5. Kết cấu của đề tài
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu Tên giao dịch: Take A Chau Fashion Joint Stock Company
Trụ sở chính: 234 Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, Hà Nội Tel: (084).63251381
Fax: (084).463251381
Lĩnh vực hoạt động SXKD: may mặc Tổng diện tích mặt bằng: 34169 m2 Tổng số cán bộ nhân viên: 2.500 ngƣời
Năng lực sản xuất: 9 triệu sản phẩm /năm (quy đổi theo áo sơ mi chuẩn) Tổng số máy móc thiết bị chyên dùng: 1852 máy
Từ một cơ sở nhỏ bé ít danh tiếng trong ngành Dệt may Việt Nam, qua hơn 10 năm đổi mới công nghệ và quản lý theo hƣớng hiện đại, Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu đã vƣơn lên thành một doanh nghiệp sở hữu Nhà nƣớc, quy mô tƣơng đối lớn, xuất khẩu sản phẩm may mặc có uy tín trên thị trƣờng thế giới.
Tiền thân của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu Á Châu thành lập theo quyết định số 423 QĐ/UB ngày 02/3/1990 của UBND Thành Phố Hà Nội.
Năm 1990-1991, tình hình chính trị kinh tế Liên xô và các nƣớc Đông Âu có nhiều biến động, hoạt động của Xí nghiệp rơi và tình trạng hụt hẫng và bế tắc. Sau 2 năm điêu đứng tƣởng chừng không thể tồn tại, Xí nghiệp đã từng bƣớc vƣợt qua khó khăn, khẳng định và phát triển bằng cách chuyển hƣớng sản xuất, tiếp cận thị trƣờng các nƣớc Tƣ bản. Trong thời gian này, Xí nghiệp tập trung vào may hàng xuất khẩu vào thị trƣờng EU và đồng thời làm hàng trả nợ cho Cộng Hoà Liên Bang Nga, Li Bi với các mặt hàng đa dạng nhƣ: áo sơ mi, áo jắckét, quần áo thể thao. Bên
cạnh đó, Xí nghiệp cũng đã kí nhiều hợp đồng với khách hàng đặt nhiều gia công nhƣ: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,...
Năm 2000, Xí nghiệp may xuất khẩu Á Châu đã chuyển thành Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu theo Quyết định số 343 QĐ/UB ngày 7/2/2000 của UBND Thành Phố Hà Nội.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu là một doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất khẩu trực tiếp.
Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.
- Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lƣợng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đƣợc giao đối với Nhà nƣớc, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Tuân thủ các quy định pháp luật chính sách của Nhà nƣớc, báo cáo định kỳ lên Tổng công ty, tiến hành sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Tổng công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, môi trƣờng giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp thuộc phạm vi quản lý của Công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất các mặt hàng dệt may. Các mặt hàng chủ yếu của Công ty là: áo jắckét, áo sơ mi, quần âu, quần áo trƣợt tuyết,…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Tại Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu, bộ máy quản lý đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến.
a) Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lƣợc phát triển dài hạn của Công ty. Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định
thƣờng đƣợc thực hiện thông qua biểu quyết. Nghị quyết đƣợc thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ đồng ý. ĐHĐCĐ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.
b) Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý của Công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành Công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.
c) Ban kiểm soát
Là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là Trƣởng ban kiểm soát.
d) Khối quản lý
Là những Phòng, Ban tham gia giám sát và tổ chức sản xuất.
e) Khối phục vụ sản xuất
Là những bộ phận có trách nhiệm giúp đỡ bộ phận sản xuất trực tiếp khi cần.
g) Khối sản xuất trực tiếp
Là bộ phận trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tổng quát của Công ty
Nguồn: Văn phòng Công ty
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Khối quản lý sản xuất Khối quản lý sản xuất Khối quản lý sản xuất
Trên thực tế, hiện nay bộ máy quản lý của Công ty vẫn chia thành hai cấp đó là cấp Công ty và cấp Xí nghiệp với sự chỉ đạo của Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị cử ra.
2.1.3.2 Cấp Công ty a) Tổng giám đốc
Là ngƣời đứng đầu Công ty, có nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Là ngƣời có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Nhà nƣớc về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
b) Phó tổng giám đốc điều hành về sản xuất và kỹ thuật
Giúp Tổng giám đốc nắm bắt về việc vận hành chỉ đạo sản xuất, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật và chất lƣợng sản phẩm.
c) Phó tổng giám đốc tài chính và kinh doanh
Điều hành việc tạo lập, tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế toán và chịu trách nhiệm mọi hoạt động về tài chính của Công ty.
d) Phó tổng giám đốc nội chính
Chỉ đạo công tác tổ chức nhân sự, chỉ đạo công tác an ninh, đời sống nhân viên, trật tự và an toàn trong doanh nghiệp.
2.1.3.2 Các Phòng, Ban a) Văn phòng công ty
Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của Công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với ngƣời lao động,…
b) Phòng Kỹ thuật chất lượng
Quản lý, phác thảo, tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công ty, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm trƣớc khi đƣa vào nhập kho thành phẩm.
c) Phòng Kế hoạch
Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.
d) Phòng Xuất nhập khẩu
Tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nƣớc.
e) Phòng Tài chính - Kế toán
Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo chính sách của Nhà nƣớc, đảm bảo nguồn vốn có sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của Công ty, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả.
g) Phòng kho
Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng nhƣ vận chuyển, cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lƣợng, chất lƣợng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
h) Xí nghiệp dịch vụ đời sống
Làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn,…
i) Cửa hàng thời trang
Các sản phẩm đƣợc trƣng bày mang tính chất giới thiệu là chính, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trƣờng, thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lƣợc tìm kiếm thị trƣờng.
k) Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm
Trƣng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của Công ty, đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ ngƣời tiêu dùng.
n) Phòng Kinh doanh nội địa
Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho Công ty và theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các đại lý.
2.1.3.3 Cấp xí nghiệp
Trong các Xí nghiệp thành viên có Ban Giám đốc xí nghiệp gồm: Giám đốc xí nghiệp, các Phó giám đốc xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thống kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xƣởng. Ngoài ra còn có các tổ trƣởng sản xuất, nhân viên tiền lƣơng, cấp phát thống kê, cấp phát nguyên liệu.
Dƣới các trung tâm và cửa hàng thời trang có cửa hàng trƣởng và các nhân viên cửa hàng.
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.1.4 Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu
2.1.4.1 Nhiệm vụ sản xuất
Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu đƣợc quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc áo chất lƣợng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ Sản xuất và Kỹ thuật
Giám đốc các xí nghiệp thành viên
Nhân viên thống kê các xí nghiệp
Nhân viên thống kê phân xƣởng Phó TGĐ Tài chính và Kinh doanh Phó TGĐ Nội chính Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch Phòng Tài chính - Kế toán Văn phòng TTTM và GTSP Cửa hàng thời trang Phòng kinh doanh nội địa Xí nghiệp1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 XN Nam Định XN Hà Nam Phân xƣởng Thêu Phân xƣởng Giặt mài Phòng kho
Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc với năng lực sản xuất là 9 triệu sản phẩm /năm (quy đổi theo áo sơ mi chuẩn)
2.1.4.2 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu
Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu có 7 xí nghiệp thành viên với tổng số 3063 cán bộ công nhân viên. Do tay nghề của công nhân cao nên sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu và có uy tín trên thị trƣờng của hơn 30 nƣớc trên thị trƣờng thế giới nhƣ: Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch,.... Để sản xuất đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng cao không chỉ dựa vào trình độ tay nghề của ngƣời lao động mà còn nhờ vào 2500 thiết bị máy móc của các nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ: Mỹ, Nhật, CHLB Đức,.... Có nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại nhƣ: hệ thống máy trải vải và cắt tự động, máy thêu điện tử, máy bổ túi tự động, hệ thống form quần và áo jắcket, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính,…
Với các máy móc thiết bị hiện đại, tiên tiến nhƣ vậy nên cùng với nó là chất lƣợng sản phẩm không ngừng đƣợc nâng cao. Ngày 30/10/2012 Công ty đã đƣợc tổ chức quốc tế BVQI của Vƣơng quốc Anh và của Việt Nam Quarcert kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 có giá trị đến ngày 30/10/2015.
2.1.4.3 Cơ cấu sản xuất của Công ty
Do đặc điểm của một sản phẩm may mặc là phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên ảnh hƣởng đến nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất. Một ngƣời công nhân không thể làm đƣợc tất cả các công đoạn mà từng công đoạn lại đƣợc phân cho một nhóm ngƣời lao động làm. Ví dụ nhƣ, trong xí nghiệp 1 đƣợc phân ra:
Tổ 1: may cổ áo Tổ 2: vào tay áo Tổ 3: là
Tổ 4: kiểm tra sản phẩm
Khi đƣợc chuyên môn hoá nhƣ vậy, chất lƣợng của công việc sẽ cao hơn vì mỗi ngƣời công nhân chỉ phải thực hiện một thao tác, làm nhiều thì tay nghề sẽ nâng cao hơn. Mặt khác, cũng giúp cho giữa những ngƣời lao động mối liên quan chặt chẽ với nhau cùng nhau nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu ngoài 7 xí nghiệp may trực tiếp may ra sản phẩm còn có 2 xƣởng quan trọng phục vụ đó là: phân xƣởng cắt trung tâm đảm nhiệm việc cắt từ vải theo mẫu rồi chuyển đến cho các xí nghiệp may các mẫu vải lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, còn có phân xƣởng hoàn thành, sản phẩm đƣợc máy xong sẽ chuyển đến phân xƣởng này để kiểm tra sản phẩm lần cuối trƣớc khi xuất bán.
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu những năm gần đây
Do đƣợc đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, máy móc sản xuất nên sản lƣợng sản xuất ra tăng lên, đồng thời cũng do chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc nâng lên đáng kể nên Công ty cũng tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm hơn vì thế mà doanh thu của Công ty đều tăng lên qua các năm đƣợc thể hiện thông qua Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty dƣới đây.
Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 7%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 6%. Ngoài ra, chi phí của Công ty qua các năm cũng có xu hƣớng tăng lên và tăng bình quân khoảng 6% gần bằng tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 25% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 14% so với năm 2012.
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh 2011-2013
ĐVT: tỉ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Doanh thu 220 235 250 107 106 Chi phí 216 230 244 106 106 LN trƣớc thuế 4 5 5.7 125 114 Thuế TNDN(23%) 0.92 1.15 1.311 125 114 LN sau thuế 3.08 3.85 4.389 125 114
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Nhƣ vậy, trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy khả năng đi đúng hƣớng của Công ty trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.
2.3 Thực trạng công tác kế hoạch hóa sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu
2.3.1 Hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu
2.3.1.1 Kế hoạch chiến lược
Đây là bản kế hoạch thể hiện tầm nhìn của Công ty, là viễn cảnh mà Công ty muốn đạt tới trong tƣơng lai, thể hiện đƣợc mong muốn đạt đến của Công ty và các giải pháp, phƣơng thức hành động để đạt đƣợc mục tiêu.
Thực tế, trong những năm gần đây, mặc dù rất nhiều doanh nghiệp không còn xây dựng những bản kế hoạch chiến lƣợc dài hạn nữa nhƣng Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu vẫn có cho mình kế hoạch chiến lƣợc cụ thể, đó là “Chiến lƣợc phát triển của Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030” đã đƣợc Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê duyệt. Việc xây dựng đƣợc kế hoạch chiến lƣợc dài hạn nhƣ vậy đòi hỏi phải có nguồn lực lớn và sự phân tích, dự báo trƣớc những biến động của thị trƣờng. Đây có thể là một lợi thế lớn của Công ty trong tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng nó cũng có thể là một thử thách lớn khi những dự báo tƣơng lai sai lệch với biến động thực tế của thị trƣờng. Do vậy, Công ty cần phải có những kế hoạch dự phòng trong ngắn hạn hơn và tức thời ứng phó với từng thay đổi của môi trƣờng.
2.3.1.2 Kế hoạch trung hạn
Kế hoạch trung hạn của Công ty đƣợc xây dựng cho giai đoạn 3 năm một lần, xác định phƣơng hƣớng phát triển của Công ty thể hiện qua các mục tiêu, chỉ tiêu về tăng trƣởng, doanh thu, lợi nhuận,… cần đạt đƣợc và việc thực hiện các