0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 31 -31 )

1. Khái niệm công cụ

1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

Hành động xã hội được M Webber định nghĩa một cách tổng quát là

“Hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng cho

24

người khác, trong đường lối, quá trình của nó”[4, tr117]. Ông nhấn mạnh đến động cơ thúc đẩy trong kí ức của chủ thể là “nguyên nhân” của hành động.

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Hành động xã hội bị quy địnhbởi hàng loạt các yếu tố như: lợi ích, nhu cầu, định hướng giá trị của chủ thể hành động.

Hành động xã hội gồm 4 loại:

- Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tính toán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.

- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nằm ở những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những hành động duy lý.

- Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc xem xét phân tích mối quan hệ giữa công cụ và phương tiện và mục đích hành động.

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ theo những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán truyền từ đời này sang đời khác. [4, tr 118]

Như vậy, vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu sẽ giúp phân tích nguyên nhân, động cơ tạo nên những quan niệm, những định hướng về giá trị hôn nhân của nhóm đối tượng tham gia khảo sát.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 31 -31 )

×