên đã lập gia đình cho biết là người yêu của họ trước đây cũng theo đạo, số còn lại 34,4% trả lời là không theo đạo. Như vậy, có thể thấy, giữa mong muốn về mặt định hướng giá trị về tôn giáo của người bạn đời và trên thực tế có sự tương đồng nhau.
Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận thanh niên có vợ/ chồng trước đây không theo đạo, tuy tỷ lệ không cao song nó cũng cho thấy có một xu hướng kết hôn ngoài đạo cũng vẫn tồn tại. Điều đó chứng tỏ, ngay kể cả đối với gia đình Thiên chúa giáo được giảng dạy về giáo lý hôn nhân và mức độ ảnh hưởng của gia đình thì thanh niên vẫn có xu hướng tự quyết định được cuộc sống của mình.
Trong số những thanh niên có vợ hoặc chồng không theo đạo Thiên chúa trước khi cưới thì hiện tại vợ/ chồng của họ vẫn không theo đạo Thiên chúa. Tỷ lệ này chiếm 71% trong khi tỷ lệ chỉ có 29,0% là theo Đạo ở thời điểm sau khi kết hôn. Đây được coi là những cuộc hôn nhân khác Đạo.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với nhóm đối tượng thanh niên đã kết hôn mà người bạn đời không theo đạo Thiên chúa, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.
Bảng 3.6: Một số khó khăn của thanh niên theo đạo Thiên chúa khi có vợ hoặc chồng không theo đạo Thiên chúa (Tỷ lệ %)
STT Khó khăn Tỷ lệ lựa chọn
1 Sự khác biệt trong lối suy nghĩ 34,5
66
3 Sự khác biệt trong giáo dục con cái 27,6 4 Khó khăn khác(xin chỉ rõ) ... 10,3
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Hôn nhân khác tôn giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo và một bên không phải là Công giáo. Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có nhiều vị hữu trách và cha mẹ tỏ thái độ quá dè dặt, khắt khe đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo
Bởi theo những giáo lý, giáo luật của đạo Thiên chúa, ta thấy Hội Thánh khó mà khuyến khích được những cuộc hôn nhân như vậy. Tuy nhiên, đối với mỗi người thì đức tin có thể chưa phải là ưu tiên thứ nhất nên vẫn có những cuộc hôn nhân như vậy xảy ra.
Bên cạnh tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách hành xử, mà còn ảnh hưởng đến những chọn lựa trước những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái. Do khác biệt quan điểm một cách sâu xa như thế, những cuộc hôn nhân khác tôn giáo thường gặp nhiều trở ngại, khó đạt được hạnh phúc và nếu tan vỡ thì phía người Công giáo sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn, vì họ không thể lập gia đình lại.
Chính vì vậy, những thanh niên trong cuộc khảo sát cũng đưa ra các khó khăn khác nhau khi trải qua cuộc sống hôn nhân. Có thể, trong tình yêu khi thanh niên chưa kết hôn thì vấn đề đó chưa được coi trọng hàng đầu nhưng đối với những thanh niên đã kết hôn thì đã có sự trải nghiệm cuộc sống thực tế và họ gặp phải những khó khăn như vậy. Khó khăn lớn nhất trong những cuộc hôn nhân khác tôn giáo được thanh niên đánh giá là: “Sự khác
67
biệt trong lối suy nghĩ” 34,5%. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi do niềm tin khác nhau sẽ dẫn đến những khác biệt trong suy nghĩ, trong ứng xử.
Nhìn chung, về mặt lý thuyết, thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích trong mẫu khảo sát định hướng lựa chọn cho mình người bạn đời có cùng tôn giáo và trên thực tế họ có xu hướng kết hôn với người cùng đạo là chủ yếu, vợ/ chồng của thanh niên Thiên chúa giáo trước đây không theo Đạo thì hiện nay phần đông trong số họ cũng không theo đạo. Cũng chính vì vậy mà họ cũng gặp những khó khăn khác nhau trong cách suy nghĩ, trong ứng xử, trong giáo dục con cái,....