4. Phạm vi nghiên cứu
3.2.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI đến bệnh khô vằn
Bệnh khô vằn làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, do vết bệnh thường ở bẹ lá và lá làm giảm khả năng quang hợp từ đó làm giảm khả năng tích lũy vật chất khô của cây, hơn nữa cây bị bệnh có khả năng chống chịu kém, dễ bị đổ dẫn đến làm giảm năng suất. Kết quả theo dõi bệnh khô vằn được trình bày qua bảng 3.11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến khả năng chống chịu bệnh khô vằn của giống Khang Dân 18 trong vụ mùa
2009 trên đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên
CT Tỷ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) A1B1C1(Đ/c) 67,5 34,7 A1B1C2 65,0 31,6 A1B2C1 60,0 24,1 A1B2C2 60,0 23,8 A2B1C1 65,0 29,4 A2B1C2 60,0 28,3 A2B2C1 50,0 19,4 A2B2C2 40,0 14,9 CV% 11,6 9,4 TB A1 63,1 28,5 TB A2 53,7* 23,0* TB B1 64,3 31,0 TB B2 52,5* 20,5* TB C1 60,6 26,9 TB C2 56,2* 24,6* Ảnh hưởng của tương tác A*B * ns A*C ns ns B*C ns ns A*B*C ns ns LSD05 TM 7,39 1,82 LSD05 MĐ 11,3 4,21 LSD05 P 5,94 1,90 LSD05 TM*MĐ*P 10,4 3,64
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Qua bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh có sự sai khác rất lớn giữa các tuổi mạ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó ở tuổi mạ 14 ngày, tỷ lệ bệnh là 53,7%, ở tuổi mạ 24 ngày là 63,1%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các mật độ cấy khác nhau cũng làm tỷ lệ bệnh có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Công thức cấy với mật độ 25 khóm/m2 có tỷ lệ bệnh là 52,5%, các công thức cấy với mật độ 50 khóm/m2 có tỷ lệ bệnh là 64,3%. Nguyên nhân là do mật độ cấy dầy làm cho ẩm độ trong ruộng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, hơn nữa do cấy quá dầy, lượng ánh sáng chiếu xuống phía dưới ít, ẩm độ sẽ cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Tỷ lệ bệnh ở các công thức bón phân theo phương thức vùi sâu là 56,2%, thấp hơn ở các công thức bón phân vãi bình thường ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%, làm giảm tỷ lệ bệnh khô vằn xuống. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ với phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
Tỷ lệ bệnh của các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 40 – 67,5%, trong đó công thức 7 và 8 có tỷ lệ bệnh thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có tỷ lệ bệnh không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Chỉ số bệnh ở các công thức cấy với tuổi mạ 14 ngày là 23%, thấp hơn so với các công thức cấy ở tuổi mạ 24 ngày ở mức độ tin cậy 95%.
Ở các mật độ cấy khác nhau (24 ngày và 14 ngày), chỉ số bệnh cũng khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Mật độ cấy thưa làm giảm chỉ số bệnh xuống so với cấy với mật độ dầy.
Phương thức bón phân vùi sâu có chỉ số bệnh là 24,6%, thấp hơn so với phương thức bón phân vãi bình thường ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa các nhân tố thí nghiệm là tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
Chỉ số bệnh của các công thức thí nghiệm dao động từ 14,9 – 34,7%, trong đó công thức 2 có chỉ số bệnh tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có chỉ số bệnh thấp hơn công thức đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chứng ở mức độ tin cậy 95%. Nguyên nhân là do cấy thưa, độ ẩm vừa đủ, ánh sáng đủ để quang hợp nên bệnh hại ít phát triển. Nếu bệnh có xâm hại cũng chỉ ở gần gốc cây sát mặt đất vì ở đó có độ ẩm cao. Khi vết bệnh lan lên phía tên gặp ánh sáng chiếu vào cây làm nhiệt độ tăng lên, vì thế bệnh sẽ bị hạn chế và không thể lây lan lên cao được, do đó chỉ số bệnh thường ở mức thấp, vết bệnh thường nhỏ.