doanh nghiệp nhà nước tại công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) – Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên.
2.2.1. Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt doanh nghiệp nhà nước tại công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) – Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên.
Thực tế tại doanh nghiệp quy trình xác định giá trị doanh nghiệp gồm có 4 bước, cụ thể:
Sơ đồ 3: Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty.
Bước 1: Xác định vấn đề và lập kế hoạch thẩm định giá doanh nghiệp:
- Xác định mục đích thẩm định giá.
- Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,…
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.
- Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá.
- Xác định công việc, thời gian cho việc thực hiện thẩm định giá.
- Xác định các tài liệu cân thu thập về thị trường, doanh nghiệp, tài sản so sánh,.... nhưng cần xác định rõ nguồn tài liệu và đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và được kiểm chứng.
- Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định.
Bước 1: Xác định vấn đề và lập kế hoạch thẩm định giá giá trị doanh
nghiệp.
Bước 2: Tìm hiểu thông tin, đánh giá và thu thập thông tin về doanh
nghiệp
Bước 3: Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư
liệu, và ước tính giá trị doanh nghiệp.
Bước 4: Lập báo cáo thẩm định giá Doanh nghiệp.
Bước 2: Tìm hiểu thông tin, đánh giá và thu thập thông tin về doanh nghiệp.
- Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
- Thu thập những thông tin về nội bộ doanh nghiệp như: tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý,...
- Thu thập nhưng thông tin bên ngoài doanh nghiệp như: thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,…
- Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt: sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh.
Bước 3: Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu, và ước tính giá trị doanh nghiệp.
- Dựa vào những quy định và nghiệp vụ thì nhóm thẩm định viên xác định phương pháp và xử lý số liệu.
- Tổng hợp kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá doanh nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy. Từ đó đưa ra kết quả ước tính.
Bước 4: Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp. - Phụ lục kèm theo.