Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương pháp tài sản tại công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) - chi nhánh miền Trung và Tây Nguyên (Trang 36)

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định theo công thức sau:

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước =    ni i i K D 1 (1 ) + P K n n (1 ) + Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã được giao, hoặc chênh lệch về tiền thuê đất của số năm thuê đất đã trả tiền còn lại ghi tăng vốn nhà nước Trong đó:

+ Các chỉ tiêu và xác định các chỉ tiêu Di

(1+ K)i : là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i Pn

(1+ K)n : là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1n). Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.

n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm).

Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức: D n+1

Pn =

K – g

K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:

K = Rf + Rp

Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, chỉ tiêu này được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm đã phát hành ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam, chỉ tiêu này được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf). g: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:

g = b x R

Trong đó: b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.

R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai. + Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau:

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó:

Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao.

+ Chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, được ghi nhận là tài sản và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh không quá 10 năm kể từ thời điểm chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần.

+ Đối với Tổng công ty, các ngân hàng thương mại đủ điều kiện thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu thì lợi nhuận và vốn nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính đối với Tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước.

1.3.2.5 Ưu điểm:

Ưu điểm của phương pháp này là nó dựa trên cơ sở xem xét hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, nhờ đó giá trị doanh nghiệp được đánh giá trong trạng thái động và phản ánh được cơ hội mà doanh nghiệp có thể có.

1.3.2.6 Nhược điểm:

-Đây là phương pháp phức tạp, phụ thuộc vào một số giả thiết và thông tin nhất định trong tương lai nên khó khăn cho việc xác định lợi thế và chi phí dự tính thu được hàng năm và vì vậy trong một chừng mực nào đó kết quả định giá phụ thuộc nhiều vào sự chủ quan của chuyên viên định giá.

-Khó lựa chọn được tỷ suất dùng để chiết khấu dòng thu nhập hàng năm. -Khó lựa chọn được thời gian vốn hóa, tức là số năm trong tương lai mà các lợi ích và các chi phí của doanh nghiệp còn có ý nghĩa và còn có thể được xác định chính xác.

-Khó ước tính được giá trị thanh lý của doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm thứ n của thời kỳ vốn hóa.

CHƯƠNG 2. THỰC TRANG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM ( VVFC) - CHI NHÁNH MIỀN TRUNG VÀ

TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu Thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương pháp tài sản tại công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) - chi nhánh miền Trung và Tây Nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)