trong và ngoài nước.
Thẩm đinh giá là dịch vụ đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn cao, doanh nghiệp này mạnh hơn doanh nghiệp kia thể hiện ở đội ngũ thẩm định viên có tay nghề cao. Chính vì vậy, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp thẩm định giá phải có chiến lược đầu tư cho đội ngũ thẩm định viên.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, các doanh nghiệp thẩm định giá có thể đầu tư cho các thẩm định viên tiềm năng bằng các hình thức học tập dài hạn và ngắn hạn trong nước và nước ngoài về chuyên môn nghiệp vụ thẩm định giá, với nguồn tài trợ của doanh nghiệp hoặc tài trợ một phần nhằm ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thẩm định giá.
3.2.3.2. Tham gia Hội thẩm định giá Việt Nam với tư cách là hội viên.
Hội thẩm định giá Việt Nam sẽ là nơi để các doanh nghiệp thẩm định giá có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp của mình. Do đó, các doanh nghiệp cần tham gia với tư cách là hội viên để cập nhập kiến thức về thẩm định giá và trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp định giá khác, các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.
3.2.3.4. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo trong nước và ngoài nước về nghiệp vụ chuyên môn thẩm định giá.
Các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về nghiệp vụ chuyên môn thẩm định giá là nơi tập hợp và chia sẻ những kinh nghiệm của các thẩm định viên ở các nước khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp thẩm định cần tạo điều kiện cho thẩm định viên tiếp cận với những kiến thức quy báu này để nâng cao kiến thức thông qua các kỹ thuật, phần mềm thẩm định giá và các tiêu chuẩn thẩm định giá mới.
3.2.3.5. Áp dụng thêm các phương pháp khác tính giá trị doanh nghiệp.
Nhằm hoàn thiện hơn việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH trong từng đặc điểm và mục đích của doanh nghiệp CPH thì doanh nghiệp thẩm định giá cần áp dụng thêm các phương pháp khác, nhằm bổ trợ cho việc xác định giá trị tài sản được chính xác hơn. Đồng thời, trong báo cáo thẩm định, thẩm định viên cần phải nêu phương pháp nào là phương pháp chính và phương pháp nào là hỗ trợ nhằm giúp người sử dụng kết quả thẩm định giá dễ dàng trong việc đối chiếu và so sánh.
KẾT LUẬN
Xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những tiền đề để thúc đẩy chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước của Việt Nam.
Vấn đề xác định giá trị thực của một doanh nghiệp luôn là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, giá bán hay chuyển nhượng doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nữa, nên có thể thấp, cao hơn hoặc bằng với giá trị thực.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước.
Tuy nhiên việc xác định giá trị thực của doanh nghiệp luôn là vấn đề phức tạp, khó khăn và gây nhiều tranh cãi, khúc mắc. Vì vậy để bắt kịp với nền kinh tế thị trường và đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải có các ngành và cá nhân đi sâu nghiên cứu thêm về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định giá hiện nay..
Ngoài ra, việc xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà còn bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
********
1. Giáo trình Thẩm định giá trị doanh nghiêp_Phan Thị Lệ Thúy_Trường
ĐH.Nha Trang.
2. Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp_TS.Nguyễn Minh
Hoàng_Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Định giá doanh nghiệp_Nguyễn Hải Sản_Nhà xuất bản Tài Chính.
4. Các trang mạng như: tailieu.vn, www.vvfc.vn,
thamdinhgiasaigon.com.vn,…….
PHỤ LỤC: BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ PHƯỚC AN.