Kết quả theo dõi

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG PHÂN SUẤT dự TRỮ lưu LƯỢNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA (Trang 86)

3.5.1 Biến cố tim mạch nặng

Biến chứng của thủ thuật đo FFR.

Biến chứng liên quan đến dây nhận cảm áp lực hay ống thông can

thiệp: Không có biến chứng thủng tim, không biến chứng bóc tách ĐMV.

Biến chứng liên quan đến thuốc adenosine: Ghi nhận 5 bệnh nhân bị rối

loạn nhịp thoáng qua như ngưng xoang 3 giây, block nhĩ thất độ II thoáng qua

chiếm tỷ lệ 4,4%. Những bệnh nhân này tự phục hồi không cần tiêm atropin tĩnh mạch.

Theo dõi các biến cố tim mạch nặng

Không có biến cố tim mạch nặng trong thời gian nằm viện.

Đánh giá tỷ lệ MACE bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân, TVR, MI của 114 bệnh nhân.

Bảng 3.26 Phân bố biến cố tim mạch nặng chung

Biến cố tim mạch n % Tử vong 1 0,9 MI 2 1,8 TVR 3 2,6 MACE 4 3,5 Tử vong hoặc MI 3 2,6

Nhận xét: Một bệnh nhân đột tử sau khi lên cơn khó thở, bệnh nhân có hẹp

tháng đặt stent nhánh LAD. Một bệnh nhân bị MI do tắc ĐMV bị hẹp trung

gian nhưng không ảnh hưởng chức năng (FFR > 0,80), một bệnh nhân bị MI do tắc trong stent ĐMV bị hẹp trung gian có ảnh hưởng chức năng (FFR ≤

0,80) mặc dù các bệnh nhân này luôn tuân thủ điều trị kháng kết tập tiểu cầu

kép liên tục, một bệnh nhân bị TVR do hẹp ĐMV (FFR > 0,80) tiến triển

nặng có triệu chứng. Tỷ lệ MACE chung chiếm 3,5%.

Biến cố tim mạch nặng theo nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Bảng 3.27 So sánh biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Biến cố tim mạch nặng FFR ≤ 0,80 n = 46 FFR > 0,80 n = 68 p Tử vong (%) (n) 2,2 (1) 0 (0) 0,22 MI (%) (n) 2,2 (1) 1,5 (1) 0,78 TVR (%) (n) 2,2 (1) 2,9 (2) 0,80 MACE (%) (n) 4,4 (2) 2,9 (2) 0,69 Tử vong hoặc MI (%) (n) 4,4 (2) 1,5 (1) 0,35

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ MI trong nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 cao hơn trong nhóm bệnh nhân nội khoa cóFFR > 0,80, nhưng không có

ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ TVR trong nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

cao hơn trong nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 nhưng không có ý nghĩa

thống kê. Điều này cho thấy điều trị nội khoa các ĐMV bị hẹp trung gian có FFR > 0,80 vẫn an toàn cho bệnh nhân.

3.5.2 Theo dõi triệu chứng đau thắt ngực

Dưới hướng dẫn của FFR (dù có PCI hay điều trị nội khoa) tỷ lệ hết đau thắt ngực chung của nghiên cứu là 88,6%. Tỷ lệ còn đau thắt ngực chung

chiếm tỷ lệ 11,4%.

Đặc tính yếu tố nguy cơ, tiền sử của 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.18, bảng 3.19), sử dụng thuốc giữa 2 nhóm khác nhau

không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.14). Tỷ lệ hết đau thắt ngực của 2 nhóm

bệnh nhân khác nhau không có ý nghĩa thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.28 So sánh triệu chứng đau thắt ngực giữa 2 nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Triệu chứng đau thắt ngực

FFR ≤ 0,80 (n = 46) FFR > 0,80 (n = 68) p Hết đau thắt ngực (%) (n) 82,6 (38) 92,7 (63) Còn đau thắt ngực (%) (n) 17,4 (8) 7,3 (5) 0,098

Nhận xét: Tỷ lệ hết đau thắt ngực trong nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR >

0,80 cao hơn trong nhóm PCI có FFR ≤ 0,80 nhưng không có ý nghĩa thống

kê p = 017. Bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 giảm triệu chứng đến 82,6%.

Điều này cho thấy FFR xác định được vị trí ĐMV thủ phạm gây triệu chứng. 68 bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực thuộc nhóm nội khoa có FFR > 0,80. Sau khi điều trị nội khoa có đến 92,7% bệnh nhân hết triệu chứng đau thắt ngực.

3.5.3 Tỷ lệ sống còn

Tỷ lệ sống còn chung mẫu nghiên cứu

Bảng 3.29 Tỷ lệ sống còn và tỷ lệ sống còn không biến cố tim mạch nặng

chung

Sống còn n %

Sống còn 113 99,1

Sống còn không biến cố tim mạch nặng 110 96,5

Nhận xét: Tỷ lệ sống còn cao 99,1%. Bệnh nhân sống còn không có biến cố

tim mạch nặng cao 96,5%.

Biểu đồ 3.16 Tỷ lệ sống còn không biến cố tim mạch nặng của mẫu nghiên cứu.

3.5.4 So sánh tỷ lệ sống còn của 2 nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Các đặc tính của 2 nhóm bệnh nhân khác nhau không có ý nghĩa thống

kê (bảng 3.18, bảng 3.19), thuốc điều trị giữa 2 nhóm bệnh nhân cũng có sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (bảng 3.14). So sánh tỷ lệ sống còn giữa

2 nhóm bệnh nhân theo bảng bên dưới.

Bảng 3.30 Phân bố tỷ lệ sống còn của 2 nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Sống còn FFR ≤ 0,80 FFR > 0,80 p Tỷ lệ sống còn (%) (n) 97,8 (45) 100 (68) 0,22 Tỷ lệ sống còn không có biến cố tim mạch nặng (%) (n) 95,7 (44) 97,1 (66) 0,69 Nhận xét: Dùng phép kiểm Log-rank so sánh tỷ lệ sống còn của 2 nhóm bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80 có tỷ lệ sống còn cao hơn

nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa

thống kê (p = 0,22).

Tỷ lệ sống còn không có biến cố tim mạch nặng trong nhóm bệnh nhân

nội khoa có FFR > 0,80 cũng cao hơn trong nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80, nhưng sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,69).

Biểu đồ 3.17 Đường cong sống còn của 2 nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Nhận xét: Dùng phép kiểm Log-rank test so sánh tỷ lệ sống còn giữa 2 nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bệnh nhân. Tỷ lệ sống còn 2 nhóm bệnh nhân tương tự nhau (p = 0,22).

Biểu đồ 3.20 Đường cong sống còn không biến cố tim mạch nặng của 2 nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80 và nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80

Nhận xét: Dùng phép kiểm Log-rank test so sánh tỷ lệ sống còn không biến

cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm bệnh nhân. Tỷ lệ sống còn không biến cố tim mạch nặng giữa 2 nhóm bệnh nhân khác nhau không có ý nghĩa thông kê

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm bệnh nhân 4.1.1 Tuổi

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG PHÂN SUẤT dự TRỮ lưu LƯỢNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA (Trang 86)