Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định giá trị doanh nghiệp phục

Một phần của tài liệu Thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương pháp tài sản tại công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) - chi nhánh miền Trung và Tây Nguyên (Trang 60)

vụ mục đích cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) – Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên. 2.2.2.1. Nhân tố bên ngoài

- Hệ thống pháp lý về hoạt động thẩm định giá đã có những quy định cụ thể nhằm giúp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp được dễ dàng hơn, xác thực hơn như quy định về phương pháp thẩm định giá, về bất động sản,... Nhưng vẫn còn nhiều quy định còn chưa hoàn chỉnh về giá trị thương hiệu, giá trị tài sản cố định vô hình,.... làm khó khăn hơn cho công tác thẩm định giá.

- Các yếu tố kinh tế tác động trực tiếp tới việc xác định giá trị doanh nghiệp mà thẩm định viên cần quan tâm như: tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá,…….

- Phương pháp thẩm định giá có hai phương pháp chính phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa bao quát hết được các loại hình doanh nghiệp có đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau. Mặt khác, các phương pháp còn phụ thuộc báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kế hoạch và dự báo,...

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm do doanh nghiệp cung cấp đã được kiểm toán, nhưng do chuẩn mực kế toán còn chưa hoàn chỉnh và cơ chế kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy và minh bạch nên việc xác định kết quả giá trị doanh nghiệp cũng bị tác động.

- Thông tin về doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đáng kể tới kết quả xác định giá trị doanh nghiệp vì có nhiều thông tin thiếu xác thực, không chính xác về doanh nghiệp hay tài sản thẩm định có thể làm cho chuyên viên thẩm định cho ra kết quả không xác thực và ngược lại nếu thông tin được doanh nghiệp cung cấp đầy đủ sẽ giúp cho chuyên viên thẩm định cho ra kết quả chính xác hơn và dễ dàng hơn.

2.2.2.2. Nhân tố bên trong

- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong việc xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là yếu tố quan trọng tác động tới kết

quả thẩm định. Tùy thuộc vào trình độ hay kinh nghiệp của chuyên viên trong việc xử lý hồ sơ có thể đưa ra kết quả xác thực hay không xác thực với thị trường của doanh nghiệp.

- Việc tổ chức, điều hành, phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình thẩm định cũng là yếu tố tác động đến tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp.

2.2.3. Tình hình thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Công ty Cổ phần định giá và Dịch vụ tài chính doanh nghiệp nhà nước của Công ty Cổ phần định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) – Chi nhánh Miền trung và Tây nguyên.

Với xu hướng toàn cầu hóa, hợp nhất, sáp nhập (M&A) đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau thì xác định giá trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động này cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ quá trình đưa ra quyết định đầu tư, tín dụng, mua bán hợp nhất sáp nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa (CPH), tái cơ cấu, thoái vốn...

Từ những năm đầu mới thành lập, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư lĩnh vực tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, từ năm 2005 Tổng công ty là một trong số các đơn vị đầu tiên được Bộ Tài chính công nhận đủ điều kiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ (NĐ187). Đến nay, hằng năm Tổng công ty liên tục được Bộ Tài chính lựa chọn là một trong các tổ chức tư vấn đủ điều kiện cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp, hàng năm phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện lựa chọn rất nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Tài chính. Năm 2014, Tổng công ty tiếp tục nằm trong danh sách các tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp theo Quyết định số 198/QĐ-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)-Chi nhánh Miền trung và Tây nguyên là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xác định giá trị doanh nghiệp nên qua những năm gần

đây (từ năm 2011 đến năm 2013) Chi nhánh Miền trung và Tây Nguyên đã tư vấn và xử lý rất nhiều hồ sơ cổ phần hóa lớn như: Công ty TNHH MTV Vinalines Nha Trang thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hỗ trợ xử lý hồ sơ Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khu vực Miền trung và Tây nguyên, Công ty TNHH MTV du lịch Khánh hòa và nhiều công ty khác.

2.2.4.Cách xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước của Công ty Cổ phần định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) – Chi nhánh Miền trung và Tây nguyên.

2.2.4.1. Đối với tài sản cố định hữu hình:

Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.

2.2.4.1.1. Chất lượng còn lại của tài sản:

- Chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.

- Tài sản cố định (TSCĐ) đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

2.2.4.1.2. Nguyên giá TSCĐ được xác định:

Đối với TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc:

- Đối với các công trình xác định được quy mô công trình và suất vốn đầu tư: Đánh giá lại nguyên giá trên cơ sở quy mô công trình và đơn giá xây dựng mới công trình.

Quy mô công trình được xác định dựa trên hồ sơ bản vẽ (nếu có) và số liệu kiểm kê thực tế.

Đơn giá của địa phương (nơi có tài sản thẩm định) quy định về giá nhà xây dựng mới.

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình do Bộ Xây Dựng quy định trong năm.

Trượt giá trong xây dựng cơ bản theo chỉ số giá xây dựng công trình do Sở Xây dựng địa phương (tỉnh/Tp) công bố.

Đối với TSCĐ là máy móc thiết bị và TSCĐ khác:

- Được xác định theo giá tài sản mới đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển... (nếu có) tại thời điểm định giá.

- Trường hợp tài sản đặc thù không có trên thị trường: xác định theo giá mua mới của tài sản cố định cùng loại, cùng nước sản xuất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không xác định được giá mua mới của tài sản tương đương, tính theo giá mua bán tài sản đã qua sử dụng có tính năng và thực trạng tương đương.

- Trong trường hợp các tài sản (máy móc thiết bị, TSCĐ khác) là tài sản đặc thù, không có tài sản tương đương, không có đủ hồ sơ đầu tư và hồ sơ kỹ thuật, không còn được sản xuất… thì xác định nguyên giá theo giá tài sản ghi trên sổ sách kế toán. Một số danh mục máy móc, thiết bị, nguyên giá trên sổ sách kế toán của Doanh nghiệp tương đương với giá thị trường, giữ nguyên theo nguyên giá sổ sách kế toán.

Đối với TSCĐ là phương tiện vận tải:

- Được xác định theo giá bán phương tiên vận tải mới đang mua, bán trên thị trường (giá đang rao bán) bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…..(nếu có) tại thời điểm thẩm định giá.

- Trường hợp trên thị trường không có bán phương tiện vận tải mới tương đương: xác định tưong tự như máy móc thiết bị nói trên.

Đối với TSCĐ là vườn cây:

Căn cứ thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị vườn cây để cổ phần hóa: Giá trị thực thực tế vườn cây được xác định cho từng diện tích (ha) của vườn cây theo tuổi. Trong đó:

- Suất đầu tư nông nghiệp của vườn cây trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật từng năm tại địa phương (tỉnh/Tp) công bố.

- Suất đầu tư thời kỳ xây dựng cơ bản được tính riêng cho các năm trồng mới, năm chăm sóc.

- Suất đầu tư thời kỳ kinh doanh được tính riêng cho các năm có bón phân hữu cơ để cải tạo đất và các năm còn lại.

- Giá trị khấu hao lũy kế được tính từ năm bắt đầu khai thác đến thời điểm định giá trên cơ sở nguyên giá vườn cây xác định theo suất đầu tư và tỷ lệ khấu hao hàng năm.

- Hệ số phân loại thực tế vườn cây theo loại A, B, C, theo chu kỳ khai thác và khu vực.

2.2.4.2. Đối với công cụ, dụng cụ được xác định:

- Công cụ lao động, dụng cụ quản lý đang phân bổ giá trị vào chi phí kinh doanh: đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

- Công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục sử dụng được đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

2.2.4.3. Đối với hàng tồn kho:

Hàng tồn kho là một loại tài sản ngắn hạn, thường được luân chuyển trong vòng một năm hay trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. (Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 02)

- Về số lượng: Căn cứ theo kết quả kiểm kê thực tế tại thời điểm thẩm định giá. - Về giá trị: xác định theo thực tế phát sinh đang hạch toán trên sổ kế toán của Doanh nghiệp.

2.2.4.4. Đối với tài sản bằng tiền:

Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của Doanh nghiệp được xác định như sau:

- Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

- Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

- Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ đó.

2.2.4.5. Đối với các khoản phải thu, các khoản phải trả:

- Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được kiểm toán độc lập và sau khi đối chiếu xử lý.

- Các khoản nợ phải trả: được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và sau khi đối chiếu xử lý.

2.2.4.6. Đối với các khoản chi phí dở dang về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản:

Các khoản chi phí dở dang về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản: Được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán đã được kiểm toán độc lập.

2.2.4.7. Đối với tài sản cố định vô hình:

Giá trị tài sản vô hình được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán đã được kiểm toán độc lập. Riêng giá trị quyền sử dụng đất thì được xác định như mục 2.2.4.12.

2.2.4.8. Đối với các khoản dự phòng, lỗ và lãi:

Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; khoản chênh lệch tỷ giá được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa. (Điều 17 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ)

2.2.4.9. Đối với số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng phúc lợi:

Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động, được chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số

năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa.(Theo Điều 17 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ).

2.2.4.10. Đối với giá trị lợi thế kinh doanh:

Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo qui định tại Điều 32 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 18 Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển được xác định như sau:

Giá trị thương hiệu:

Theo quy định hiện hành được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang web...).

Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp:

Được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau: Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 3 năm trước thời điểm xác định

giá trị doanh nghiệp

-

Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm

xác định giá trị doanh nghiệp

- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) được xác định bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán trừ các khoản nợ phải trả theo sổ kế toán tại thời điểm định giá.

- Vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm số dư các khoản: + Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - Tài khoản 411 + Quỹ đầu tư phát triển - Tài khoản 414 + Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Tài khoản 441 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ

sở hữu bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh

nghiệp

=

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh

nghiệp

x 100%

2.2.4.11. Đối với giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác: các doanh nghiệp khác:

- Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa (DN CPH) tại các doanh nghiệp khác được xác định trên cơ sở:

Một phần của tài liệu Thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương pháp tài sản tại công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) - chi nhánh miền Trung và Tây Nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)