5. Kết cấu của đề tài
3.2.3 Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá thực trạng lập kế hoạch
Trong quy trình cũ, giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch không đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng mà còn phụ thuộc vào các đơn đặt hàng, tình hình sản xuất của kì trƣớc và năng lực hiện có của Công ty.
Để hƣớng tới một quy trình hiện đại hơn, khoa học hơn thì giai đoạn này cần có một bản phân tích, đánh giá thực trạng của Công ty và thị trƣờng.
Về phân tích thực trạng Công ty cần làm rõ các mặt sau: nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn cung nguyên vật liệu, phƣơng hƣớng sản xuất trong kì kế hoạch.
Phân tích nguồn lực là làm rõ về số lƣợng, trình độ chuyên môn, ƣu nhƣợc điểm của cán bộ, lực lƣợng lao động. Đánh giá khả năng đáp ứng cho hoạt động sản xuất của Công ty trong kì kế hoạch. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực dựa trên báo cáo của văn phòng công ty. Ngƣời lập kế hoạch cần lấy các số liệu về lực lƣợng lao động, lập danh sách phân loại theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thành tích trong những năm gần đây, đánh giá nhận xét của ngƣời quản lý trực tiếp. Từ đó đƣa ra đánh giá chung về nguồn nhân lực của Công ty.
Đánh giá về nguồn vốn để đƣa ra đƣợc phƣơng án sản xuất phù hợp với khả năng kì vọng của Công ty. Dựa trên bảng báo cáo tài chính hàng năm của Công ty để phân tích tình hình tài chính của Công ty về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, các nguồn huy động vốn, khả năng trả nợ,…
Xác định nguồn cung nguyên vật liệu đảm bảo chất lƣợng, sự ổn định của nhà cung ứng. Ngoài ra còn phải tìm thêm các đối tác mới để đảm bảo nguyên liệu đầu vào.
Đánh giá về năng lực sản xuất là một phần quan trọng từ đó ảnh hƣởng đến sản lƣợng của Công ty trong kì kế hoạch và các kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc tăng cƣờng năng lực sản xuất. Đánh giá năng lực sản xuất bao gồm: thống kê lại cơ sở vật chất, số lƣợng, công suất hiện tại của mỗi loại máy móc và công suất dự tính nếu có thay đổi về công nghệ để ƣớc tính khả năng sản xuất tối đa và tối thiểu của Công ty.