Phương pháp biểu đồ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn na dương, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2008 2013 (Trang 32)

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Điều kiện địa lý

Thị trấn Na Dương được thành lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 12/01/1984. Thị trấn nằm ở phía Đông Nam của huyện Lộc Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 1.143,50 ha, cách trung tâm huyện Lộc Bình 10 km theo đường quốc lộ 4B, cách cửa khẩu Chi Ma 25 km và cách thành phố Lạng Sơn 32 km. Có vị trí giáp ranh:

- Phía Bắc giáp xã Sàn Viên và xã Đông Quan - Phía Nam và Đông Nam giáp xã Lợi Bác - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Đông Quan - Phía Đông giáp xã Sàn Viên

Thị trấn Na Dương có vị trí thuận lợi về trao đổi hàng hóa, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác tiềm năng đất đai, lực lượng lao động và các lợi thế khác giúp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị trấn Na Dương có địa hình tương đối phức tạp, bao gồm các đồi kề tiếp nhau, xen kẽ ở giữa là các thung lũng nhỏ, hẹp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400 m. Địa hình của thị trấn cao dần từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc. Sự phân hóa địa hình có 3 dạng chính: dạng địa hình đồi cao, dạng địa hình đồi thấp và dạng địa hình thung lũng xen kẽ giữa các dãy đồi.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Thị trấn Na Dương có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 21,1oC, tháng nóng nhất 27,1oC (tháng 7) và tháng lạnh nhất 13,1oC (tháng 1).

- Lượng mưa bình quân hàng năm 1349 mm, phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm tới 76% tổng lượng mưa trong

năm, lượng mưa tập trung thường gây rửa trôi, xói mòn đất vùng đồi núi kèm theo lũ lụt gây sạt lở đất ven suối. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 24%, các tháng cuối mùa khô còn có lượng mưa phùn đã cải thiện đáng kể chế độ ẩm trong mùa này.

- Lượng nước bố hơi bình quân khoảng 800 – 1000 mm/năm, tuy nhiên diễn biến không đều. Mùa khô lạnh, lượng bốc hơi thường cao hơn lượng mưa (các tháng 12, tháng 1 lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa từ 2 đến 7 lần).

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 82% dao động từ 77% đến 86% tùy thuộc vào lượng nước bốc hơi.

* Thủy văn

- Suối Nà Cáy có chiều dài 2,3 km bắt nguồn từ đập hồ Nà Cáy chảy qua các thôn Nà Phải, Khu 3, Na Dương, bản Khòn Toòng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Hồ Nà Cáy với diện tích khoảng 48,2 ha, sức chứa 152.000 m3 nước, đáp ứng nhu cầu tưới cho 147 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra nước trong hồ còn được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, làm mát cho nhà máy nhiệt điện.

- Trên địa bàn thị trấn Na Dương còn có suối Thà Sít, suối Tồng Già, suối Pắc Hán, suối Khuổi Phục và các hồ ao nhỏ. Trong đó đáng chú ý nhất là mương Nà Cáy – Na Dương phố 1, mương Nà Cáy – Khòn Toòng dẫn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa mực nước các suối thường dâng cao tốc độ dòng chảy lớn dễ gây lụt, sạt lở ven suối. Vào mùa khô mực nước suối thấp gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất, đặc biệt ở các vùng cao.

4.1.1.4. Nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

- Đất vàng nhạt trên cát (Fq) có diện tích 441,99 ha, chiếm 38,62% diện tích đất tự nhiên nằm ở các thôn, phố: Khu 4, Khu 5A, Khu 5B, Khòn Toòng, khu 6, khu 7, khu 8. Kết quả phân tích tầng mặt (0 – 22 cm) cho thấy độ PHkcl từ 4,35 – 4,60, hàm lượng mùn nghèo và rất nghèo (0,84 – 1,44%), đạm tổng hợp tương đối khá (0,607 – 0,612%), lân dễ tiêu trung bình đến khá (4,0 – 9,0 mg/100g đất), kali nghèo đến rất nghèo (1,5 – 6,0 mg/100g đất).

Loại đất này đang khai thác một phần diện tích để trồng ngô, đậu đỗ, lúa, thuốc lá ở những nơi có độ dốc thấp (<8%), còn phần lớn diện tích đưa vào trồng rừng.

- Đất đỏ vàng trên đất sét và biến chất (Fs) có diện tích 456,96 ha, chiếm khoảng 39,06% diện tích đất tự nhiên nằm chủ yếu ở các thôn Nà Phải, Sơn Hà, Na Dương phố 1, Na Dương phố 2, Khu 3. Kết quả phân tích tầng mặt (0 – 30 cm) cho thấy đây là loại đất màu nâu sẫm, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chua vừa độ PHkcl từ 4,5 – 5,5, đạm tổng số nghèo (0,04 – 0,07%) ; hàm lượng mùn rất nghèo (0,15 – 0,6%), lân dễ tiêu nghèo (1,5 – 2,8 mg/100g đất). Loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu ở những nơi có độ dốc thấp (<8%), trồng rừng ở nơi có độ dốc cao (>25%), khả năng phát triển cây ăn quả còn khá lớn.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 244,55 % ha chiếm 20,99% diện tích đất tự nhiên phân bố ở Khu 1+2, Khu 9, Khu 10. Phân tích tầng mặt (0 – 25 cm) cho thấy đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có phản ứng chua PHkcl từ 3,24 – 4,30. Hàm lượng mùn trong đất nghèo (0,15 – 0,62%), lân dễ tiêu rất nghèo (1,3 – 2,5 mg/100g đất). Loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu ở những nơi có độ dốc <8%, trồng rừng ở nơi có độ dốc cao.

Tóm lại, trên địa bàn thị trấn Na Dương có một phần không nhỏ diện tích đất nghèo dinh dưỡng, khi phát triển diện tích đất nông nghiệp cần chú trọng biện pháp thâm canh, có chế độ bón phân và cải tạo đất hợp lý. Ngoài ra thị trấn cũng có 1 phần diện tích đất dốc có thể phát triển lâm nghiệp để cải tạo cảnh quan môi trường.

* Tài nguyên khoáng sản

Thị trấn Na Dương có mỏ than lộ thiên có trữ lượng khoảng 23 triệu tấn. Đặc tính của than Na Dương là loại than nâu chuyển tiếp than ngọn lửa dài. Vì vậy có thể gọi than Na Dương là than nâu hoặc than ngọn lửa dài. Than Na Dương là than đặc chủng, ít thấy ở Việt Nam, với những đặc tính kỹ thuật có hàm lượng lưu huỳnh cao, dễ phong hóa, dễ bốc cháy khi đổ đống lớn và gặp mưa nhỏ khí sunphua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường. Than Na Dương có hàm lượng tro cao, cấp hạt càng nhỏ độ tro càng cao. Tỷ

lệ cám trong than nguyên khai tương đối lớn. Than và đất đá ở dạng kết hạch rất chặt chẽ, thuộc loại than rất khó tuyển. Vì thế Than Na Dương ít được dùng trong đun nấu, chỉ thích hợp dùng cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện với công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, thị trấn Na Dương còn có mỏ sét trắng có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp gạch.

* Tài nguyên rừng

Những năm qua do đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình gắn liền với việc tăng cường quản lý, bảo vệ vốn rừng trên địa bàn nên diện tích đất rừng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005 diện tích đất rừng là 464,64 ha, sau 5 năm (năm 2010) diện tích đất rừng tăng thêm 14,52 ha, tỷ lệ che phủ đạt 40,63%. Rừng tự nhiên có trữ lượng không đáng kể, đất rừng chủ yếu là rừng trồng sản xuất với các loại cây chủ lực là rừng keo, thông, bạch đàn.

* Tài nguyên nước

Trên địa bàn thị trấn Na Dương có các nguồn nước mặt chính sau:

- Suối Nà Cáy có chiều dài 2,3 km bắt nguồn từ đập hồ Nà Cáy chảy qua các thôn Nà Phải, Khu 3, Na Dương, bản Khòn Toòng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Hồ Nà Cáy với diện tích khoảng 48,2 ha, sức chứa 152.000 m3 nước, đáp ứng nhu cầu tưới cho 147 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra nước trong hồ còn được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, làm mát cho nhà máy nhiệt điện.

- Ngoài ra Thị trấn Na Dương còn có suối Thà Sít, suối Tồng Già, suối Pắc Hán, suối Khuổi Phục và các hồ ao nhỏ. Trong đó đáng chú ý nhất là mương Nà Cáy – Na Dương phố 1, mương Nà Cáy – Khòn Toòng dẫn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thị trấn khá dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trong tương lai cần đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho người dân cần xây dựng trạm xử lý nước và nhà máy lọc nước cung cấp nước cho nhân dân.

* Tài nguyên nhân văn

- Thị trấn Na Dương – huyện Lộc Bình là vùng đất cổ thuộc vùng miền núi biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có lịch sử phát triển gắn liền với nền văn hóa dân tộc khác nhau như: Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Sán Chỉ… trong đó dân tộc Nùng, Tày có số dân đông nhất.

- Các dân tộc ở thị trấn vốn có truyền thống văn hóa phong phú, hàng năm có nhiều lễ hội độc đáo mang nhiều bản sắc dân tộc.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Thị trấn Na Dương dựa trên tài nguyên than đá phát triển công nghiệp khai thác than và nhiệt điện, tuy nhiên kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt khoảng 10 – 12%.

Tổng thu nhập năm 2013 đạt 50 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế như sau: Nông nghiệp: 60%

Tiểu thủ công nghiệp: 35% Thương mại dịch vụ: 5%

Những năm qua Đảng ủy thị trấn đã tập trung cao cho việc lãnh đạo phát triển kinh tế giữ được thế ổn định vững chắc. Trong đó có những lĩnh vực đạt được tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng, xuất hiện mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đáng kể, tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng gia tăng.

Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế phát triển tích cực, đúng hướng. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại hơn nữa. Tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, tiếp tục giảm dần ngành nông – lâm nghiệp.

4.1.2.2. Các ngành kinh tế

a. Nhóm ngành nông – lâm nghiệp * Nông nghiệp

- Về trồng trọt: Lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá và cây sắn là những cây trồng chủ lực của thị trấn Na Dương. Ngoài ra, trên địa bàn còn trồng dưa hấu, khoai lang và cây ớt.

+ Đối với cây lúa, người dân đã chú trọng đầu tư thâm canh tăng vụ kết hợp với việc sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao. Theo thống kê của thị trấn, Na Dương có khoảng 150 ha đất trồng lúa, với cả vụ mùa và vụ xuân đã cho thu hoạch gần 700 tấn thóc.

+ Cây ngô được trồng hai vụ trong năm. Vụ xuân diện tích gieo trồng là gần 53 ha, cho sản lượng trên 287 tấn. Ngô vụ mùa được trồng ít hơn vụ xuân, tổng diện tích ngô vụ mùa và sản lượng chỉ bằng khoảng 1/3 ngô vụ đông.

+ Khoai tây là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và mới được người dân trồng hàng hóa trong vài năm trở lại đây. Các giống khoai tây Trung Quốc tỏ ra phù hợp với đất Na Dương. Sản lượng khoai tây của thị trấn đạt trên 80 tấn/năm.

+ Cây thuốc lá được cho là phù hợp với đất Na Dương, diện tích gieo trồng mỗi năm khoảng 35 ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng 56 tấn/năm.

+ Cây sắn có diện tích gieo trồng không biến đổi trong vài năm trở lại đây, khoảng 18 – 22 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 154 tấn.

- Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng hộ gia đình tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ. Công tác phòng ngừa dịch bệnh được kiểm soát tốt, có sự phối hợp của cán bộ thú y huyện Lộc Bình và các thú y viên thị trấn đã tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Vì vậy, trong 5 năm 2008 – 2013 gần như không có dịch bệnh nào xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế cho hộ gia đình. Ở thời điểm tháng 6/2010 đàn gia súc, gia cầm thị trấn Na Dương có 187 con trâu bò; 6500 con lợn; 18.500 con gia cầm. Nếu so sánh trong vòng 10 năm trở lại đây thì chỉ có đàn trâu bò có quy mô giảm đi còn lại đàn lợn và gia cầm đều có xu hướng mở rộng quy mô đàn.

* Lâm nghiệp

Rừng là một lợi thế và có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định trữ lượng nước hồ Nà Cáy cả mùa mưa lẫn mùa khô. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách cụ thể đầu tư thích đáng cho việc phát triển ngành lâm nghiệp. Các hộ gia đình đã thực hiện tốt Nghị định 02/CP của Chính phủ, Chỉ thị 06/CT của ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và thực hiện ký cam kết 100% đối với khu, thôn và các hộ gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về phòng cháy, chữa cháy rừng, chăm sóc các diện tích rừng thuộc dự án. Nhiều hộ gia đình đã yên tâm bỏ vốn xây dựng, kinh doanh vườn rừng, vườn quả mang lại hiệu quả kinh tế; nhiều mô hình nông, lâm kết hợp đã cung cấp sản phẩm cho thị trường.

b. Nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp * Công nghiệp

Thị trấn Na Dương có hai công ty lớn phát triển công nghiệp khai thác than và nhiệt điện. Công ty than Na Dương sử dụng công nghệ khai thác là khai thác lộ thiên bằng các thiết bị hiện đại, bốc xúc bằng máy xúc thủy lực dung tích gầu từ 2,5 đến 6,7 m 3. Vận chuyển bằng ô tô tự đổ có trọng tải dưới 60 tấn. Mỗi năm công ty than Na Dương khai thác trên 600 nghìn tấn với tổng doanh thu trên 400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 10 tỷ đồng và giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 800 lao động.

Về Công ty nhiệt điện Na Dương, được thành lập sau công ty than Na Dương nhưng đã giải quyết được nhu cầu bức xúc đầu ra cho công ty này khi mà các nhà máy xi măng cải tiến công nghệ và không tiếp tục mua than nữa. Nhà máy nhiệt điện Na Dương được thiết kế với công suất 100 MW đã giải quyết vấn đề việc làm cho gần 300 lao động.

* Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất vật liệu xây dựng là nghề được nhiều hộ gia đình ở thị trấn lựa chọn. Quy mô sản xuất từ những hộ gia đình mở rộng thành những xưởng sản xuất lớn nhỏ khác nhau. Mỗi năm ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Na Dương cung cấp ra thị trường 13 triệu viên gạch chỉ, 50 vạn viên gạch ba banh xi măng và khoảng 40 tấn vôi. Trong tương lai, sẽ không khuyến khích và phát triển nghề này do ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra trên địa bàn thị trấn còn có các nghề tiểu thủ công nghiệp như đồ gia dụng, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, cơ khí sửa chữa nhỏ, các ngành nghề truyền thống phục vụ tiêu dùng của thị trấn, huyện Lộc Bình và các khu vực lân cận.

c. Nhóm ngành thương mại và dịch vụ

Với việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa.

Thị trấn Na Dương là trung tâm kinh tế lớn của huyện Lộc Bình, hoạt động thương mại dịch vụ ở thị trấn Na Dương diễn ra sôi nổi. Trên địa bàn thị trấn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn na dương, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2008 2013 (Trang 32)