Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai hn88 tại cẩm phả - quảng ninh (Trang 27)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.1. Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên thế giới

Ở các thời vụ gieo khác nhau và ở các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau sự gây hại rễ ngô của bọ hung cũng khác nhau (Diabrotica virgifera Le Conte). Theo dõi trên các giống ngô có độ chắn theo FAO là 400, 500 và 600 tại vụ sớm bọ hung hại rễ tương ứng là 44,2%, 77,6%, và 76,7% trong khi đó ở vụ muộn tỷ lệ tương ứng là 4,7%, 14,9%, và 7,9%. Vụ sớm hấp dẫn sâu non của bọ hung tới phá hại gấp 10 lần vụ muộn nhưng vụ muộn lại hấp dẫn trưởng thành hơn vụ sớm. Tại Mindanao - Phillipin, ngô thường bị các loại sâu đục thân Ostrinia furnacalis

Guenee, mọt đục hạt Atherigona oryzae Malloch, bọ trĩ Thrips palmi Karny,

Megalurothrips usitatus Bagnall, rày hại lá Cicadulina bimaculata Evans,sâu đục bắp Helicoverpa armigera Hubner và rệp muội Rhopalosiphum maidis Fitch. Vụ ngô thứ nhất gieo trong tháng 4 có thể tránh được sự gây hại của sâu đục thân, mọt đục hạt và bọ trĩ, vụ ngô thứ 2 gieo từ tháng 8 đến tháng 9 có thể tránh được sự gây hại của sâu đục thân (Litsinger và cs, 2007) [62].

Tại vùng Sudan Savana của Nigeria, 3 thời vụ gieo ngô khác nhau (gieo cuối tháng sáu, giữa tháng bảy và cuối tháng bảy) đã được khảo nghiệm trong 2 năm 2000 và 2001. Kết quả thu được trong 2 năm đã chỉ ra rằng thời vụ gieo vào cuối tháng sáu có chiều dài bắp, đường kắnh bắp và trọng lượng bắp đạt lớn nhất, và càng gieo muộn thì các thông số trên càng giảm, chiều dài bắp, đường kắnh bắp và khối lượng bắp nhỏ nhất là thời vụ gieo vào cuối tháng bảy (Namakka và cs, 2008) [67]. Cũng có kết quả tương tự tại miền Bắc Sudan số lượng bắp/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhất vào vụ gieotrong tháng 10 và giảm trong các thời vụ gieo tháng 11 và tháng 12 với mức giảm tương ứng 10 và 20% (Abded và cs, 2001) [43].

Mặc dù thời gian gieo hạt không tương quan với số lượng hàng hạt trên bắp mà phụ thuộc vào giới hạn của kiểu gen nhưng trong thắ nghiệm thời vụ tại Pakistan thời vụ sớm gieo vào mồng 2 tháng 5 có số hàng trên bắp là lớn nhất và số lượng hàng trên bắp sẽ giảm khi gieo muộn hơn. Số lượng hạt trên hàng cũng đạt cao nhất tại thời vụ sớm gieo vào mồng 2 tháng 5 và số lượng hạt trên hàng giảm tỷ lệ thuận theo thời gian gieo chậm hơn. Khối lượng 100 hạt đạt cao nhất vào thời vụ gieo vào ngày 2 tháng 5 ở Pakistan và thấp nhất ở thời vụ gieo 13 tháng 6 (Nadan và cs, 2002) [65].

Vụ ngô gieo tháng 10 ở miền Bắc Sudan có khối lượng 1000 hạt lớn nhất (218 gam) và khối lượng 1000 hạt sẽ giảm dần ở các thời vụ gieo muộn trong tháng 11 còn 201g và tháng 12 chỉ còn có 195g (Abded và cs, 2001) [43]. Ở miền Đông Nam Iran khối lượng 100 hạt của các thời vụ gieo ngày 5/7, 20/7, 5/8 tương ứng với 34,48g, 34,37g và 33,77g và nằm trong cùng phân lớp a. Khối lượng 100 hạt của thời vụ gieo 20/8 giảm xuống chỉ còn 27,26g và nằm trong phân lớp b (Dahmardeh, M. Dahmardeh, 2010) [52]. Tại Cukurova vụ ngô sớm gieo tháng 4 có khối lượng nghìn hạt cao hơn vụ muộn gieo tháng 6 là 15% (Barutcula và cs, 2005)[48].

Thời gian gieo hạt ảnh hưởng tới khả năng hình thành hạt, khả năng trỗ cờ của ngô, ảnh hưởng tới số lượng hạt trên bắp (Otegui, Melon, 1997)[68]. Người ta cũng đã quan sát thấy mối tương quan chặt chẽ giữa sự hình thành hạt trên hàng và số lượng noãn cuối cùng trên hàng của các kiểu gen đã được xác định ở các ngày gieo khác nhau (Derieux và cs, 1985)[55]. Các giống ngô lai thường phát triển vòi nhụy (râu) rất nhanh và nó đã có sẵn khi hoa đực nở. Mặc dù vậy khi điều kiện môi trường không thắch hợp hạt ngô không hình thành (hạt phấn không tung ra khi hoa cái phun râu), khả năng nảy mầm của hạt phấn giảm (Basseti, Westgate, 1993)[49].

Điều kiện môi trường có nhiều tác động đến sinh trưởng của ngô và có tác động rất lớn đến năng suất ngô. Nếu gieo ngô vào những thời gian khác nhau thì các giai đoạn sinh trưởng của ngô cũng rơi vào các thời điểm có điều kiện khác nhau về quang chu kỳ và nhiệt độ. Dưới tác động của điều kiện môi trường, ngô có thể gặp các yếu tố thuận lợi hay không thuận lợi cho việc phát triển bắp, hạt (Scarsbook, Doss, 1972)[71].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Aldrich và cs (1975)[45] cũng thu được các kết quả tương tự, khi gieo muộn trong giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô sự tăng cao của nhiệt độ thường làm cho ngô sinh trưởng nhanh và làm giảm khả năng tắch lũy bức xạ mặt trời dẫn đến năng suất sinh học cũng như sự hình thành hạt và năng suất hạt giảm.

Gieo ngô vào thời vụ sớm kết hợp với các yếu tố mật độ và phân bón hợp lý sẽ thu được năng suất cao (Seperd và cs, 1991)[72]. Thắ nghiệm xác định thời điểm gieo tại các tháng 10, 11 và 12 ở miền Bắc Sudan trong 2 năm 1999- 2000 đã chỉ ra rằng thời vụ gieo vào tháng 10 có năng suất cao nhất và khá ổn định trong cả 2 năm, năng suất của thời vụ gieo tháng 10 cao hơn thời vụ gieo trong tháng 11 và 12 là 36,5 và 53% (Abded và cs, 2001)[43].

Tại Pakistan thắ nghiệm với 7 thời vụ gieo mỗi thời vụ cách nhau 7 ngày từ 2 tháng 5 tới 13 tháng 6 năm 2001 cho thấy thời gian gieo ngô thắch hợp nhất và có năng suất cao nhất là ngày mồng 2 và ngày mồng 9 tháng năm với năng suất tương ứng là 2889,89 kg/ha và 2466,67 kg/ha trong khi đó các thời vụ gieo ngày mồng 6 và 13 tháng sáu năng suất tương ứng chỉ đạt 955,56 kg/ha và 780,44kg/ha (Nadan và cs, 2002)[65].

Trong 4 thời vụ gieo là 5/7, 20/7, 5/8 và 20/8 tại vùng Đông Nam Iran thì thời vụ gieo vào ngày 5/8 đạt năng suất hạt cao gần 4 lần so với thời vụ gieo vào 5/7 và năng suất vật chất khô đạt xấp xỉ gấp 2 lần. Thời vụ gieo 5/7, khi ngô vào giai đoạn trỗ cờ, tung phấn và hình thành hạt thường gặp gió mạnh và nhiệt độ không khắ trung bình vào khoảng 34,5oC không thuận lợi cho ngô thụ phấn và hình thành hạt (Dahmardeh, M. Dahmardeh, 2010)[52].

Thắ nghiệm về thời vụ gieo trồng cũng đã được thực hiện tại vùng Cukurova - Thổ Nhĩ Kỳ, vùng này có khắ hậu đặc trưng của Địa Trung Hải. Giống ngô lai Pioneer 31G98 gieo vào ngày 6 tháng 4 năm 2003 (vụ sớm) và ngày 19 tháng 6 năm 2003 (vụ muộn). Năng suất sinh vật học và năng suất hạt của vụ sớm cao hơn vụ muộn là 23 và 14% (Barutcula và cs, 2005)[48].

Thắ nghiệm tại trại Latokep của trường Đại học Debrecen Hungary trong năm khô hạn 2007, thời gian gieo hạt có mối tương quan chặt chẽ với năng suất ngô nhưng trong năm 2008 lượng mưa đủ thì thời gian gieo hạt không ảnh hýởng nhiều đến nãng suất ngô (Nagy, 2009)[66].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai hn88 tại cẩm phả - quảng ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)