0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giáo xứ Thái Hà

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 35 -35 )

1. Khái niệm công cụ

1.3.2. Giáo xứ Thái Hà

Giáo xứ Thái Hà nằm ở số 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Giáo xứ Thái Hà có 18 giáo khu, giáp với các giáo xứ Phùng Khoang, Hàng Bột, Kẻ Sét. Trong Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Thái Hà là tu viện thứ nhì được thành lập là giáo xứ thứ nhất được phụ trách nhưng trong tất cả các tu viện được xây dựng, Thái Hà là người chị mang trên mình nhiều dấu ấn hồng ân của thập giá và vinh quang nhất.

28

CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG GIÁ TRỊ VỀ TÌNH YÊU CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA TẠI GIÁO XỨ THÁI HÀ

VÀ THẠCH BÍCH 2.1. Quan niệm về tình yêu

2.1.1. Quan niệm tình yêu nam nữ nói chung trong xã hội hiện đại

Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách hiểu, cách diễn đạt của người Việt. Tình yêu theo nghĩa chung nhất là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó. Yêu, được yêu và chung sống với người mình yêu suốt đời là điều ai cũng mong muốn. Đặc biệt, thanh niên là thời điểm có những rung động trong tình yêu và ngập tràn trong hạnh phúc.

Trong xã hội truyền thống, những lễ giáo phong kiến khắt khe với quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nhiều người đến khi kết hôn mới biết mặt vợ/ chồng mình. Cuộc sống chung đối với một người được cha mẹ lựa chọn dường như được chấp nhận, người trong cuộc ít khi đề cập đến khái niệm tình yêu.

Xã hội hiện đại đã đem lại sự thay đổi lớn trong lối sống cũng như cách suy nghĩ của con người. Thanh niên ngày càng có nhiều cơ hội, giao lưu, gặp gỡ nhiều người khác nhau trước khi kết hôn. Họ cũng có sự tự do hơn khi quyết định lựa chọn người yêu, người bạn đời của mình.

Vậy, liệu trong tình yêu của thanh niên ngày nay có định hướng giá trị nào không hay chỉ đơn thuần là sự hấp dẫn giới tính từ hai phía. Vấn đề định hướng giá trị trong tình yêu của thanh niên nói chung còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến nhóm thanh niên theo đạo Thiên chúa, yếu tố tôn giáo có ảnh hưởng đến định hướng

29

giá trị của thanh niên hay không? Nhằm tìm hiểu những quan niệm về tình yêu chúng tôi đã đưa ra một số quan niệm để đánh giá về định hướng giá trị của thanh niên trong tình yêu như sau: Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể xác, Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ: giàu sang hay nghèo hèn), Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống”, Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía, Tình yêu bị chi phối bởi nghề nghiệp của mỗi người, Tình yêu bị chi phối bởi lối sống mỗi người, Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi trường sống của mỗi người. Với mỗi quan niệm như trên đại diện cho những chỉ báo khác nhau về tình yêu trong nghiên cứu.

- Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể xác, Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía là hai chỉ báo về cảm xúc, cung bậc tình cảm không thể thiếu trong tình yêu, được nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học.

- Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (giàu sang hay nghèo hèn): đây là chỉ bảo nhằm tìm hiểu quan niệm của thanh niên về sự chân thành trong tình yêu, liệu sự chân thành có vượt qua được những rào cản của địa vị xã hội, của của cải vật chất.

- Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống”: Tình yêu không chỉ được nhìn nhận ở mặt tình cảm mà nó còn được xem xét ở mặt lý trí, tức là mỗi người đều có những định hướng lựa chọn tình yêu của mình theo những quan niệm khác nhau. Đây cũng là một định hướng về đặc điểm gia đình người bạn đời mà thanh niên mong muốn lựa chọn. Đây cũng là quan niệm được truyền lại từ thời cha ông chúng ta. Vậy đến nay, trong xã hội hiện đại, thanh niên nhìn nhận vấn đề này ra sao?

- Ba chỉ báo còn lại: Tình yêu bị chi phối bởi nghề nghiệp của mỗi người, Tình yêu bị chi phối bởi lối sống mỗi người, Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi trường sống của mỗi người nhằm tìm hiểu những yếu tố tác động

30

của nghề nghiệp, lối sống, môi trường sống có ảnh hưởng trong tình yêu của nhóm thanh niên được nghiên cứu hay không?

Với mỗi chỉ báo, nghiên cứu cho người trả lời đánh giá mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 đến 5 ứng với các thang đo như sau: Hoàn toàn không đồng ý (1), Không đồng ý (2), Đồng ý một phần (3), Đồng ý (4), Hoàn toàn đồng ý (5). Thang đo 5 điểm sẽ có mức điểm trung bình X = 3. Nếu X > 3, đồng nghĩa với việc thanh niên trong mẫu khảo sát có xu hướng hoàn toàn đồng ý với những quan niệm về tình yêu mà nghiên cứu đưa ra. Ngược lại,

X < 3, tức là thanh niên trong mẫu khảo sát có xu hướng hoàn toàn không đồng ý với những quan niệm về tình yêu.

Bảng 2.1: Định hƣớng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu nam, nữ nói chung trong xã hội hiện đại

STT Quan niệm về tình yêu Điểm TB

X

1 Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ:

giàu sang hay nghèo hèn) 4,31

2 Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía 4,11 3 Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể xác 3,9 4 Tình yêu bị chi phối bởi lối sống của mỗi người 3,25 5 Tình yêu bị chi phối bởi nghề nghiệp của mỗi

người 3,08

6 Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn tông, lấy

chồng chọn giống” 3,02

7 Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi trường sống

của mỗi người 3,01

Điểm trung bình chung (Xc) 3,5

(Nguồn: Kết quả điều tra)

31

là quan niệm (1): Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ: giàu sang hay nghèo hèn), tiếp đến là quan niệm (2): Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía. Mức độ đồng tình có xu hướng giảm dần đối với các quan niệm tiếp theo.

Căn cứ vào tiêu chí phân loại cho thấy, điểm trung bình (X) của các quan niệm từ 1 đến 7 đều lớn hơn 3. Như vậy, nhìn chung thanh niên được điều tra đều có xu hướng đồng tình với những quan niệm về tình yêu nam, nữ nói chung trong xã hội hiện đại ngày nay. Tỷ lệ khẳng định mức độ đồng tình (dù là đồng ý một phần, đồng ý hay hoàn toàn đồng ý) đều đạt trên 80%.

Theo kết quả nghiên cứu có thể chia làm 3 nhóm có xu hướng đồng tình khác nhau: Nhóm 1 bao gồm quan niệm (1): Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ: giàu sang hay nghèo hèn) và (2): “Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía” có xu hướng thể hiện mức độ đồng tình cao nhất.

Xem xét quan niệm: Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ: giàu sang hay nghèo hèn) có điểm trung bình (X= 4,31) cao hơn điểm trung bình chung (Xc= 3,5) cho thấy thanh niên theo đạo Thiên chúa đồng ý với quan niệm này khá cao. Điều đó chứng tỏ, sự chân thành trong tình yêu là những định hướng, giá trị được thanh niên theo đạo Thiên chúa rất coi trọng.

Đối với tình yêu, sự hấp dẫn thu hút lẫn nhau là điều không thể thiếu. Vì vậy, quan niệm: “Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía” có tỷ lệ phần trăm lựa chọn ở mức độ đồng ý, cao thứ hai trong nghiên cứu (X= 4,11) .

Nhóm thứ hai, có mức đồng tình thấp hơn một chút so với nhóm 1: (3) Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể xác; (4) Tình yêu bị chi phối bởi lối sống của mỗi người.

Nhóm thứ 3: được xếp mức cuối cùng, có điểm trung bình cao hơn mức trung bình không đáng kể. Điều đó thể hiện, thanh niên trong mẫu khảo sát chỉ đồng ý một phần đối với những quan niệm: (5)Tình yêu bị chi phối bởi

32

nghề nghiệp của mỗi người; (6)Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống”; (7)Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi trường sống của mỗi người.

So sánh quan niệm (1) và (6): Quan niệm (6): Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống” là cách đúc kết kinh nghiệm truyền thống của ông cha ta còn quan niệm (1): Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ: giàu sang hay nghèo hèn) chính là cách diễn đạt khác, mang tính hiện đại hơn. Hai quan niệm có cách diễn đạt khác nhau nhưng thực chất ý nghĩa chỉ báo là giống nhau nhằm để đo yếu tố nguồn gốc gia đình đóng vai trò như thế nào trong quan niệm về tình yêu của thanh niên theo đạo Thiên chúa, và để kiểm tra thông tin trong quan niệm của thanh niên có gì khác biệt. Theo quan niệm (1) diễn đạt mang tính phủ định thì mức độ đồng tình của thanh niên là rất cao (X= 4,31) và quan niệm (6) được diễn đạt mang tính khẳng định phải có kết quả hoàn toàn trái ngược lại tức là không đồng tình với quan niệm này. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy, mức độ đồng tình trong quan niệm (6) chỉ là thấp hơn so với quan niệm (1) còn so với mức trung bình thì vẫn cao hơn chứng tỏ vẫn thể hiện xu hướng đồng tình. Như vậy có thể thấy, mặc dù thanh niên đồng tình với quan niệm không phân biệt địa vị giàu, nghèo trong xã hội nhưng thực ra vấn đề sâu hơn nằm ở chỗ họ vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống khi lựa chọn bạn đời.

Xét tương quan theo địa bàn tại giáo xứ Thạch Bích và giáo xứ Thái Hà, kết quả khảo sát cho thấy

33

Bảng 2.2: Tƣơng quan địa bàn nhà thờ với những quan niệm về tình yêu nam nữ nói chung trong xã hội hiện đại của thanh niên theo đạo Thiên chúa

STT Quan niệm về tình yêu Thái Hà

(Điểm TB X)

Thạch Bích

(Điểm TB X)

1 Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví

dụ: giàu sang hay nghèo hèn) 3,91 3,88

2 Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía 4,22 4,4

3 Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể

xác 2,8 3,24

4 Tình yêu bị chi phối bởi lối sống của mỗi

người 4,13 4,15

5 Tình yêu bị chi phối bởi nghề nghiệp của

mỗi người 3,07 3,10

6 Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn

tông, lấy chồng chọn giống” 3,24 3,26

7 Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi

trường sống của mỗi người 3,0 3,02

Điểm trung bình chung (Xc) 3,48 3,57

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Nhìn bảng số liệu trên có thể thấy, trong quan niệm giữa nhóm thanh niên tại địa bàn Thái Hà và Thạch Bích có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Điều đó thể hiện sự nhất quán trong quan niệm của thanh niên trên hai địa bàn khảo sát qua các quan niệm có mức độ đồng tình cao nhất: (2) Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía; (4) Tình yêu bị chi phối bởi lối sống của mỗi người; (1) Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ: giàu sang hay nghèo hèn).

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý trong quan niệm (3): Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể xác cho thấy có sự khác biệt trong thanh niên giữa địa bàn Thái Hà và Thạch Bích. Thanh niên địa bàn Thái Hà có xu hướng không đồng tình với quan niệm này (X= 2,8) trong khi thanh niên địa bàn Thạch Bích lại có xu hướng ngược lại (X= 3,24).

34

So sánh tương quan giữa nam và nữ trong các quan niệm, kết quả như sau:

Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa giới và quan niệm về tình yêu nói chung của thanh niên theo đạo Thiên chúa giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích

STT Quan niệm về tình yêu

Nam (Điểm TB X) Nữ (Điểm TB X)

1 Tình yêu không phân biệt địa vị xã hội (ví dụ:

giàu sang hay nghèo hèn) 4,07 3,67

2 Tình yêu là sự hấp dẫn cả hai phía 4,35 4,25

3 Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể

xác 3,20 2,78

4 Tình yêu bị chi phối bởi lối sống của mỗi

người 4,17 4,10

5 Tình yêu bị chi phối bởi nghề nghiệp của mỗi

người 3,02 2,93

6 Tình yêu theo quan niệm: “Lấy vợ chọn tông,

lấy chồng chọn giống” 3,34 3,14

7 Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi trường

sống của mỗi người 3,10 2,9

Điểm trung bình chung (Xc) 3,61 3,4

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Kết quả nghiên cứu theo điểm trung bình chung cho thấy, phần lớn thanh niên cả nam và nữ có xu hướng đồng tình với những quan niệm chung về tình yêu nam nữ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, trong quan niệm (3): Tình yêu là sự cuốn hút cả tâm hồn lẫn thể xác, quan niệm (5)Tình yêu bị chi phối bởi nghề nghiệp của mỗi người và (7) Tình yêu bị chi phối bởi yếu tố môi trường sống của mỗi người nam thanh niên theo đạo Thiên chúa có xu hướng đồng tình còn nữ thanh niên thì ngược lại, không đồng tình với những quan niệm này. Có thể do sự khác biệt về mặt giới tính mà dẫn đến những sự

35

khác nhau trong cách nhìn nhận về tình yêu của thanh niên.

Tóm lại, định hướng giá trị về tình yêu của thanh niên theo đạo Thiên chúa nhìn chung về cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng từ những quan niệm truyền thống chung như: Sự tự nguyện, xuất phát từ hai phía và không phân biệt sang, hèn,... Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại sự khác biệt về mặt giới tính trong những quan niệm này. Song, đây cũng được coi là những giá trị tích cực góp phần định hướng cho thanh niên có những suy nghĩ và lựa chọn đúng đắn trong mối quan hệ về tình yêu và hôn nhân sau này. Những quan niệm về tình yêu của thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát tương đồng với quan niệm về tình yêu nam, nữ của thanh niên nói chung trong xã hội hiện đại.

2.1.2. Quan niệm về tình yêu nam, nữ theo Thiên chúa giáo

Ngoài tìm hiểu quan niệm của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu nam, nữ nói chung trong xã hội hiện đại, nghiên cứu còn tìm hiểu thêm quan niệm của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu nam nữ của Thiên chúa giáo nhằm so sánh, tìm hiểu có sự khác biệt hay không trong quan niệm giữa các nhóm giá trị này.

Bảng 2.4: Định hƣớng giá trị của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu nam, nữ của Thiên chúa giáo

STT Quan niệm về tình yêu

Điểm TB

X

1 Tình yêu là do Thiên Chúa dựng lên, Thiên Chúa gắn kết

hai người với nhau bằng “ơn gọi” của Người. 4,48 2 Người nam và người nữ được kêu gọi để yêu nhau 3,99 3 Tình yêu trước hết phải tuân theo những điều răn dạy của

Thiên Chúa 4,35

4 Tình yêu trước hết phải tuân theo giáo huấn của Giáo hội. 4,22

5 Thiên chúa là tình yêu 4,48

6 Con người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên chúa về

36

Điểm trung bình chung (Xc) 4,34

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Nghiên cứu tiếp tục đưa ra những quan niệm cụ thể về tình yêu của Thiên chúa giáo và thang đo có 5 mức như trên cho thanh niên lựa chọn mức độ đồng ý.

- Tình yêu là do Thiên Chúa dựng lên, Thiên Chúa gắn kết hai người với nhau bằng “ơn gọi”; Người nam và người nữ được kêu gọi để yêu nhau là hai chỉ báo tìm hiểu nguồn gốc của tình yêu, nó không phải là yếu tố tự thân của con người mà nó được tạo nên nhờ vào sự ban ơn của Thiên Chúa, nhờ vào sự “kêu gọi”.

- Hai chỉ báo: Tình yêu trước hết phải tuân theo những điều răn dạy của Thiên Chúa và Tình yêu trước hết phải tuân theo giáo huấn của Giáo hội nhằm tìm hiểu những khuôn khổ, giới hạn trong tình yêu được cho phép theo Thiên chúa giáo.

- Thiên chúa là tình yêu; Con người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên chúa về tình yêu là hai chỉ báo nói lên rằng tình yêu được coi là một thuộc tính của Thiên chúa, là kiểu mẫu hoàn hảo cho tình yêu của con người.

Có thể nhận thấy, trong Thiên chúa giáo không có sự phân định tình

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 35 -35 )

×