4. Phạm vi nghiên cứu
3.2.3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI đến trọng lượng khô của
của rễ ở tầng đất 0 – 5 cm
Bộ rễ của cây lúa có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, vì vậy khả năng tích lũy vật chất khô của rễ tại các tầng đất khác nhau càng cao thì tiềm năng cho năng suất của cây lúa càng cao.
Kết quả nghiên cứu trọng lượng khô của rễ ở tầng dất 0 -5 cm được trình bày qua bảng 3.7.
- Thời kỳ làm đòng:
Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 – 5cm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Ở tuổi mạ 14 ngày, mật độ cấy 25 khóm/m2, phương thức bón phân vùi sâu thì trọng lượng khô của rễ đạt cao hơn so với tuổi mạ 24 ngày, mật độ cấy 50 khóm/m2, phương thức bón phân vãi bình thường.
Qua phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ và mật độ cấy làm tăng trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 – 5cm ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân ở mức dộ tin cậy 95%.
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến trọng lƣợng khô của rễ ở tầng đất 0- 5cm của giống Khang Dân 18 trong vụ
mùa 2009 trên đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên
Đơn vị: gam/khóm CT Làm đòng Trỗ (50%) Chín A1B1C1(Đ/c) 1,48 1,62 1,54 A1B1C2 1,50 1,64 1,56 A1B2C1 1,54 1,70 1,59 A1B2C2 1,58 1,72 1,61 A2B1C1 1,53 1,67 1,58 A2B1C2 1,55 1,69 1,59 A2B2C1 1,63 1,76 1,66 A2B2C2 1,67 1,80 1,69 CV% 18,3 12,9 10,5 TB A1 1,52 1,67 1,57 TB A2 1,59* 1,73* 1,63* TB B1 1,51 1,65 1,56 TB B2 1,60* 1,74* 1,63* TB C1 1,54 1,68 1,59 TB C2 1,57* 1,71* 1,61* Ảnh hưởng của tương tác A*B * * * A*C ns ns ns B*C ns ns ns A*B*C ns ns ns LSD05 TM 0,015 0,011 0,011 LSD05 MĐ 0,002 0,035 0,017 LSD05 P 0,006 0,008 0,011 LSD05 TM*MĐ*P 0,031 0,023 0,022
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 -5 cm của các công thức theo SRI đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức đạt cao nhất là công thức 8, công thức có trọng lượng khô của rễ đạt thấp nhất là công thức 1.
- Thời kỳ trỗ: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 -5 cm tăng lên đáng kể so với thời kỳ làm đòng, dao động trong khoảng từ 1,62 – 1,8 gam/khóm. Các công thức theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Ở thời kỳ trỗ vẫn có sự tương tác giữa tuổi mạ với mật độ cấy ở mức độ tin cậy 95%. Không có sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ cấy với phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
- Thời kỳ chín: trọng lượng khô của rễ ở thời kỳ này giảm hơn so với thời kỳ làm đòng và trỗ, dao động trong khoảng từ 1,54 – 1,69 gam/khóm đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức có trọng lượng khô của rễ đạt cao nhất là công thức 8, và thấp nhất là công thức 1 (đối chứng).
Ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ, và chín, trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 - 5cm đều có sự sai khác giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân. Các công thức sử dụng mạ non, cấy với mật độ thưa và sử dụng phương pháp bón phân vùi sâu vào đất có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 -5 cm đạt cao nhất, nguyên nhân là do sử dụng mạ non để cấy làm cho bộ rễ của mạ khi không bị tổn thương, cho nên sẽ phát triển nhanh ngay sau khi cấy. Cấy với mật độ thưa làm cho diện tích dinh dưỡng trên 1 cây lớn, cây ít phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng. Mặt khác khi sử dụng phương pháp bón phân vùi sâu ở giai đoạn cây lúa bén rễ hồi xanh đã làm giảm hiện tượng mất đạm, tăng nguồn cung cấp oxy cho bộ rễ và vi sinh vật trong đất hoạt động tốt, kích thích rễ mới ra nhiều hơn, làm tăng số lượng rễ và trọng lượng khô của rễ.
3.2.3.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI đến trọng lượng khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng rễ lúa ăn nông, tập trung chủ yếu ở tầng đất 6 -10cm. Khi cây lúa bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực rễ lúa sẽ phát triển mạnh về số lượng, trọng lượng và ăn sâu xuống tầng đất dưới để hấp thụ dinh dưỡng ở tầng đất sâu và giữ cho cây bám chặt vào đất, tránh đổ ngã khi mang đòng và mang hạt nặng.
Kết quả nghiên cứu về trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10cm được trình bày qua bảng 3.8.
Qua bảng 3.8 cho thấy:
Ở cả 3 thời kỳ (làm đòng, trỗ và chín) trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10 cm có sự khác biệt giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó các công thức cấy mạ 14 ngày tuổi, cấy với mật độ 25 khóm/m2, phương thức bón phân vùi sâu có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 - 10cm cao hơn so với các công thức còn lại.
Qua kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ với mật độ cấy làm tăng trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10cm ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ với mật độ và phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
Ở thời kỳ làm đòng: trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10cm dao động từ 0,78 – 0,88 gam/khóm. Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 -6cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Thời kỳ trỗ: ở thời kỳ này trọng lượng khô của rễ tăng lên so với thời kỳ làm đòng, nguyên nhân là do đây là thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, cần nhiều dinh dưỡng nhất, cho nên bộ rễ phải ăn sâu xuống những tầng đất dưới để hấp thu dinh dưỡng cung cấp cho cây. Tất cả các công thức tham gia thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 - 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến trọng lƣợng khô của rễ ở tầng đất 6- 10cm của giống Khang Dân 18 trong
vụ mùa 2009 trên đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên
Đơn vị: gam/khóm CT Làm đòng Trỗ (50%) Chín A1B1C1(Đ/c) 0,78 0,85 0,77 A1B1C2 0,80 0,86 0,79 A1B2C1 0,82 0,89 0,82 A1B2C2 0,85 0,90 0,83 A2B1C1 0,81 0,87 0,80 A2B1C2 0,83 0,88 0,81 A2B2C1 0,86 0,92 0,85 A2B2C2 0,88 0,94 0,87 CV% 14,3 15,5 16,1 TB A1 0,81 0,87 0,80 TB A2 0,84* 0,90* 0,83* TB B1 0,80 0,86 0,79 TB B2 0,85* 0,91* 0,84* TB C1 0,81 0,88 0,81 TB C2 0,84* 0,89* 0,82* Ảnh hưởng của tương tác A*B * * * A*C ns ns ns B*C ns ns ns A*B*C ns ns ns LSD05 TM 0,008 0,01 0,006 LSD05 MĐ 0,009 0,008 0,012 LSD05 P 0,009 0,008 0,009 LSD05 TM*MĐ*P 0,016 0,02 0,013
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
- Thời kỳ chín: trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10cm ở thời kỳ này giảm đi so với thời kỳ làm đòng và trỗ, nguyên nhân là do một phần rễ đã bị già và chết đi, vật chất khô trong rễ được chuyển về để nuôi hạt do đó mà khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tích lũy vật chất khô của rễ bị giảm đi đảng kể. Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ bông và chín đều có sự khác nhau về trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 – 10cm giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và phương thức bón phân. Với phương thức bón phân này phân được vùi sâu xuống 10cm, làm cho bộ rễ của cây lúa sẽ ăn sâu và rộng hơn, sẽ hút được nhiều dinh dưỡng và nước để cung cấp cho cây. Điều này rất có ý nghĩa trong canh tác lúa ở những vùng không chủ động về nguồn nước tưới cho cây. Bón phân sâu làm bộ rễ ăn sâu và rộng hơn, làm khả năng chịu hạn của cây lúa cũng tốt hơn.
3.2.3.6. Ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI đến trọng lượng khô
của rễ ở tầng đất 11 – 20 cm.
Kết quả nghiên cứu về trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 – 20cm được trình bày qua bảng 3.9.
Ở cả 3 thời kỳ (làm đòng, trỗ và chín) trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 –20 cm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó các công thức cấy mạ 14 ngày tuổi, cấy với mật độ 25 khóm/m2, phương thức bón phân vùi sâu có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 6 - 10cm cao hơn so với các công thức còn lại.
Qua kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa tuổi mạ với mật độ cấy làm tăng trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 – 20cm ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên không có sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ với mật độ và phương thức bón phân ở mức độ tin cậy 95%.
- Thời kỳ làm đòng: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 – 20cm dao động từ 0,77 – 0,88 gam/khóm, trong đó công thức đạt có trọng lượng khô của rễ đạt cao nhất là công thức 8, công thức có trọng lượng khô của rễ thấp nhất là công thức 1. Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 -20cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến trọng lƣợng khô của rễ ở tầng đất 11- 20 cm của giống Khang Dân 18 trong
vụ mùa 2009 trên đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên
Đơn vị: gam/khóm CT Làm đòng Trỗ (50%) Chín A1B1C1(Đ/c) 0,77 0,81 0,73 A1B1C2 0,80 0,82 0,77 A1B2C1 0,82 0,84 0,81 A1B2C2 0,84 0,86 0,82 A2B1C1 0,80 0,82 0,80 A2B1C2 0,82 0,85 0,81 A2B2C1 0,85 0,89 0,85 A2B2C2 0,88 0,92 0,87 CV% 13,2 14,8 16,1 TB A1 0,80 0,83 0,78 TB A2 0,83* 0,87* 0,83* TB B1 0,79 0,82 0,77 TB B2 0,84* 0,87* 0,83* TB C1 0,81 0,84 0,79 TB C2 0,83* 0,86* 0,81* Ảnh hưởng của tương tác A*B * * * A*C ns ns ns B*C ns ns ns A*B*C ns ns ns LSD05 TM 0,007 0,011 0,006 LSD05 MĐ 0,008 0,012 0,015 LSD05 P 0,007 0,009 0,011 LSD05 TM*MĐ*P 0,014 0,023 0,013
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
- Thời kỳ trỗ: trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 – 20cm của các công thức 2 và 5 không có sự sai khác so với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
95%. Các công thức còn lại đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 – 20cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
- Thời kỳ chín: Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11-20 cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Điều này càng chứng tỏ được hiệu quả của việc cấy mạ non, cấy với mật độ thưa và đặc biệt là phương thức bón phân vùi sâu, không những làm cho bộ rễ sinh trưởng, phát triển mạnh hơn mà còn cho bộ rễ lúa ăn sâu và rộng hơn, làm cho cây lúa hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng nhất ngay cả trong điều kiện hạn hán, không đủ nước để cung cấp cho cây.