1. Khái niệm công cụ
1.1.6. Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáo ra đời từ đầu Công nguyên như sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân lao động về một vương quốc của sự công bằng sau những chán trường, tuyệt vọng, từ sự thất bại của hàng loạt cuộc nổi dậy của người nô lệ mà đỉnh cao của cao là cuộc khởi nghĩa Spartacus. [9, tr 8]. Người sáng lập ra
22
Thiên chúa giáo là Chúa Kitô một nhân vật có thật trong lịch sử tên là Giê su Cơrit thuộc chủng tộc Isareal, sinh ở Palextin. Như mọi tôn giáo khác, những ghi chép về Giê su cũng được huyền thoại hóa và Giê su cũng được thần thánh hóa [9, tr 10].
Sau khi Giêsu mất, các môn đệ của Ngài đã nhanh chóng truyền giáo sâu vào các lục địa châu Á, châu Âu và châu Phi. Tới thế kỷ thứ V thì Thiên chúa giáo đã lên toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và Đế quốc La Mã.
Hệ thống giáo lý, giáo luật của Thiên chúa giáo phần lớn được ghi nhận trong Kinh thánh. Kinh thánh là hệ thống lý thuyết về Đức tin và chân lý của Đức tin. Kinh thánh gồm hai phần Cựu ước và Tân ước [9, tr 14-15].
Khi lý giải về nguồn gốc vũ trụ và sự sống, sách Sáng thế kể về việc Thiên Chúa hoàn tất mọi việc tạo dựng trong bảy ngày. Đối với việc tạo dựng con người như một sinh vật, Kinh thánh cũng cố gắng lý giải về sự thống nhất, sự kết hợp giữa hai yếu tố tinh thần và vật chất trong sự sáng tạo của Chúa.
Cộng đồng Công giáo là một cộng đồng xã hội được hình thành từ nhóm các thành viên có mối quan hệ với nhau, có chung tín ngưỡng và hệ thống nghi lễ, các biểu tượng và quy tắc ứng xử,... mà được ghi nhận trong Kinh thánh. Đây là cộng đồng về văn hóa vì các thành viên có chung những quan niệm, giá trị và chuẩn mực, những quy tắc ứng xử và giao tiếp.
Việc xác định khách thể nghiên cứu trong cuộc khảo sát này chỉ mang tính tương đối, lựa chọn những người có xu hướng hay đi lễ tại nhà thờ Thái Hà và Thạch Bích.