Tình hình thanhtra và khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn na dương, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2008 2013 (Trang 28)

Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 830.521 ha bao gồm có 11 đơn vị hành chính trong đó có 01 thành phố và 10 huyện.

Tỉnh Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng thông qua 4 cửa khẩu lớn trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; 2 cửa khẩu quốc gia là Chi Ma (huyện Lộc Bình) và Bình Nghi (huyện Tràng Định). Ngoài ra, Lạng Sơn còn có các tuyến đường giao thông đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh và thành phố Hà Nội rất thuận lợi.

Với những thuận lợi trên, tỉnh Lạng Sơn có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp. Sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng này sẽ nảy sinh nhu cầu về đất đai. Chính vì vậy mà việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp đúng đủ với mọi nhu cầu phát triển của mọi lĩnh vực là rất quan trọng và

cần thiết, nó được đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hang đầu. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với ban lãnh đạo tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Trong đó, phải kể đến công tác thanh tra và khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn ra trên địa bàn tỉnh, từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời, ban lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân. Riêng trong 5 năm 2008 – 2012 thanh tra sở đã tiếp nhận 235 lượt tiếp công dân và 355 đơn. Thanh tra sở kết hợp với các cơ quan ban ngành khác tổ chức 38 đợt thanh tra. ( http://tnmtlangson.gov.vn) [19].

Phần 3

NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Số liệu về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương.

Các văn bản liên quan công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2013.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình. - Thời gian: Từ ngày 20 tháng 01 đến ngày 30 tháng 04 năm 2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương

3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 3.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai của thị trấn Na Dương

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

3.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương

3.2.4. Đánh giá kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thị trấn Na Dương giai đoạn 2008 - 2013

3.2.4.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư 3.2.4.2. Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại đất đai 3.2.4.3. Đánh giá kết quả giải quyết tố cáo đất đai

3.2.5. Đánh giá chung

3.2.5.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thị trấn Na Dương 3.2.5.2. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thị trấn Na Dương

3.2.6. Nguyên nhân phát sinh, thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác thanh tra và khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương

3.2.6.2. Thuận lợi 3.2.6.3. Khó khăn 3.2.6.4. Giải pháp

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập điều kiện tự nhiên, kinh tế - kinh tế, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế của thị trấn tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Thu thập hiện trạng sử dụng đất đai tại ủy ban nhân dân thị trấn Na Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập số liệu thống kê các vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Na Dương tại phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê và tại UBNX thị trấn Na Dương.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn các hộ gia đình, công chức, cán bộ sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn và khu vực thị trấn trên địa bàn thị trấn Na Dương.

- Số lượng phỏng vấn:……hộ gia đình, cá nhân.

3.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu

Phương pháp này là phương pháp tập hợp các số liệu, tài liệu thu thập được, chọn lọc các số liệu có độ tin cậy cao, sát với thực tế địa phương, phân tích xử lý các số liệu cho phù hợp và chính xác.

Phương pháp này được ứng dụng nhằm phân tích toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.

3.3.3. Phương pháp biểu đồ

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Điều kiện địa lý

Thị trấn Na Dương được thành lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 12/01/1984. Thị trấn nằm ở phía Đông Nam của huyện Lộc Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 1.143,50 ha, cách trung tâm huyện Lộc Bình 10 km theo đường quốc lộ 4B, cách cửa khẩu Chi Ma 25 km và cách thành phố Lạng Sơn 32 km. Có vị trí giáp ranh:

- Phía Bắc giáp xã Sàn Viên và xã Đông Quan - Phía Nam và Đông Nam giáp xã Lợi Bác - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Đông Quan - Phía Đông giáp xã Sàn Viên

Thị trấn Na Dương có vị trí thuận lợi về trao đổi hàng hóa, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, khai thác tiềm năng đất đai, lực lượng lao động và các lợi thế khác giúp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị trấn Na Dương có địa hình tương đối phức tạp, bao gồm các đồi kề tiếp nhau, xen kẽ ở giữa là các thung lũng nhỏ, hẹp. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400 m. Địa hình của thị trấn cao dần từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc. Sự phân hóa địa hình có 3 dạng chính: dạng địa hình đồi cao, dạng địa hình đồi thấp và dạng địa hình thung lũng xen kẽ giữa các dãy đồi.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Thị trấn Na Dương có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ bình quân cả năm 21,1oC, tháng nóng nhất 27,1oC (tháng 7) và tháng lạnh nhất 13,1oC (tháng 1).

- Lượng mưa bình quân hàng năm 1349 mm, phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm tới 76% tổng lượng mưa trong

năm, lượng mưa tập trung thường gây rửa trôi, xói mòn đất vùng đồi núi kèm theo lũ lụt gây sạt lở đất ven suối. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau với lượng mưa chiếm khoảng 24%, các tháng cuối mùa khô còn có lượng mưa phùn đã cải thiện đáng kể chế độ ẩm trong mùa này.

- Lượng nước bố hơi bình quân khoảng 800 – 1000 mm/năm, tuy nhiên diễn biến không đều. Mùa khô lạnh, lượng bốc hơi thường cao hơn lượng mưa (các tháng 12, tháng 1 lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa từ 2 đến 7 lần).

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 82% dao động từ 77% đến 86% tùy thuộc vào lượng nước bốc hơi.

* Thủy văn

- Suối Nà Cáy có chiều dài 2,3 km bắt nguồn từ đập hồ Nà Cáy chảy qua các thôn Nà Phải, Khu 3, Na Dương, bản Khòn Toòng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Hồ Nà Cáy với diện tích khoảng 48,2 ha, sức chứa 152.000 m3 nước, đáp ứng nhu cầu tưới cho 147 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra nước trong hồ còn được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, làm mát cho nhà máy nhiệt điện.

- Trên địa bàn thị trấn Na Dương còn có suối Thà Sít, suối Tồng Già, suối Pắc Hán, suối Khuổi Phục và các hồ ao nhỏ. Trong đó đáng chú ý nhất là mương Nà Cáy – Na Dương phố 1, mương Nà Cáy – Khòn Toòng dẫn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa mực nước các suối thường dâng cao tốc độ dòng chảy lớn dễ gây lụt, sạt lở ven suối. Vào mùa khô mực nước suối thấp gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất, đặc biệt ở các vùng cao.

4.1.1.4. Nguồn tài nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tài nguyên đất

- Đất vàng nhạt trên cát (Fq) có diện tích 441,99 ha, chiếm 38,62% diện tích đất tự nhiên nằm ở các thôn, phố: Khu 4, Khu 5A, Khu 5B, Khòn Toòng, khu 6, khu 7, khu 8. Kết quả phân tích tầng mặt (0 – 22 cm) cho thấy độ PHkcl từ 4,35 – 4,60, hàm lượng mùn nghèo và rất nghèo (0,84 – 1,44%), đạm tổng hợp tương đối khá (0,607 – 0,612%), lân dễ tiêu trung bình đến khá (4,0 – 9,0 mg/100g đất), kali nghèo đến rất nghèo (1,5 – 6,0 mg/100g đất).

Loại đất này đang khai thác một phần diện tích để trồng ngô, đậu đỗ, lúa, thuốc lá ở những nơi có độ dốc thấp (<8%), còn phần lớn diện tích đưa vào trồng rừng.

- Đất đỏ vàng trên đất sét và biến chất (Fs) có diện tích 456,96 ha, chiếm khoảng 39,06% diện tích đất tự nhiên nằm chủ yếu ở các thôn Nà Phải, Sơn Hà, Na Dương phố 1, Na Dương phố 2, Khu 3. Kết quả phân tích tầng mặt (0 – 30 cm) cho thấy đây là loại đất màu nâu sẫm, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chua vừa độ PHkcl từ 4,5 – 5,5, đạm tổng số nghèo (0,04 – 0,07%) ; hàm lượng mùn rất nghèo (0,15 – 0,6%), lân dễ tiêu nghèo (1,5 – 2,8 mg/100g đất). Loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu ở những nơi có độ dốc thấp (<8%), trồng rừng ở nơi có độ dốc cao (>25%), khả năng phát triển cây ăn quả còn khá lớn.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 244,55 % ha chiếm 20,99% diện tích đất tự nhiên phân bố ở Khu 1+2, Khu 9, Khu 10. Phân tích tầng mặt (0 – 25 cm) cho thấy đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất có phản ứng chua PHkcl từ 3,24 – 4,30. Hàm lượng mùn trong đất nghèo (0,15 – 0,62%), lân dễ tiêu rất nghèo (1,3 – 2,5 mg/100g đất). Loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu ở những nơi có độ dốc <8%, trồng rừng ở nơi có độ dốc cao.

Tóm lại, trên địa bàn thị trấn Na Dương có một phần không nhỏ diện tích đất nghèo dinh dưỡng, khi phát triển diện tích đất nông nghiệp cần chú trọng biện pháp thâm canh, có chế độ bón phân và cải tạo đất hợp lý. Ngoài ra thị trấn cũng có 1 phần diện tích đất dốc có thể phát triển lâm nghiệp để cải tạo cảnh quan môi trường.

* Tài nguyên khoáng sản

Thị trấn Na Dương có mỏ than lộ thiên có trữ lượng khoảng 23 triệu tấn. Đặc tính của than Na Dương là loại than nâu chuyển tiếp than ngọn lửa dài. Vì vậy có thể gọi than Na Dương là than nâu hoặc than ngọn lửa dài. Than Na Dương là than đặc chủng, ít thấy ở Việt Nam, với những đặc tính kỹ thuật có hàm lượng lưu huỳnh cao, dễ phong hóa, dễ bốc cháy khi đổ đống lớn và gặp mưa nhỏ khí sunphua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường. Than Na Dương có hàm lượng tro cao, cấp hạt càng nhỏ độ tro càng cao. Tỷ

lệ cám trong than nguyên khai tương đối lớn. Than và đất đá ở dạng kết hạch rất chặt chẽ, thuộc loại than rất khó tuyển. Vì thế Than Na Dương ít được dùng trong đun nấu, chỉ thích hợp dùng cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện với công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn.

Ngoài ra, thị trấn Na Dương còn có mỏ sét trắng có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp gạch.

* Tài nguyên rừng

Những năm qua do đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình gắn liền với việc tăng cường quản lý, bảo vệ vốn rừng trên địa bàn nên diện tích đất rừng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005 diện tích đất rừng là 464,64 ha, sau 5 năm (năm 2010) diện tích đất rừng tăng thêm 14,52 ha, tỷ lệ che phủ đạt 40,63%. Rừng tự nhiên có trữ lượng không đáng kể, đất rừng chủ yếu là rừng trồng sản xuất với các loại cây chủ lực là rừng keo, thông, bạch đàn.

* Tài nguyên nước

Trên địa bàn thị trấn Na Dương có các nguồn nước mặt chính sau:

- Suối Nà Cáy có chiều dài 2,3 km bắt nguồn từ đập hồ Nà Cáy chảy qua các thôn Nà Phải, Khu 3, Na Dương, bản Khòn Toòng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Hồ Nà Cáy với diện tích khoảng 48,2 ha, sức chứa 152.000 m3 nước, đáp ứng nhu cầu tưới cho 147 ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra nước trong hồ còn được sử dụng vào mục đích sinh hoạt, làm mát cho nhà máy nhiệt điện.

- Ngoài ra Thị trấn Na Dương còn có suối Thà Sít, suối Tồng Già, suối Pắc Hán, suối Khuổi Phục và các hồ ao nhỏ. Trong đó đáng chú ý nhất là mương Nà Cáy – Na Dương phố 1, mương Nà Cáy – Khòn Toòng dẫn nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước trên địa bàn thị trấn khá dồi dào đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trong tương lai cần đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho người dân cần xây dựng trạm xử lý nước và nhà máy lọc nước cung cấp nước cho nhân dân.

* Tài nguyên nhân văn

- Thị trấn Na Dương – huyện Lộc Bình là vùng đất cổ thuộc vùng miền núi biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có lịch sử phát triển gắn liền với nền văn hóa dân tộc khác nhau như: Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Sán Chỉ… trong đó dân tộc Nùng, Tày có số dân đông nhất.

- Các dân tộc ở thị trấn vốn có truyền thống văn hóa phong phú, hàng năm có nhiều lễ hội độc đáo mang nhiều bản sắc dân tộc.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Thị trấn Na Dương dựa trên tài nguyên than đá phát triển công nghiệp khai thác than và nhiệt điện, tuy nhiên kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm đạt khoảng 10 – 12%.

Tổng thu nhập năm 2013 đạt 50 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế như sau: Nông nghiệp: 60%

Tiểu thủ công nghiệp: 35% Thương mại dịch vụ: 5%

Những năm qua Đảng ủy thị trấn đã tập trung cao cho việc lãnh đạo phát triển kinh tế giữ được thế ổn định vững chắc. Trong đó có những lĩnh vực đạt được tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng, xuất hiện mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đáng kể, tỷ trọng các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng gia tăng.

Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế phát triển tích cực, đúng hướng. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại hơn nữa. Tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, tiếp tục giảm dần ngành nông – lâm nghiệp.

4.1.2.2. Các ngành kinh tế

a. Nhóm ngành nông – lâm nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn na dương, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2008 2013 (Trang 28)