Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai hn88 tại cẩm phả - quảng ninh (Trang 56)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003. - Các số liệu thắ nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tắnh theo chương trình IRRISTAT 5.0.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng giống ngô nếp lai HN88 vụ Xuân (2013 và 2014) tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Sinh trưởng, phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại điều kiện mà nó được nuôi dưỡng. Sinh trưởng không phải là những chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây.

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tắnh từ khi gieo hạt đến chắn sinh lý.Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào giống, mùa vụ, vùng sinh thái và kỹ thuật canh tác.Cùng một giống trồng vào các thời vụ khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau.Nghiên cứu thời gian sinh trưởng có ý nghĩa rất quan trọng để bố trắ thời vụ gieo trồng hợp lý.

Quá trình sinh trưởng phát triển của các giống ngô lai trong thắ nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88 qua các thời vụ gieo trồng tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

ĐVT: Ngày

Thời vụ

Thời gian từ gieo đến Ầ

Tung phấn Phun râu Chắn sinh lý X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB 1 66 72 69 67 73 70 111 116 113 2 61 67 64 62 68 65 108 110 109 3 58 64 61 59 65 62 107 111 109 4 56 62 59 56 62 59 103 108 106 5 55 61 58 56 62 59 102 107 105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.1.Giai đoạn từ gieo đến tung phấn

Ngô tung phấn từ trục chắnh của bông cờ trước sau đó mới đến các nhánh thứ tự từ trên xuống dưới từ ngoài vào trong.Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh rất nghiêm ngặt.Nếu nhiệt độ quá cao (>350C) ánh sáng mạnh sẽ làm thui hạt phấn, hoa cái không được thụ tinh dẫn đến năng suất thấp.Mặt khác nhiệt độ qua thấp cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn thụ tinh của ngô.

Vụ Xuân 2013: Thời gian từ gieo đến tung phấn biến động từ 55 - 66 ngày. Thời vụ 1 (gieo 9/2) từ gieo đến tung phấn dài nhất (66 ngày), thời vụ 2 (gieo 19/2) là 61 ngày, do nhiệt độ vào giai đoạn gieo hạt của hai thời vụ này trung bình thấp làm cho quá trình nảy mầm chậm, kéo dài. Thời vụ 3, thời vụ 4, thời vụ 5 có thời gian từ gieo đến tung phấn dao động từ 55- 58 ngày, thời gian từ gieo đến trỗ cờ rút ngắn hơn so với hai thời vụ đầu.

Ở vụ Xuân 2014 thời gian từ gieo đến tung phấn dao động từ 61- 72 ngày. So với vụ Xuân 2013 thì vụ Xuân 2014 có thời gian từ gieo đến tung phấn kéo dài hơn từ 5-6 ngày. Và ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian từ gieo đến tung phấn tương tự như vụ xuân 2013.

Qua hai vụ thắ nghiệm cho thấy thời vụ khác nhau ảnh hưởng tới thời gian từ gieo đến tung phấn của giống ngô nếp lai HN88. Thời gian từ gieo đến tung phấn của thời vụ sớm kéo dài hơn so với vụ muộn, dao động từ 58- 69 ngày.

3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến phun râu

Sau khi bông cờ tung phấn thì bắp ngô bắt đầu phun râu, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu càng ngắn thì càng tốt cho quá trình hình thành hạt. Điều kiện thuận lợi cho thụ phấn thụ tinh ở ngô là 20 - 22 0C, ẩm độ là 80%, nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C hạt phấn sẽ bị mất sức sống và chết hoặc khi độ ẩm quá cao hay quá thấp. Việc bố trắ thời vụ cho ngô thụ phấn thụ tinh gặp điều kiện thuận lợi là rất quan trọng.

Qua theo dõi thắ nghiệm cho thấy : thời gian từ gieo đến phun râu của giống HN88 trong vụ Xuân 2013 biến động từ 56- 67 ngày và từ 62- 73 ngày trong vụ Xuân 2014. Các thời vụ đều có khoảng cách từ tung phấn đến phun râu tập trung, biến động từ 0- 2 ngày, rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh. Ở cả hai vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xuân tại Quảng Ninh thời vụ 1, thời vụ 2, thời vụ 3, thời vụ 4 trong thời gian phun râu có nhiệt độ phù hợp cho thụ phấn thụ tinh. Thời vụ 5 trong giai đoạn này có nhiệt độ không khắ cao không thắch hợp cho thụ phấn thụ tinh, ảnh hưởng lớn tới năng suất.

3.1.1.3. Giai đoạn chắn sinh lý

Sau quá trình thụ tinh, cây ngô bắt đầu quá trình tạo hạt, sự di chuyển các chất sinh dưỡng sang bộ phận sinh thực bắt đầu.Sau quá trình này là quá trình vào sữa (sau phun râu 18-22 ngày), tiếp theo đến quá trình khô hạt (sau phun râu 24-28 ngày), quá trình cứng hạt (sau phun râu 35-42 ngày), cuối cùng là giai đoạn chắn sinh lý (sau phun râu 55-65 ngày). Kết thúc giai đoạn chắn sinh lý độ ẩm trong hạt còn khoảng 30-35%, hạt tắch lũy đầy đủ chất khô, chân hạt có sẹo đen,lá bi chuyển màu hoàn toàn.Nhiệt độ thắch hợp cho sự tắch lũy chất khô ở giai đoạn này là 240C, ẩm độ 60-70%.

Thời gian từ gieo tới chắn sinh lý của các thời vụ biến động từ 102 Ờ 111 ngày trong vụ Xuân 2013 và từ 107- 116 ngày trong vụ Xuân 2014. Trong đó thời vụ 1 (gieo 9/2) có thời gian từ gieo đến chắnh sinh lý dài nhất (111- 116 ngày), thời vụ 5 (gieo 21/3) là ngắn nhất (102- 107 ngày).

Qua hai vụ thắ nghiệm cho thấy rằng các thời vụ càng gieo muộn trong vụ Xuân thì thời gian từ gieo đến chắn sinh lý được rút ngắn và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Vui và Trần Trung Kiên (2014)[41].

3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Đặc điểm hình thái của cây ngô bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây,chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ số diện tắch láẦĐặc điểm hình thái của giống cho biết được mức độ đồng đều, khả năng thụ phấn, thụ tinh, khả năng chống đổ gãy,chống chịu với sâu bệnh và tiềm năng cho năng suất cao.Từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn giống mới vào trong sản xuất.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng tới đặc điểm hình thái và sinh lý của giống ngô nếp HN88 được thể hiện ở bảng 3.2 và 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 qua các thời vụ gieo trồng tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Thời vụ

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Đóng bắp/cao cây (%) X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB 1 172,6 168,6 170,6 79,6 80,6 80,1 46,2 47,8 47,0 2 180,0 172,9 176,5 84,8 84,5 84,7 47,2 48,9 48,1 3 171,6 168,0 169,8 81,0 79,8 80,4 47,2 47,5 47,4 4 165,6 162,0 163,8 82,5 79,9 81,2 50,0 49,3 49,6 5 164,0 166,1 165,1 81,1 78,2 79,6 49,5 47,1 48,3 P >0,05 >0,05 - >0,05 >0,05 - >0,05 >0,05 - LSD.05 - - - - - - - - - CV(%) 8,1 5,5 - 6,0 5,9 - 5,3 3,9 -

3.1.2.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây được tắnh từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào giống và một phần do điều kiện thời tiết khắ hậu, kỹ thuật gieo trồng chăm sóc. Dựa vào bảng 3.2 cho thấy: Chiều cao cây ở các thời vụ trong vụ Xuân 2013 dao động từ 164,0 Ờ 180,0 cm, vụ Xuân 2014 dao động từ 162,0- 172,9 cm. Qua xử lý thống kê cho thấy sự sai khác là không có ý nghĩa ở các thời vụ, các thời vụ khác nhau có chiều cao cây tương đương nhau.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây của giống HN88 ở vụ Xuân trung bình dao động từ 163,8- 176,5 cm. Chiều cao cây có xu hướng giảm từ thời vụ gieo ngày 9/2 đến thời vụ gieo ngày 21/3.

3.1.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng.Đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn vị trắ đóng bắp thường ở đốt thứ 7 - 8 và chiếm 35 - 38 % chiều cao cây. Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài vị trắ đóng bắp thường ở đốt 10 - 14 chiếm 45 - 60% chiều cao của cây.

Vụ Xuân 2013: Chiều cao đóng bắp dao động từ 79,6 Ờ 84,8 cm. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các thời vụ trồng khác nhau không ảnh hưởng tới chiều cao đóng bắp của giống HN88. Các thời vụ khác nhau đều có chiều cao đóng bắp tương đương nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tương tự vụ Xuân 2013 thì chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 ở vụ Xuân 2014,sai khác không có ý nghĩa giữa các thời vụ trồng khác nhau, biến động từ 78,2- 84,5 cm.

Qua cả hai vụ thắ nghiệm ta có có thế thấy rằng thời vụ khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới chiều cao đóng bắp của giống HN88 trong vụ Xuân và dao động từ 79,6- 84,7 cm.

3.1.2.3. Tỷ lệ đóng bắp/chiều cao cây

Tỷ lệ đóng bắp/chiều cao cây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đến khả năng chống đổ của ngô. Tỷ lệ này trong khoảng 50% có khả năng chống đổ tốt nhất. Qua kết quả xử lý cho thấy ở vụ Xuân 2013 các thời vụ gieo trồng khác nhau tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây là như nhau và biến động trong khoảng từ 46,2 Ờ 50,0% và từ 47,1- 49,3%.

Qua thắ nghiệm hai vụ cho thấy giốngHN88 có tỷ lệ đóng bắp trên cao cây trung bình từ 47,0- 49,6%. Tỷ lệ này giúp giống có khả năng chống đổ tương đối tốt khi gặp điều kiện mưa bão, nhất là với tỉnh giáp biển, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa bão nhiều như Quảng Ninh thì là rất phù hợp.

Bảng 3.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tắch lá của giống ngô nếp lai HN88 qua các thời vụ gieo trồng tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Thời vụ Số lá/ cây (lá) CSDTL (m 2 lá/ m2 đất) X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB 1 16,7 16,9 16,8 3,37 3,22 3,29 2 16,3 16,5 16,4 3,04 2,92 2,98 3 17,1 16,8 17,0 2,89 3,03 2,96 4 16,3 16,6 16,5 2,79 2,81 2,80 5 16,9 16,4 16,6 2,61 2,76 2,68 P >0,05 >0,05 - <0,05 >0,05 - LSD.05 - - - 0,41 - - CV(%) 3,1 2,0 - 7,4 7,2 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.4. Số lá trên cây

Qua theo dõi thắ nghiệm và kết quả xử lý thống kê cho thấy số lá trên cây ở 5 thời vụ trồng dao động từ 16,3 Ờ 17,1 lá/cây ở vụ Xuân 2013 và từ 16,4- 16,9 lá/cây ở vụ Xuân 2014. Có thể thấy số lá ắt có sự biến động giữa các thời vụ. Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở các thời vụ khác nhau thì số lá trên cây của giống HN88 là tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Số lá trên cây trung bình của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Xuân dao động từ 16,4- 17,0 lá/cây. Thời vụ gieo trồng không ảnh hưởng đến số lá trên cây của giống ngô HN88 mà số lá trên cây chủ yếu do giống quy định, điều này trùng khớp với nhiều nghiên cứu trước đó của nhiều tác giả.

3.1.2.5. Chỉ số diện tắch lá (CSDTL)

Nisiporovich đã chứng minh rằng 90-95% chất khô tắch lũy trong đời sống cây trồng được tạo ra do quang hợp, trong đó diện tắch lá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn để năng cao năng suất sinh vật học. Nâng cao chỉ số diện tắch lá là cơ sở nâng cao năng suất cây trồng. Số lá, độ lớn của lá tạo lên diện tắch lá. Diện tắch lá trung bình của 1 cây ngô là 600 cm2. Sự tăng trưởng diện tắch lá ở cây trồng tuân theo quy luật: Thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tắch lá thấp sau đó tăng dần và đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa rồi giảm dần cho đến khi thu hoạch. Chỉ số diện tắch lá tối ưu của ngô là 4m2lá/m2đất. Vì vậy để nâng cao diện tắch lá tối ưu cần lựa chọn được thời vụ thắch hợp cho cây có thể sinh trưởng phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất để cây đạt được bộ lá tiêu chuẩn. Chỉ số diện tắch lá có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh của ngô.

Dựa vào bảng số liệu 3.3 cho thấy:

Vụ Xuân 2013 giống HN88 có CSDTL dao động từ 2,61- 3,37m2

lá/m2 đất. Trong đó, thời vụ 1 (gieo 9/2) có CSDTL cao nhất (3,37m2 lá/m2 đất) tương đương với thời vụ 2 (3,04m2 lá/m2 đất) (gieo 19/2) và cao hơn các thời vụ còn lại chắc chắn với độ tin cậy 95%. Thời vụ 5 (gieo 21/3) có CSDTL thấp nhất (2,61m2 lá/m2 đất) thấp hơn thời vụ 1, thời vụ 2 và tương đương với thời vụ 3, 4 với độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vụ Xuân 2014 CSDTL của giống HN88 biến động từ 2,76- 3,22 m2 lá/m2 đất. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự sai khác không có ý nghĩa, CSDTL tương đương nhau qua các thời vụ trồng với độ tin cậy 95%.

Kết quả xử lý thống kê hai vụ cho thấy: CSDTL của thời vụ 1 (gieo 9/2) cao tương đương với thời vụ 2 (gieo 19/2), thời vụ 3 (gieo 1/3) và cao hơn chắc chắn thời vụ 4 (gieo 11/3), thời vụ 5 (gieo 21/3) với độ tin cậy 95%. Như vậy, thời vụ trồng càng muộn thì cây sinh trưởng càng kém, kết quả này trùng khớp với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Vui và Trần Trung Kiên (2014)[41].

3.1.3. Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Khả năng chống đổ của ngô là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn lọc và đánh giá giống ngô. Đổ rễ và gẫy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nền đất trồng, chế độ canh tác, nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh..., mặt khác việc bố trắ thời vụ gieo trồng, cơ cấu cây trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống chịu của ngô, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất hạt ngô sau này. Kết quả theo dõi khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng chống đổcủa giống ngô nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Thời vụ

Đổ rễ (%) Đổ gãy thân (điểm 1 Ờ 5) X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB 1 2,7 3,8 3,3 1 1 1 2 8,4 6,8 7,6 1 1 1 3 2,1 6,6 4,3 1 1 1 4 4,6 3,0 3,8 1 1 1 5 4,4 1,8 3,1 1 1 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:

Khả năng chống đổ của các thời vụ tương đối tốt. Các công thức có tỷ lệ đổ rễ cũng như gãy thân thấp. Tỷ lệ đổ rễ trong 2 vụ trung bình dao động từ 3,1 Ờ 7,6%. Thời vụ 2 có tỷ lệ đổ rễ cao nhất là 7,6%, thấp nhất ở thời vụ 5 là 3,1%. Tất cả các công thức thời vụ đều có tỷ lệ gãy thân thấp được đánh giá điểm 1. Nhìn chung ở cả hai vụ Xuân 2013 và Xuân 2014 điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, không có mưa bão lớn xảy ra nên tỷ lệ gãy đổ ắt, không ảnh hưởng nhiều tới năng suất ngô.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai hn88 tại cẩm phả - quảng ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)