4. Phạm vi nghiên cứu
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu
Muốn đạt được năng suất cao thì các yếu tố cấu thành năng suất cũng phải cao, bởi vì các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan mật thiết với nhau, yếu tố này xúc tiến yếu tố kia. Chính vì vậy khi muốn tăng năng suất thì phải điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng các yếu tố cấu thành năng suất một cách hợp lý nhất để đảm bảo cho năng suất thực thu cao nhất.
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thực thu được trình bày qua bảng 3.12.
- Số bông/khóm:
Số bông/khóm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và phuơng thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức cấy mạ 14 ngày, mật độ cấy 25 khóm/m2, bón phân vùi sâu sẽ có số bông/khóm cao hơn các công thức còn lại.
Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%, làm tăng số bông/khóm. Sự tương tác giữa các nhân tố thí nghiệm còn lại không làm tăng số bông/khóm ở mức độ tin cậy 95%.
Các công thức tham gia thí nghiệm có số bông/khóm dao động trong khoảng từ 6,2 – 11,1 bông, trong đó công thức 2 có số bông/khóm tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức áp dụng kỹ thuật SRI đều có số bông /khóm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do mật độ cấy thưa, cây ít phải cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng nên đẻ nhánh nhiều hơn, tỷ lệ bông hữu hiệu cao hơn. Mặt khác khi cấy mạ non và bón phân vùi sâu thời gian sinh trưởng lại kéo dài hơn, cung cấp đủ dinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dưỡng cho cây, hơn nữa mạ non khi cấy sẽ đẻ sớm và nhiều làm tăng số dảnh /khóm dẫn đến tăng số bông /khóm.
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa khang dân 18 trong vụ
mùa 2009 trên đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên Công thức Bông/ khóm (bông) Bông/ m2 (bông) Tổng số hạt/bôn g (hạt) Hạt chắc/ bông (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) A1B1C1(Đ/c) 6,2 310 173,2 140,8 20,5 89,47 47,73 A1B1C2 6,7 335 177,6 142,8 20,7 99,02 50,18 A1B2C1 7,3 182,5 183,7 154,9 20,8 58,80 54,10 A1B2C2 7,6 191,2 186,3 163,6 20,9 65,37 55,40 A2B1C1 7,0 350,5 182,6 146,8 20,6 105,9 52,97 A2B1C2 7,4 360,5 183,5 150,7 20,7 112,45 53,64 A2B2C1 9,2 233,6 195,9 172,1 21,0 84,37 63,08 A2B2C2 11,1 277,5 203,6 176,2 21,2 103,65 66,55 CV% 5,4 13,1 17,8 4,3 6,3 7,6 6,6 TB A1 6,9 254,6 180,2 150,5 20,7 78,1 51,85 TB A2 8,6* 305,5* 191,4* 161,4* 20,8ns 101,5* 59,06* TB B1 6,8 339,0 179,2 145,2 20,6 101,7 51,13 TB B2 8,8* 221,2* 192,3* 166,7* 20,9ns 78,04* 59,78* TB C1 7,4 269,1 183,8 153,6 20,7 84,63 54,47 TB C2 8,2* 291,0* 187,7* 158,3ns 20,8ns 95,12* 56,44* Ảnh hưởng của tương tác A*B * * * * ns * * A*C ns ns ns ns ns ns ns B*C ns ns ns ns ns ns ns A*B*C ns ns ns ns ns ns ns LSD05 TM 0,32 3,8 2,57 5,24 0,78 2,11 2,76 LSD05 MĐ 0,19 12,0 3,76 5,27 0,61 5,19 3,09 LSD05 P 0,13 4,21 3,00 6,7 1,84 3,42 1,81 LSD05 TM*MĐ*P 0,65 7,8 5,15 10,49 1,58 4,16 5,52
- Số bông /m2: Đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của cây lúa. Số bông/m2 của các công thức thí nghiệm có sự sai khác giữa các tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mạ cấy khác nhau, mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.
Sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy cũng làm tăng số bông/m2 ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ và phương thức bón phân lại không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Số bông/m2 của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 182,5 – 360,5 bông. Trong đó công thức đạt cao nhất là công thức 6 (tuổi mạ 14 ngày, mật độ cấy 50 khóm2, cấy 3 dảnh/khóm, phương thức bón phân vùi sâu). Công thức đạt thấp nhất là công thức 3 (tuổi mạ 24 ngày, mật độ cấy 25 khóm2, cấy 1 dảnh/khóm, phương thức bón phân vãi bình thường). Các công thức theo SRI có số bông /m2 thấp là do mật độ cấy thưa làm số bông/khóm tăng, nhưng số khóm/m2 lại giảm, dẫn đến làm giảm số bông/m2.
- Tổng số hạt /bông: cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới năng suất. Qua bảng 3.12 cho thấy tổng số hạt/bông có sự khác nhau giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức cấy mạ non tuổi (14 ngày), cấy với mật độ thưa (25 khóm/m2), bón phân vùi sâu đều có tổng số hạt/bông cao hơn so với các công thức còn lại.
Qua kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%, làm tăng tổng số hạt/bông. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa các nhân tố tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ với phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có tổng số hạt/ bông cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức có tổng số hạt/bông cao nhất là công thức 8. Điều này thể hiện được rằng tiềm năng di truyền của cây lúa đã được phát huy tối đa.
- Tổng số hạt chắc / bông: Giữa các tuổi mạ và mật độ cấy khác nhau thì tổng số hạt chắc/bông có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương thức bón phân vùi sâu và bón phân vãi không làm ảnh hưởng đến tổng số hạt chắc/bông ở mức độ tin cậy 95%.
Qua kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%, làm tăng tổng số hạt chắc/bông. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa các nhân tố tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ với phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
Các công thức thí nghiệm có số hạt chắc / bông dao động từ 140,8 – 176,2 hạt, trong đó công thức 2 và công thức 5 có tổng số hạt chắc/bông tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có tổng số hạt chắc/bông cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Khối lượng 1000 hạt: các công thức tham gia thí nghiệm có khối lượng 1000 hạt không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, dao động trong khoảng từ 20,5 – 21,2 gam. Không có sự khác biệt về khối lượng 1000 hạt giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và phương thức bón phân. Nguyên nhân là do khối lượng 1000 hạt của 1 giống là do yếu tố di truyền quyết định, các biện pháp kỹ thuật tác động có làm thay đổi nhưng không đáng kể.
- Năng suất lý thuyết: Là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất, thể hiện tiềm năng cho năng suất của cây lúa. Qua tính toán cho thấy giữa các tuổi mạ khác nhau, mật độ cấy khác nhau và phương thức bón phân khác nhau thì năng suất lý thuyết cơ sự khác biệt rất lớn ở mức độ tin cậy 95%.
Có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%, tuy nhiên không có sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ cấy với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 65,37 – 112,45 tạ /ha. Trong đó công thức có năng suất lý thuyết cao nhất là công thức 6 (tuổi mạ 14 ngày, mật độ cấy 50 khóm2, cấy 3 dảnh/khóm, phương thức bón phân vùi sâu). Công thức đạt thấp nhất là công thức 3 (tuổi mạ 24 ngày, mật độ cấy 25 khóm2, cấy 1 dảnh/khóm, phương thức bón phân vãi bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường). Các công thức theo SRI cấy với mật độ thưa nên làm giảm số bông/m2 dẫn đến làm giảm năng suất lý thuyết.
- Năng suất thực thu: năng suất thực thu là mục tiêu quan trọng nhất của người trồng lúa, phản ánh kết quả thu được đối với cả quần thể trong điều kiện trồng trọt nhất định. Qua bảng 3.12 cho thấy ở các tuổi mạ khác nhau thì năng suất thực thu có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%, năng suất thực thu của tuổi mạ 14 ngày đạt trung bình là 59,06 tạ/ha, tuổi mạ 24 ngày đạt 51,85 tạ/ha.
Năng suất thực thu ở mật độ cấy 25 khóm/m2 đạt 59,78 tạ/ha, cao hơn so với các công thức ở mật độ cấy 50 khóm/m2 ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất thực thu ở phương thức bón phân vùi sâu đạt 56,44 tạ/ha, cao hơn so với phương thức bón phân vãi ở mức độ tin cậy 95%.
Qua phân tích thống kê cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%, làm tăng năng suất thực thu của các công thức. Sự tương tác giữa các nhân tố còn lại đều không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất thực thu của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 47,73 – 66,55 tạ/ ha, trong đó công thức 2 có năng suất thực thu tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức có năng suất thực thu cao nhất là công thức 8 (tuổi mạ 14 ngày, mật độ cấy 25 khóm2, cấy 1 dảnh/khóm, phương thức bón phân vùi sâu). Công thức đạt thấp nhất là công thức 1 (tuổi mạ 24 ngày, mật độ cấy 50 khóm2, cấy 3 dảnh/khóm, phương thức bón phân vãi bình thường). (Hình 3.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 công thức7 8 n ăn g s u ất ( tạ /h a) NSLT NSTT
3.3. Kết quả thử nghiệm kỹ thuật thâm canh lúa SRI trên đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên trong vụ xuân 2010