Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn na dương, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2008 2013 (Trang 73)

địa bàn thị trấn Na Dương giai đoạn 2008 – 2013

Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, em xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Thường xuyên làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền đầy đủ các chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết và các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nói chung, Luật Đất đai, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo nói riêng để cho người dân nắm rõ hơn.

- Duy trì và thực hiện tốt hơn nữa công tác tiếp dân tại cơ sở, qua đó tuyên truyền chính sách pháp luật cho nhân dân, làm tốt công tác hoà giải từ cơ sở trên tinh thần thuyết phục, giáo dục.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ổn định đội ngũ cán bộ địa chính Thị trấn. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác thanh tra, xét khiếu tố cho đội ngũ cán bộ chuyên môn.

- Xử lý kịp thời và kiên quyết đối với các trường hợp cố tình khiếu kiện sai sự thật, kích động, lôi kéo gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2013 ”. Em đã rút ra một số kết luận như sau:

- Được sự chỉ đạo của UBND huyện Lộc Bình, phòng TN&MT và phòng Thanh tra huyện lập kế hoạch sử dụng đất năm 2014 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Số liệu đang đuợc UBND huyện xem xét và điều chỉnh để phù hợp với quyết định.

- Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ còn thiếu chặt chẽ. Toàn thị trấn có 11 trường hợp xác nhận sai nguồn gốc sử dụng đất, 10 trường hợp xác nhận sai diện tích, cấp sai đối tượng 6 trường hợp, 5 trường hợp xác nhận sai tên và địa chỉ chủ sử dụng đất, 2 trường hợp sai tiêu chuẩn định mức và lý do khác là 9 trường hợp.

- Toàn thị trấn có 15 trường hợp UBND thị trấn giao đất trái thẩm quyền và giao đất sai đối tượng cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 1066,0 m2.

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật: Qua thanh tra, kiểm tra toàn thị trấn có 25 trường hợp vi phạm.

- Sử dụng đất không đúng mục đích được giao: Việc sử dụng đất đai của hộ gia đình, cá nhân trên toàn thị trấn có 41 trường hợp vi phạm với diện tích 4.014,0 m2, về quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức tại Thị trấn tính đến nay đã phát hiện 3 vụ vi phạm nộp vào kho bạc huyện 21.000.000 đồng.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai cơ bản đã được UBND thị trấn Na Dương kết hợp với các ngành, các cấp giải quyết tương đối tốt góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội địa phương. UBND thị trấn đã hòa giải xong 20/37 đơn thư nhận được, UBND huyện đã giải quyết dứt điểm 14/29 đơn thư nhận được, trong đó khiếu nại: thị trấn hòa giải thành công 16/29 đơn và huyện đã giải quyết dứt điểm 10/29 đơn; tố cáo: thị trấn đã hòa giải thành công

4/8 đơn và huyện đã giải quyết dứt điểm 4/8 đơn. Các đơn thư đã được giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

5.2. Đề nghị

- UBND thị trấn cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với UBND huyện, các cấp và các ngành, để tạo điều kiện giúp đỡ quá trình điều tra, xác minh và giải quyết các đơn thư khiếu tố về đất đai được nhanh chóng, chính xác; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác này.

- UBND huyên nên tổ chức nhiều hơn nữa các đợt thanh tra xuống thị trấn để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai mới phát sinh.

- Công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật đất đai phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, phổ biến các kiến thức về luật đất đai để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các vi phạm của người dân.

- Cần giải quyết nhanh chóng, kịp thời khi phát hiện những sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Cần khắc phục tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thị trấn, nhằm đảm bảo việc nắm chắc tình hình cũng như những biến động về đất đai trên địa bàn Thị trấn, tránh những hoạt động ngoài luồng không nằm trong sự kiểm soát của chính quyền địa phương.

Giảng viên hướng dẫn

ThS. Trương Thị Ánh Tuyết

Sinh viên thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư 01/TT – BTNMT ngày 13/04/2005 về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 181/2004/ NĐ – CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật Đất đai 2003 của Chính phủ.

2. Chính phủ (2004), Nghị định 181/NĐ – CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thực hiện thi hành Luật Đất đai 2003 của Chính phủ.

3. Chính phủ (2004), Nghị định 182/NĐ – CP ngày 29/10/2004 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

4. Chính phủ (2006), Nghị định 136/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng đẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

5. Chính phủ (2009), Nghị định 105/2009/NĐ – CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Thị Lợi, Nguyễn Văn Cảnh (2011), Thanh tra đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Phòng Tài nguyên và Môi trường (2008, 2009, 2010, 2011,2012, 2013),

Báo cáo tổng kết các năm.

9. Phòng thống kê huyện Lộc Bình (2013), Báo cáo thống kê năm 2013.

10. Quốc hội (1993), Luật Đất đai 1993, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Quốc hội (2003), Luật Đất đai 2003, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

12. Quốc hội (2004), Luật tố tụng dân sự 2004.

13. Quốc hội (2010), Luật thanh tra 2010.

14. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại 2011.

15. Quốc hội (2011), Luật tố cáo 2011.

16. Quốc hội (1990), Pháp lệnh thanh tra (01/04/1990).

17. Thanh tra chính phủ (2009), Thông tư số 01/2009/TT – TTCP, ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ, về quy trình giải quyết tố cáo (có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2010).

18. http://dantri.com.vn/c20/s696-579741/don-thu-khieu-nai-to-cao-nong- nhat-la-ve-dat-dai 19. http://tnmtlangson.gov.vn/index.php/vi/news/Tin-thanh-tra/Vai-net-ve- thanh-tra-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-va-khieu-nai-to-cao-22/ 20. http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Bao-cao-1198-BC-TTCP-ket-qua- cong-tac-tiep-cong-dan-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-vb140561.aspx

PHIẾU ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN

I. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN Họ và tên:………. Tuổi:……. Địa chỉ:……… Nghề nghiệp:……… Trình độ văn hóa:………. II. ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

Hộ gia đình, cá nhân

III.NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Gia đình Ông/Bà đã phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa: a. Có;

b. Không.

2. Khiếu nại đất đai xảy ra tại địa phương Ông/Bà phổ biến ở dạng: a. Bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư;

b. Lấn, chiếm đất, đòi lại đất; c. Quyết định giao đất;

d. Việc giải quyết các tranh chấp về đất đai; e. Nội dung khác.

3. Nguyên nhân xảy ra khiếu nại:

a. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị nên việc tranh chấp đất đai tăng cả về số lượng và tính phức tạp.

b. Do có những đối tượng lợi dụng chức quyền dân chủ đã kích động, lôi kéo nhiều người cùng đi kiện cáo thành nhóm đông người, làm cho vụ việc trở nên phức tạp khó giải quyết hơn.

c. Ranh giới sử dụng đất do lịch sử để lại không rõ ràng gây khó khăn khi giải quyết.

d. Do nhận thức của một bộ phận nhân dân về chính sách pháp luật đất đai không đầy đủ là một trong những nguyên nhân làm cho nội dung đơn phản ánh không đúng sự thật, gửi đơn đến nhiều nơi gây khó khăn cho việc giải quyết của các cơ quan Nhà nước.

e. Một số cán bộ chức trách chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nghiêm túc, tích cực đối với việc giải quyết công việc đúng thời gian, đúng chính sách, còn tránh né, đùn đẩy công việc.

4. Hình thức khiếu nại nào xảy ra tại địa phương Ông/Bà nhiều nhất: a. Khiếu nại bồi thường GPMB; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp; c. Khiếu nại đòi lại đất cũ;

d. Nội dung khác.

5. Ông/Bà nhận thấy thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương theo quy định hiện nay là:

a. Nhanh; b. Chậm; c. Phù hợp; d. Ý kiến khác.

6. Ông/Bà có thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật về đất đai không? a. Có;

b. Không.

7. Nếu gia đình Ông/Bà có thắc mắc, kiến nghị, đề nghị xem xét vấn đề liên quan về đất đai thì Ông/Bà sẽ:

a. Viết đơn gửi cơ quan có thẩm quyền

b. Đến trụ sở tiếp công dân để trình bày, đề nghị xem xét, giải quyết

8. Theo Ông/Bà việc quản lý của Nhà nước về đất đai tại địa phương đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chưa?

a. Có; b. Không.

9. Gia đình Ông/Bà đã sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế về đất đai chưa?

a. Có b. Không.

10. Tố cáo đất đai xảy ra tại địa phương Ông/Bà phổ biến ở dạng: a. Hành vi sai phạm của cán bộ trong thực hiện pháp luật về đất đai; b. Lấn chiếm đất của các chủ sử dụng đất;

c. Sử dụng đất sai mục đích;

e. Ô nhiễm đất, nước sinh hoạt, tiếng ồn; f. Tố cáo về nội dung khác.

11. Kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại địa phương?

a. Hoàn thiện công tác quy hoạch, đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính….

b. Xác lập một cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai thích hợp

c. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai phải được đặt lên hàng đầu

d. Kiên quyết xử lý nhanh, xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật e. Tất cả đáp án trên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn na dương, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2008 2013 (Trang 73)