2.3.1 Yếu tố nguy cơ
Tuổi: Tuổi ≥ 45 đối với nam, tuổi ≥ 55 đối với nữ
Tiền sử gia đình có bệnh ĐMV sớm: MI, đột tử, đau thắt ngực ổn định ở tuổi < 55 tuổi (nam), < 65 tuổi (nữ) ở những người thân trực hệ.
Tăng huyết áp: Huyết áp ≥ 140/90 mmHg hoặc đang điều trị bằng
thuốc tăng huyết áp.
Đái tháo đường: Có tiền sử đái tháo đường hoặc đang bị đái tháo đường (được chẩn đoán bằng 2 lần đo đường huyết lúc đói có giá trị ≥ 7 mmol/L hoặc ≥ 126 mg/dL, hoặc đường huyết 2 giờ sau ăn ≥ 11,1 mmol/L hoặc ≥ 200 mg/dL, hoặc HbA1C ≥ 6,5%) đang điều trị hoặc không
[40],[41],[114].
Hút thuốc lá: bệnh nhân đang hút thuốc lá hoặc đã ngưng hút thuốc lá
Rối loạn lipid máu: Chứng minh tiền sử hoặc hiện tại có cholesterol toàn phần > 200 mg/dl (hoặc > 5,18 mmol/L), hoặc LDL > 130 mg/dl (hoặc >
3,36 mmol/L), hoặc cholesterol HDL < 40 mg/dl (hoặc < 1 mmol/L), hoặc
triglycerid ≥ 150 mg/dl (hoặc > 1,7 mmol/L) [43].
Chỉ số khối cơ thể theo tiêu chuẩn người Châu Á [41],[72]
Thiếu cân: < 18,5 kg/m2
Trong giới hạn bình thường: 18,5 – 23,9 kg/m2 Thừa cân: 24,0 – 26,9 kg/m2
Phân loại phân suất tống máu theo hướng dẫn của hội và trường môn
Tim Hoa Kỳ năm 2013 [37].
Suy tim có phân suất tống máu bảo tồn khi phân suất tống máu ≥ 50%.
Suy tim có giảm phân suất tống máu khi phân suất tống máu ≤ 40%
Suy tim có phân suất tống máu trung gian khi phân suất tống máu 41%
- 49%.
2.3.2 Kết quả đo QCA
Sau khi chụp ĐMV cản quang, bác sĩ can thiệp tim mạch đo mức độ
hẹp ĐMV bằng QCA và đo FFR các ĐMV bị hẹp mức độ trung gian. Sử
dụng phần mềm đo QCA của máy Siemens. Các thông số của QCA là biến định lượng gồm: RVD (reference vessel diameter): đường kính ĐMV tham
chiếu lớn nhất tính trung bình ± độ lệch chuẩn. MLD (minimum luminal diameter): Đường kính lòng ĐMV bị hẹp nhất ngang vị trí ĐMV bị hẹp tính
trung bình ± độ lệch chuẩn. QCA-PDS (percentage diameter stenosis): Phần trăm hẹp đường kính ĐMV bị hẹp đo bằng QCA tính trung bình ± độ lệch
chuẩn, phần trăm hẹp đường kính = (RVD – MLD)/RVD [47]. LL (lesion length): chiều dài đoạn hẹp ĐMV được đo 2 điểm, điểm này ngay vị trí đường
viền thay đổi hướng tạo ra bởi đoạn ĐMV bình thường và đoạn ĐMV bị xơ
vữa.
2.3.3 Kết quả hẹp ĐMV ước lượng bằng mắt
Tất cả các đĩa chụp ĐMV cản quang của các bệnh nhân được nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện đa khoa Kiên Giang được gửi đến
trung tâm Tim mạch Can thiệp thứ 3 để đánh giá mức độ hẹp ĐMV ước lượng bằng mắt. VEA-PDS (Visual Estimation of Angiography): hẹp ĐMV ước lượng bằng mắt được thực hiện bởi một bác sĩ can thiệp tim mạch độc lập
thông tim bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, nơi có số lượng hơn 400 trường hợp PCI trong một năm theo khuyến cáo của hội Tim mạch
Can thiệp Hoa Kỳ [50],[123], [50],[125]. VEA-PDS là biến định lượng, tính
trung bình ± độ lệch chuẩn.
2.3.4 Định nghĩa bệnh động mạch vành hình thái và bệnh động mạch
vành chức năng
Bệnh động mạch vành hình thái hay hẹp ĐMV hình thái là động mạch
vành bị hẹp qua chụp động mạch vành cản quang được đo bằng QCA hay ước lượng bằng mắt.
Bệnh động mạch vành chức năng hay hẹp ĐMV chức năng là ĐMV bị
hẹp có ảnh hưởng chức năng hay có gây thiếu máu cục bộ cơ tim (FFR ≤
0,80).
ĐMV bị hẹp trung gian: Hẹp từ 40%-69% đo bằng QCA [132],[139].
Bệnh nhiều nhánh ĐMV: Khi hẹp 2 hay 3 ĐMV ≥ 40% đo bằng QCA [139].
Không bệnh ĐMV (0-ĐMV): Bệnh nhân không có bệnh ĐMV hình thái (0-ĐMV-QCA) hay bệnh nhân không có bệnh ĐMV chức năng (0-ĐMV- FFR).
Bệnh 1 nhánh ĐMV (1-ĐMV): Bệnh nhân có bệnh 1 nhánh ĐMV hình thái (1-ĐMV-QCA) hay bệnh nhân có bệnh 1 nhánh ĐMV chức năng (1-
ĐMV-FFR).
Bệnh 2 nhánh ĐMV (2-ĐMV): Bệnh nhân có bệnh 2 nhánh ĐMV hình thái (2-ĐMV-QCA) hay bệnh nhân có bệnh 2 nhánh ĐMV chức năng (2-
Bệnh 3 nhánh ĐMV (3-ĐMV): Bệnh nhân có bệnh 3 nhánh ĐMV hình thái (3-ĐMV-QCA) hay bệnh nhân có bệnh 3 nhánh ĐMV chức năng (3-
ĐMV-FFR).
2.3.5 Định nghĩa phân nhóm bệnh nhân theo dõi
Nhóm bệnh nhân nội khoa có FFR > 0,80 gồm bệnh nhân có ĐMV bị
hẹp trung gian nhưng có FFR > 0,80, không có ĐMV bị hẹp có FFR ≤ 0,80. Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm này được điều trị nội khoa.
Nhóm bệnh nhân PCI có FFR ≤ 0,80: gồm những bệnh nhân có ít
nhất 1 nhánh ĐMV có FFR ≤ 0,80, được can thiệp ĐMV qua da.
2.3.6 Tiêu chí đánh giá biến cố tim mạch nặng gồm:
MACE: Là các biến cố tim mạch nặng bao gồm MI cấp, tử vong do tất
cả nguyên nhân, TVR bằng PCI hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong thời gian theo dõi. Đây là biến định tính, tính bằng tỷ lệ.
Định nghĩa MI: Tăng troponin T hoặc I trên giới hạn bách phân vị thứ
99 kèm ít nhất một trong các dấu hiệu sau: triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim, thay đổi ST-T mới hoặc block nhánh trái hoàn toàn mới, phát triển sóng
Q bệnh lý.
Định nghĩa MI sau can thiệp: Troponin T hoặc I tăng > 5 lần giới hạn
trên ở bệnh nhân có troponin I hoặc T cơ bản trước can thiệp bình thường
hoặc Troponin I hoặc T tăng > 20% giá trị cơ bản trước can thiệp kèm theo một trong các dấu hiệu sau: có triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim mới hoặc thay đổi động học điện tim đồ mới, chụp động mạch vành cản quang để xác
định chắc chắn có biến chứng của thủ thuật [129],[130].
Biến cố tử vong: Được định nghĩa là tử vong do mọi nguyên nhân trong thời gian theo dõi.
TVR: Tái thông ĐMV đích là những ĐMV được điều trị nội khoa do FFR > 0,80 hoặc các ĐMV có FFR ≤ 0,80 được đặt stent trong thời gian theo
dõi.
Đau thắt ngực: Được đánh giá theo tiêu chuẩn của hội Tim mạch
Canada (Canadian Cardiovascular Society: CCS) CCS I: đau thắt ngực khi
gắng sức nặng hoặc kéo dài, sinh hoạt hàng ngày không gây đau ngực. CCS
II: giới hạn nhẹ hoạt động hàng ngày, đau ngực khi đi bộ hay leo cầu thang nhanh, đi bộ hơn 2 dãy nhà và đi lên hơn 1 tầng lầu. CCS III: giới hạn sinh
hoạt hàng ngày đáng kể, đi bộ được 1 hoặc 2 dãy nhà và đi lên 1 tầng lầu trong điều kiện bình thường. CCS IV: không thể hoạt động thể lực hàng ngày,
đau ngực có thể xẩy ra khi nghỉ.
Hết đau thắt ngực khi: bệnh nhân không có đau ngực từ CCS I đến
CCS IV.
2.3.7 Định nghĩa sống còn
Bệnh nhân sống còn: Bao gồm tất cả bệnh nhân còn sống đến thời điểm kết thúc nghiên cứu.
Bệnh nhân sống còn không biến cố tim mạch nặng: Bao gồm những
bệnh nhân còn sống mà không có bất kỳ biến cố tim mạch nặng nào trong thời
gian theo dõi.