Vai trò của Thiên chúa giáo đối với định hƣớng giá trị hôn nhân của

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên Chúa ở Hà Nội hiện nay (nghiên cứu tại nhà thờ Thái Hà và nhà thờ Thạch Bích (Trang 86)

1. Khái niệm công cụ

3.3. Vai trò của Thiên chúa giáo đối với định hƣớng giá trị hôn nhân của

thanh niên theo đạo Thiên chúa tại nhà thờ Thái Hà và Thạch Bích

Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân nội hóa những quy tắc, chuẩn mực, giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì tiếp thu và học được qua hành động xã hội của mình. Xã hội hóa trước hết được hiểu như là một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhưng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa chính là khả năng của một cá nhân hội nhập với cộng đồng xã hội. Cũng như vậy, khi một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa, chúng sẽ được hưởng một nền giáo dục mang những nét đặc thù của gia đình Thiên chúa giáo với những giáo lý, giáo luật, lời răn của Chúa hay được tham gia sinh hoạt trong cộng đồng khi đi lễ tại nhà thờ, được nghe cha giảng đạo. Quá trình đó diễn ra từ khi còn là một đứa trẻ cho đến khi trưởng thành, lựa chọn bạn đời và kết hôn vì vậy, ít nhiều cũng có những mức độ ảnh hưởng nhất định.

Với những gia đình theo đạo Thiên chúa cha mẹ phải giáo dục nhân bản cho con cái tức là giáo dục bản chất làm người. Bên cạnh đó, cha mẹ còn phải giáo dục đức tin cho con. Là người có đạo, đây là điều rất quan trọng, nó

79

được bắt đầu ngay khi con còn nhỏ, với nội dung này là phải giáo dục con biết kính Chúa yêu người, biết tuân giữ những giới luật của Chúa, biết tham dự những công việc đạo đức, biết siêng năng lãnh nhận các Bí tích. Khi con cái được giao dục như vậy sẽ khiến họ trở thành những người có đức tin, sống đức tin trong cuộc đời của mình. Vì vậy, gia đình là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa.

Trước khi kết hôn, thanh niên theo đạo Thiên chúa giáo còn được tham dự lớp giáo lý hôn nhân. Giáo lý hôn nhân cũng đã có những quy ước rất rõ ràng coi tình yêu là yếu tố căn bản của hôn nhân, chỉ ra mục đích hôn nhân hay nghĩa vụ giứa người vợ và người chồng,....Những giáo lý và những điều răn dạy đã của Chúa đã đi vào đời sống thực tại của con người, kêu gọi tín hữu phải phải thực hành tiết độ. Điều này cũng được phản ánh phần nào khi kết quả nghiên cứu cho thấy: Thanh niên theo đạo Thiên chúa rất đề cao tính chung thủy. Nó là nền tảng cho cuộc sống hôn nhân sau này.

Chung thủy được đề cập đến hôn nhân trong gia đình Thiên chúa giáo, là một đặc tính Bất khả phân ly nghĩa là không thể ly dị của hôn nhân trong gia đình Thiên chúa giáo. “Lý do sâu xa nhất đòi hỏi hai vợ chồng phải chung thủy chính là sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước, và sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn phối, hai vợ chồng được ban ơn để diễn tả và làm chứng cho sự trung tín ấy. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân tiếp nhận một ý nghĩa mới và sâu xa hơn”[35]

Thanh niên theo đạo Thiên chúa trong nhóm chưa kết hôn có xu hướng lựa chọn bạn đời cũng theo Thiên chúa giáo. Với nhóm đối tượng thanh niên đã kết hôn mà người bạn đời không theo đạo Thiên chúa, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này. Khó khăn lớn nhất trong những cuộc hôn nhân khác tôn giáo được thanh niên đánh giá là: “Sự khác biệt trong lối suy nghĩ”

80

34,5%. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi do niềm tin khác nhau sẽ dẫn đến những khác biệt trong suy nghĩ, trong ứng xử.

Những người làm cha, làm mẹ có những định hướng cho con nên lựa chọn bạn đời là những người theo đạo Thiên chúa.

“Gia đình có ảnh hưởng chứ chị, bố mẹ thường định hướng, khuyên bảo con cái lựa chọn thế nào, thường khuyên con chọn người cùng bên đạo với mình. Ví dụ như ông chú em gần đây yêu một người bên lương, gia đình ông bà em cũng phản đối nhưng em là người phản đối nhiều” (nam, 23 tuổi, chưa kết hôn)

Bên cạnh đó, thanh niên Thiên chúa giáo có xu hướng lựa chọn bạn đời theo cùng tôn giáo. Có thể nói, ngoài nhân tố tình yêu, niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình, bởi vì tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, cách hành xử, mà còn ảnh hưởng đến những chọn lựa trước những vấn đề của cuộc sống, nhất là trong việc giáo dục con cái.

Những tư tưởng của Giáo lý như vậy đã thấm sâu trong tiềm thức của thanh niên theo đạo khiến họ có những lựa chọn phù hợp với giáo lý tức là phù hợp với ý Chúa.

 Tiểu kết chương 3

Phần lớn thanh niên theo đạo Thiên chúa chưa kết hôn có định hướng lựa chọn bạn đời có trình độ học vấn tương đương mình và nghề nghiệp có những điểm tương đồng dù ít hay nhiều.

Ba tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức mà thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát hướng tới lựa chọn nhiều nhất là: Chung thủy; Có trách nhiệm với gia đình; Tâm lý, biết quan tâm chia sẻ. Những tiêu chuẩn này

81

cũng không nằm ngoài hệ thống giá trị chung của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên điểm khác biệt là những định hướng giá trị đó là theo tinh thần của Thiên chúa giáo.

Nhìn chung, về mặt lý thuyết, thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát định hướng cho mình người bạn đời có cùng tôn giáo và trên thực tế họ có xu hướng kết hôn với những người cùng đạo là chủ yếu.

Sự phân công lao động trong gia đình của những người theo đạo Thiên chúa đã kết hôn không có nhiều khác biệt đối với những gia đình không theo đạo, những công việc nội trợ, chăm sóc con cái phần lớn vẫn đặt trên vai người vợ. Đồi với những công việc riêng của gia đình Thiên chúa giáo như: dạy giáo lý, điều hành Lễ thánh, ....đã có sự chia sẻ của cả vợ và chồng.

Phần lớn thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát có dự định sinh từ 1 đến 2 con và họ lựa chọn biện pháp tránh thai hiện đại là chủ yếu mặc dù điều này không phải là sự khuyến khích của Thiên chúa giáo.

82

KẾT LUẬN

Tình yêu, hôn nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết thanh niên nói chung và thanh niên theo đạo Thiên chúa nói riêng. Lứa tuổi này sắp bước vào ổn định: Lập gia đình và phát triển sự nghiệp, cùng với đó, họ cũng tích cực tìm cho mình một người bạn đời phù hợp. Bởi vậy, việc định hướng giá trị hôn nhân là rất cần thiết cho tương lai của thanh niên. Những giá trị mà thanh niên lựa chọn không chỉ tác động đến trước mắt mà còn ảnh hưởng đến đời sống tương lai. Con người luôn phải đấu tranh cho mình những giá trị sống cả về vật chất và tinh thần.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận như sau: - Định hướng giá trị về tình yêu của thanh niên theo đạo Thiên chúa nhìn chung về cơ bản vẫn chịu ảnh hưởng từ những quan niệm truyền thống chung như: Sự tự nguyện, xuất phát từ hai phía và không phân biệt sang, hèn,... Đây là những giá trị tích cực góp phần định hướng cho thanh niên có những suy nghĩ và lựa chọn đúng đắn trong mối quan hệ về tình yêu và hôn nhân sau này. Những quan niệm về tình yêu của thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát tương đồng với quan niệm về tình yêu nam, nữ của thanh niên nói chung trong xã hội hiện đại. Đây cũng là kết quả thực nghiệm mà nghiên cứu tìm kiếm để chứng minh cho giả thuyết 1 về quan niệm của thanh niên theo đạo Thiên chúa về tình yêu là đúng với giả thuyết đưa ra.

- Xét về xu hướng chung cho thấy, mức độ đồng tình tập trung cao hơn ở nhóm giá trị về tình yêu của Thiên chúa giáo so với nhóm giá trị tình yêu nam nữ nói chung trong xã hội hiện đại trong quan niệm của thanh niên theo đạo Thiên chúa.

83

và nhận thức của thanh niên theo đạo Thiên chúa trong cuộc khảo sát về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục trước hôn nhân. Đa số thanh niên tỏ ra không đồng ý với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân và đây cũng là điều được khuyên răn trong Kinh thánh của đạo Thiên chúa. Kết quả nghiên cứu định lượng cũng đã chứng minh được có sự khác nhau trong quan niệm giữa nam và nữ thanh niên về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục trước hôn nhân. Điều đó cho thấy rằng, giả thuyết thứ hai nghiên cứu đưa ra là có thể kiểm nghiệm được.

- Đối với thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát, phần lớn họ nhìn nhận vấn đề hôn nhân là có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mình. Tuy nhiên khi xếp theo thứ tự ưu tiên giữa tình yêu, sự nghiệp, hôn nhân thì sự nghiệp lại là vấn đề được thanh niên lựa chọn hàng đầu. Kết quả cho thấy có sự tương đồng với những nghiên cứu đi trước về lựa chọn thứ tự ưu tiên của giá trị sự nghiệp.

- Mặc dù nhóm thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát có mong muốn lựa chọn bạn đời có trình độ học vấn tương đương mình chiếm hơn nữa số mẫu khảo sát, song qua phân tích tương quan giới với mong muốn lựa chọn người bạn đời đã cho thấy vẫn tồn tại định kiến về trình độ học vấn của người chồng phải cao hơn người vợ trong nhóm thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích.

- Nhìn chung, phần lớn thanh niên theo đạo Thiên chúa thuộc nhóm đối tượng chưa lập gia đình trong mẫu khảo sát mong muốn công việc người bạn đời tương lai sẽ có điểm tương đồng với mình dù ít hay nhiều.

- Ba tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức mà thanh niên theo đạo Thiên chúa hướng tới, lựa chọn nhiều nhất là: Chung thủy, Có trách nhiệm với gia đình, Tâm lý, biết quan tâm, chia sẻ. Những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh

84

niên theo đạo Thiên chúa cho thấy thanh niên có cái nhìn thực tế trong cách lựa chọn bạn đời, những tiêu chuẩn đặt ra rất rõ ràng. Sự lựa chọn bạn đời của thanh niên theo đạo Thiên chúa cũng không nằm ngoài hệ thống giá trị chung của thanh niên hiện nay. Tuy nhiên điểm khác biệt là những định hướng giá trị đó là theo tinh thần của Thiên chúa giáo.

- Nhìn chung, về mặt lý thuyết, thanh niên theo đạo Thiên chúa tại giáo xứ Thái Hà và Thạch Bích trong mẫu khảo sát định hướng lựa chọn cho mình người bạn đời có cùng tôn giáo và trên thực tế họ có xu hướng kết hôn với người cùng đạo là chủ yếu, vợ/ chồng của thanh niên Thiên chúa giáo trước đây không theo Đạo thì hiện nay phần đông trong số họ cũng không theo đạo. Cũng chính vì vậy mà họ cũng gặp những khó khăn khác nhau trong cách suy nghĩ, trong ứng xử, trong giáo dục con cái,.... Đây là những minh chứng rõ ràng cho việc kiểm nghiệm giả thuyết thứ 3, trong rất nhiều tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, tôn giáo là một tiêu chuẩn rất quan trọng đối với thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát.

- Thanh niên theo đạo Thiên chúa có mong muốn kết hôn với những người có nhiều điểm tương đồng với mình về trình độ học vấn, nghề nghiệp và tôn giáo. Để có thể tìm được những sự tương đồng như mong muốn vậy họ cần có thời gian tìm hiểu, cân nhắc trước khi quyết định yêu một người nào đấy, nên thời gian đưa đến quyết định hôn nhân của họ thường không kéo quá dài.

- Có thể thấy sự phân công lao động trong gia đình những người đã kết hôn theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát ở những công việc thông thường không có nhiều khác biệt so với những gia đình khác không theo đạo. Tuy nhiên, ngoài việc nội trợ và chăm sóc con cái, phần lớn các công việc khác, đặc biệt là những công việc của riêng gia đình Thiên chúa giáo như: dạy giáo

85

lý, điều hành các nghi lễ Thánh, định hướng những giá trị cho con cái về mặt tôn giáo đều nhận được sự chia sẻ của cả vợ và chồng.

- Nhìn chung, thanh niên Thiên chúa giáo trong nhóm đã lập gia đình có xu hướng lựa chọn biện pháp tránh thai hiện đại là chủ yếu mặc dù điều này không phải là sự khuyến khích của Thiên chúa giáo. Điều này đã cho thấy sự ảnh hưởng của giáo lý tôn giáo về vấn đề sinh sản có phần nào hạn chế đối với nhóm thanh niên ở địa bàn có trình độ phát triển cao về kinh tế, khoa học kỹ thuật, đặc biệt khi quan điểm của giáo lý có nhiều điểm trái ngược với quan điểm khoa học

- Mức sinh của thanh niên theo đạo Thiên chúa trong mẫu khảo sát tuy vẫn còn chịu sự chi phối của giáo lý hôn nhân, song đa số đã có khuynh hướng đi theo chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS Nguyễn Như An (1996), Một vài ý kiến về thực trạng hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong cuốn “Gia đình Việt Nam hiện nay”, Nxb Khoa học xã hội

2. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Dụ (2006), Hướng dẫn mục vụ gia đình, Tòa tổng giám mục TP Hồ Chí Minh

4. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử xã hội học, Nxb Lý luận Chính trị.

5. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2006), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

6. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học – Tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

7. Phạm Minh Hạc, Pham Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, (2001), Tâm lý học, Nxb Giáo dục Hà Nội

8. Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 366- 367

9. Đỗ Quang Hưng (1991), Một số vấn đề lịch sử Thiên chúa giáo ở Việt Nam, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội

10. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Hoàng Phê chủ biên (2000),Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trang 461 12. Phạm Văn Quyết (2007), Tôn giáo và biến đổi mức sinh (Từ trường hợp

87

Thiên chúa giáo xứ đạo Bùi Chu – Nam Định), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

13. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

14. Nguyễn Phương Thảo (1996), Trở lại với quan niệm về hôn nhân và gia đình qua một số chỉ báo xã hội học trong cuốn “Gia đình Việt Nam hiện nay”, Nxb Khoa học xã hội

15. Phao lô Nguyễn Bình Tĩnh (1985), Hôn nhân Kitô giáo, Nxb Thuận Hóa 16. Hà Huy Tú (2002), Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên chúa giáo, Nxb Văn

hóa thông tin, Hà Nội

17. Linh mục Nguyễn Công Vinh (2006), Tìm hiểu giáo luật về hôn nhân và gia đình, Nxb Tôn giáo

18. Côn.I.X (1987), Tâm lý học thanh niên, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 19. J.H. Ficher (1973), Tâm lý học xã hội, Nxb Xã hội học, Sài Gòn.

20. Giuseppe Iarossi (2009), Sức mạnh của thiết kế điều tra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. G. Endrweit và G. Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, NxbThế giới 22. Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết (1976), Nxb Bách khoa Liên Xô,

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên Chúa ở Hà Nội hiện nay (nghiên cứu tại nhà thờ Thái Hà và nhà thờ Thạch Bích (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)