Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống chịu sâu, bệnh của

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai hn88 tại cẩm phả - quảng ninh (Trang 64)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ tới khả năng chống chịu sâu, bệnh của

nếp lai HN88 tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế năng suất ngô ở nước ta là sự gây hại của sâu bệnh hại. Sâu bệnh không những làm giảm năng suất ngô ở ngoài đồng mà còn làm hư hao khối lượng lớn hạt ngô trong khi bảo quản.

* Sâu đục thân:Sự phân bố rộng rãi của sâu đục thân tại các vùng trồng ngô

trong cả nước cũng như trên thế giới đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Số liệu bảng 3.5 cho thấy, ở các thời vụ trồng khác nhau đều bị sâu đục thân gây hại, thời vụ 1 (gieo ngày 9/2) có mức độ gây hại thấp nhất và được đánh giá ở điểm 1, thời vụ 2, 3, 4, 5 bị gây hại ở mức độ cao hơn và được đánh giá ở mức điểm 2.

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống ngô nếp lai HN88 qua các thời vụ gieo trồng tại Cẩm Phả - Quảng Ninh

Thời vụ Sâu đục thân (điểm 1-5) Rệp cờ (điểm 1-5) Bệnh khô vằn (%) X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB X2013 X2014 TB 1 1 1 1 1 1 1 3,6 3,4 3,5 2 1 2 2 1 1 1 4,4 3,5 3,9 3 2 2 2 1 1 1 3,7 2,7 3,2 4 2 2 2 1 1 1 4,9 3,5 4,2 5 2 3 2 1 1 1 4,4 4,1 4,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Rệp cờ:

Rệp hại ngô là một loại sâu thường xuyên xuất hiện và gây hại, đôi khi rất trầm trọng, nhất là vào những thời điểm thời tiết có độ ẩm cao trong năm. Rệp thường sống tập trung thành từng đám ở các bộ phận non của cây ngô như nõn lá, bẹ lá non, hoa cờ, lá bao...để chắch hút dinh dưỡng của các bộ phận này, làm cho cây ngô thiếu hụt chất dinh dưỡng, còi cọc, gầy yếu, bắp nhỏ đi, chất lượng của hạt kém.

Đặc biệt là nếu chúng tấn công từ khi cây ngô còn non có thể sẽ làm cho cây bắp không kết hạt, gây thất thu nghiêm trọng. Trong cả hai vụ Xuân 2013 và Xuân 2014 rệp cờ xuất hiện ở mật độ thấp, hầu như không ảnh hưởng nhiều tới khả năng thụ phấn thụ tinh và cho năng suất của ngô.

* Bệnh khô vằn:

Bệnh khô vằn do nấm gây ra và là bệnh phổ biến trên ngô. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, song rõ và nặng nhất từ lúc ngô chuẩn bị trỗ cờ đến khi ngô chắn. Qua theo dõi thắ nghiệm cho thấy, các thời vụ khác nhau trong thắ nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn nhưng đều ở mức độ nhẹ, vụ Xuân 2013 biến động từ 3,6- 4,9% và từ 2,7- 4,1% ở vụ Xuân 2014. Qua hai vụ thắ nghiệm có thể thấy bệnh khô vằn ở các thời vụ khác nhau không có sự chênh lệch nhau nhiều về mức độ nhiễm, dao động từ 3,2 - 4,2% và không làm ảnh hưởng nhiều tới năng suất ngô ở Vụ Xuân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ, phân bón đến năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai hn88 tại cẩm phả - quảng ninh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)