0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khái niệm định hướng giá trị

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 26 -26 )

1. Khái niệm công cụ

1.1.2. Khái niệm định hướng giá trị

Thuật ngữ định hướng giá trị được sử dụng phổ biến trong xã hội học, tâm lý học

19

Định hướng giá trị theo Từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết: "Là cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong thực tại đó, là phương pháp phân loại các khách thể của cá nhân theo giá trị của chúng. Định hướng giá trị hình thành thông qua sự chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể hiện trong các mục đích, tư tưởng, chính kiến, ham muốn... của nhân cách. Trong cấu trúc của một hoạt động con người, định hướng giá trị gắn liền với đặc điểm ý thức và ý chí của nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ sở bên trong của mối quan hệ giữa cá nhân và thực tại” [22]

Trong tài liệu "Những cơ sở nghiên cứu xã hội học”, với góc độ là thành tố trong cấu trúc nhân cách, các tác giả đã quan niệm: "Định hướng giá trị là khuynh hướng chung đã được quy định về một xã hội được ghi lại trong tâm lý cá nhân, nhằm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lĩnh vực nào đó”[ 34, tr.67]

Như vậy, có thể nêu lên hàng loạt các khái niệm khác nhau về định hướng giá trị, song có thể nêu lên các ý cơ bản sau đây:

Tập hợp các dấu hiệu cơ bản trên đây từ các khái niệm khác nhau, chúng tôi cho rằng: “Định hướng giá trị là sự định hướng của cá nhân hay của nhóm xã hội đến hệ thống giá trị này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa quyết định hành vi lựa chọn của họ”. Nói cách khác, định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi quyết định lối sống cá nhân, nó bao gồm nhận thức, tình cảm và hành động.

Hệ thống định hướng giá trị cá nhân hình thành và thay đổi dưới ảnh hưởng của các điều kiện xã hội, tương ứng với các đặc điểm tâm lí của cá

20

nhân và nằm trong quá trình xã hội hoá. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc tiếp thu những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của các quan hệ xã hội quy định. Có thể nói hệ thống định hướng giá trị của mỗi cá nhân luôn diễn ra những thay đổi, có sự năng động linh hoạt và thường xuyên phát triển. Những nhân tố quyết định định hướng giá trị của nhân cách là điều kiện sống, hoạt động, cũng như nhu cầu của con người.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO THIÊN CHÚA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ THỜ THÁI HÀ VÀ NHÀ THỜ THẠCH BÍCH (Trang 26 -26 )

×