0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Lý thuyết xã hội hóa

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 32 -32 )

1. Khái niệm công cụ

1.2.3. Lý thuyết xã hội hóa

Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân nội hóa những quy tắc, chuẩn mực, giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì tiếp thu và học được qua hành động xã hội của mình. Xã hội hóa trước hết được

25

hiểu như là một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhưng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa chính là khả năng của một cá nhân hội nhập với cộng đồng xã hội.

Lý thuyết xã hội hóa được dung làm cơ sở để nhìn nhận và lý giải vấn đề. Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể chia thành hai loại:

+ Loại 1: Ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân bị khuôn sẵn vào các chuẩn mực.

Một đại diện cho cách hiểu này là Neil Smelser. Ông cho rằng “xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”, nghĩa là vai trò của cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực.

+ Loại 2: Khẳng định tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra những kinh nghiệm xã hội.

Nhà xã hội học Mỹ J. H. Fichter đã chú ý hơn tính tính cực của cá nhân khi ông cho rằng “xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là sự chấp nhận khuôn mẫu hành động đó”. G. Andreeva đã nêu ra được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa. Bà cho rằng “xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”.[5, tr257-tr258]

Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất

26

của quá trình xã hội hóa thu nhận kinh nghiệm xã hội thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con người tới môi trường. Mặt thứ hai của quá trình thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình.

Áp dụng lý thuyết vào đề tài cho thấy vấn đề định hướng giá trị hôn nhân cũng là một quá trình xã hội hóa. Một mặt, thanh niên tiếp thu những kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực hôn nhân của cộng đồng sinh sống.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 32 -32 )

×