Một số kiến nghị với Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thời trang quốc tế take á châu (Trang 68)

5. Kết cấu của đề tài

3.3 Một số kiến nghị với Công ty

Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty không thể thực hiện đƣợc trong một hay hai ngày mà phải tiến hành dần dần từng phần, từng yếu tố và cần thời gian cũng nhƣ đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và cấp trên.

Qua việc phân tích tình hình thực tế về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai, tôi xin đƣợc đƣa ra một số kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty nhƣ sau:

- Nhà nƣớc và Tập đoàn hết sức tạo điều kiện cho Công ty đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật không chỉ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cho công tác kế hoạch hóa. Đó là việc hoàn thiện hệ thống phần mềm để công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đƣợc tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Tìm hiểu và mua phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch, kết hợp với việc đánh giá, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch. Trang bị đầy đủ máy tính, phƣơng tiện làm việc cần thiết cho cán bộ, nhân viên trong Công ty. Tạo điều kiện không gian làm việc thoải mái cho bộ phận kế hoạch và các bộ phận chức năng khác.

- Trong nội bộ Công ty cần có sự phối hợp, liên hệ chặt chẽ giữa các Phòng, Ban, bộ phận chức năng khác với bộ phận kế hoạch. Xây dựng mạng nội bộ Công ty để việc cung cấp thông tin giữa các Phòng, Ban chức năng đƣợc thuận tiện và kịp thời. Các Phòng, Ban chức năng cần cử cán bộ, nhân viên tham gia cùng với bộ phận kế hoạch trong công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát đánh giá kế hoạch. Để từ đó, lợi ích riêng của từng bộ phận chức năng đều đƣợc phản ánh trong kế hoạch sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo đạt mục tiêu đề ra của kế hoạch chiến lƣợc phát triển dài hạn của Công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm.

- Nhanh chóng thống nhất khung pháp lý chung cho công tác kế hoạch hóa, hoàn thiện những khâu thủ tục hành chính và bộ luật về công tác kế hoạch hóa phát triển, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. Một khi những quy định pháp lý, những khuôn khổ đã hình thành, công tác kế hoạch hóa sẽ phát huy tối đa đƣợc vai trò hữu hiệu của nó trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong nền kinh tế thị trƣờng.

KẾT LUẬN

Trong bất cứ giai đoạn nào, thời kì nào của cơ chế thị trƣờng thì công tác lập kế hoạch cũng luôn luôn cần thiết và không thể thiếu đƣợc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, ngành Dệt May cũng nhƣ những ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, muốn có sự phát triển bền vững thì cần có một công tác kế hoạch hóa hiệu quả, một hệ thống kế hoạch đúng đắn, phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn.

Sự tồn tại và phát triển của từ những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập đến những doanh nghiệp lớn và lâu năm nhƣ Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu cũng vậy. Do đặc thù của Công ty là kinh doanh trên thị trƣờng may mặc và dịch vụ có nhiều biến động, do đó chỉ khi có một hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh và công tác kế hoạch hóa đúng đắn thì mới giúp cho Công ty có khả năng phát triển xa hơn, ứng phó với mọi tình huống và khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thƣơng trƣờng.

Dựa vào kết quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty, khóa luận đã đi sâu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân làm cản trở hoạt động lập kế hoạch tại Công ty, đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chƣa thể nghiên cứu một cách hoàn chỉnh những vấn đề đã đặt ra. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các anh, chị ở Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu để tiếp tục hoàn thiện khóa luận của mình đƣợc tốt hơn.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20... (Chữ ký của giáo viên)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20.... (Chữ ký của giáo viên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Từ Quang Phƣơng (2012). Giáo trình Kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Bùi Đức Tuân (2005). Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.

3. Trần Minh Đạo (2012). Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Từ điển Bách khoa Việt Nam 2 (2002). Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 5. Ngô Thắng Lợi (2012). Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Phòng Kế hoạch Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu (2012). Bản kế hoạch hàng năm của công ty, Phòng Kế hoạch, Hà Nội.

7. Phòng Kế Toán Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu (2012). Bản thu chi ngân sách, Phòng Kế Toán, Hà Nội.

8. Phòng Kế hoạch Công ty cổ phần thời trang quốc tế Take Á Châu (2013). Bản định hướng phát triển của công ty trong tương lai, Phòng Kế hoạch, Hà Nội.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thời trang quốc tế take á châu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)