4. Phạm vi nghiên cứu
1.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SR
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Noman Uphoff (2009), hệ thống thân canh lúa cải tiến làm giảm chế độ nước tưới cho cây lúa, ảnh hưởng tích cực đến đất và chất dinh dưỡng trong đất, có thể làm tăng năng suất 50 – 100% và có thể nhiều hơn. SRI làm giảm lượng giống, phân bón, hóa chất nông nghiệp và thậm chí là lao động.
Phương pháp canh tác theo SRI đã chứng minh được rằng chúng có lợi thế khi áp dụng với các giống địa phương cũng như các giống lúa lai. Năng suất cao hơn đã được khẳng định ở hàng loạt các quốc gia như Trung Quốc, Gambia, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Srilanka…Thực tế SRI bị chậm lại một phần là do ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng xanh ở Châu Á - cuộc cách mạng dựa trên giống mới và đòi hỏi đầu tư nhiều phân bón, nhiều nước. Phương pháp SRI trái ngược lại là không yêu cầu việc sử dụng giống mới và đầu tư nhiều từ bên ngoài. Nông dân có thể tăng sản lượng của mình bằng cách tiếp tục trồng bất cứ giống gì mà họ đang sử dụng, làm giảm lượng hạt giống, nước tưới, phân bón và công lao động. Tuy nhiên điều này khá đối lập với khả năng suy nghĩ và nhận thức của nhiều người nông dân.
Phương pháp canh tác theo SRI đạt được năng suất cao hơn với ít cá thể cây trồng hơn, theo truyền thống những cánh đồng lúa được cấy 3-4 dảnh/khóm, khoảng cách giữa các hàng 10 – 20cm. Với SRI chỉ cấy 1 dảnh m khoảng cách giữa các cây ít nhất là 25cm, với 18-25 cây/m2thay vì 50 -100 cây/m2 . Rễ cây có thể lan đi mọi hướng, và tất cả các lá đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ để cho bộ máy quang hợp hoạt động. Việc trồng dầy là cơ sở thực tế dẫn đến hiện tượng lá sớm bị già cỗi, đặc biệt là ở sau giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng [55].