4. Phạm vi nghiên cứu
3.2.3.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI đến số rễ
Bộ rễ của cây lúa có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của cây, rễ giúp cho cây bám chặt vào đất, không đổ ngã, rễ còn làm nhiệm vụ chính là hấp thu dinh dưỡng và hút nước. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển bộ rễ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ, nước, oxy, dinh dưỡng và đất đai. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là dinh dưỡng và đất đai. Nguyên nhân là do rễ lúa có tính hướng địa và hướng hóa. Đất giàu chất hữu cơ, thoáng khí, đủ ẩm rễ phát triển tốt. Đất giàu dinh dưỡng, lượng phân và vị trí bón phân chi phối hướng phát triển của rễ lúa. Nếu như dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho cây, bón phân sâu, đất không có độc tố, bộ rễ lúa phát triển tốt thì cây sẽ hút được nhiều dinh dưỡng, tạo tiền đề cho năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến số rễ của giống khang dân 18 trong vụ mùa 2009 được thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến số rễ của giống Khang Dân 18 trong vụ mùa 2009 trên đất không chủ động nƣớc
tại Thái Nguyên
Đơn vị: Cái/khóm CT Làm đòng Trỗ (50%) Chín A1B1C1(Đ/c) 327,2 348,1 314,3 A1B1C2 330,0 351,9 317,9 A1B2C1 353,1 374,3 342 A1B2C2 355,1 377 345,5 A2B1C1 332,2 353 318,7 A2B1C2 335,2 356,5 326,9 A2B2C1 363,7 386,5 353 A2B2C2 368,5 391,8 356,8 CV% 10,1 7,3 9,3 TB A1 341,3 362,8 329,9 TB A2 349,9* 371,9* 338,8* TB B1 331,1 352,3 319,4 TB B2 360,1* 382,4* 349,3* TB C1 344,0 365,4 332,0 TB C2 347,9* 369,7* 336,7* Ảnh hưởng của tương tác A*B * * * A*C ns ns ns B*C ns ns ns A*B*C ns ns ns LSD05 TM 2,77 3,61 3,25 LSD05 MĐ 10,1 10,5 7,91 LSD05 P 3,82 3,99 2,89 LSD TM*MĐ*P 5,55 7,23 6,51
*: Sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% ns: Sai khác không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.4 cho thấy số rễ trung bình ở các tuổi mạ khác nhau ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ và chín có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.
Có sự sai khác về số rễ trung bình ở các mật độ cấy và phương thức bón phân khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.
Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa hai nhân tố là tuổi mạ và mật độ cấy làm tăng số rễ/khóm ở cả 3 thời kỳ ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên sự tương tác giữa tuổi mạ với phương thức bón phân, mật độ với phương thức bón phân, tuổi mạ, mật độ cấy và phương thức bón phân lại không làm tăng số rễ/khóm ở mức dộ tin cậy 95%.
Số rễ của các công thức tham gia thí nghiệm tăng dần từ giai đoạn làm đòng và đạt cực đại vào giai đoạn trỗ bông. Công thức 2 và công thức 5 có số rễ tương đương với công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có số rễ cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Các công thức theo SRI đều có số rễ cao hơn công thức đối chứng ở cả 3 thời kỳ đó là do nguyên nhân: các công thức này đều sử dụng mạ non (14 ngày tuổi), cấy với mật độ thưa (25 khóm/m2), cấy 1 dảnh/khóm, và sử dụng phương pháp bón phân là vùi sâu 10 cm ở giai đoạn cây lúa hồi xanh. Cây lúa được cấy mạ non và cấy nông tay nên nhanh chóng bén rễ hồi xanh, cấy với mật độ thưa cho nên cây lúa ít phải cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng, mặt khác lại sử dụng biện pháp bón phân vùi sâu làm bộ rễ ăn sâu xuống dưới, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển nhanh và khỏe mạnh ngay từ giai đoạn ban đầu, làm cho số rễ của các công thức thí nghiệm theo SRI đều cao hơn công thức đối chứng.