4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.4.2. Quy trình kỹ thuật
Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Phân bón: - Lƣợng bón:
+ Thắ nghiệm thời vụ: 3 tấn phân vi sinh + 140N + 80P2O5 + 90K2O/ha. (3000 kg phân Vi sinh Sông Gianh + 304 kg đạm Urê + 500 kg Supe lân + 150 kg Kaliclorua/ha)
+ Thắ nghiệm phân bón: 3 tấn phân vi sinh + (theo công thức thắ nghiệm)
- Phƣơng pháp bón phân:
+ Bón lót: 100% phân vi sinh + 100% phân lân + 1/4 lượng đạm + Bón thúc: chia làm 2 lần:
Lần 1 (khi ngô 4 - 5 lá): 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali (rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô cách gốc 5 Ờ 7 cm rồi bón và lấp kắn phân kết hợp vun nhẹ).
Lần 2 (khi ngô 8 - 9 lá): 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali, rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngô cách gốc 10 Ờ 12 cm rồi bón và lấp kắn phân kết hợp vun cao).
* Chăm sóc:
- Vun xới và bón thúc:
+ Khi ngô 4 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 Ờ 80%) và tỉa định cây.
+ Khi ngô 8 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 Ờ 80%) và vun cao chống đổ.
- Tưới tiêu: Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chắn sữa. Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng ngô.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
* Thu hoạch:
- Thu bắp tươi và thân lá tươi sau khi phun râu 18-20 ngày.
- Khi ngô chắn (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.