Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam: những góc nhìn khác nhau

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 30)

1.4.1. Nghèo đói ở Việt Nam theo đánh giá của Ngán hàng Thê giới (WB)

Ngân hàng Thế giới tiến hành điều tra, xác định mức độ nghèo đói của việt Nam dựa trên mức nhu cầu calo tính theo đầu người là 2100 calo/người/ngày; đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Phương pháp này đã dẫn đến sự đánh giá mức độ nghèo khổ bình quân là 1.090.000 đồng/người/năm, nếu tính riêng thì mức độ nghèo khổ bình quân ở đô thị là 1.203.000 đồng/người/năm, ở nông thôn là

1.040.000 đồng/người/năm. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có 51% dân số bị coi là nghèo đói, trong đó một nửa của số nghèo đói này, tức là khoảng 25% dân số, thuộc diện nghèo đói về lương thực và thực phẩm với nghĩa là họ không thể đáp ứng được các nhu cầu calo cơ bản hàng ngày, thậm chí ngay cả khi họ dùng toàn bộ thu nhập của mình

v ề mặt cơ cấu, mức độ nghèo khổ ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị. Cũng theo tiêu chuẩn đánh giá trên của Ngân hàng Thế giới, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm 57% dân số, cao gấp đôi so với các vùng đô thị. Như vậy, khoảng 90% tổng số người nghèo đói tập trung ở các vùng nông thôn.

Mức độ nghèo đói cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc Trung Bộ, số người nghèo đói chiếm 71% dân số. Tại các vùng trung du phía Bắc, tỷ lệ này là 59%. Đây là hai vùng có mức độ nghèo đói cao hơn mức trung bình của cả nước; hai vùng này chiếm khoảng 40% tổng số người nghèo tại Việt Nam, mặc dù dân số của hai vùng này chỉ chiếm 29% tổng dân số cả nước. Tại vùng Đông Nam Bộ, nơi có trung tám kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ người nghèo so với số dân của vùng là thấp nhất cả nước, chỉ có 33%. Bốn vùng khác là Cao nguyên Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là các vùng có tỷ lộ nghèo khổ thấp hơn chút ít so với mức trung bình của cả nước, chiếm khoảng từ 48% đến 50%.[15; 45]

1.4.2. Nghèo đói của Việt Nam theo đánh giá của UNDP

Kể từ khi chính thức thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Đã có nhiều thay đổi trong việc phân phối thu nhập xã hội và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ và khoảng cách cũng ngày càng xa hơn. Trong số các hộ được phán loại nghèo thì có tới 90% các hộ hiện đang sinh sống tại các khu vực nông thôn. Và đặc biệt Ưong thập kỷ qua, các vùng nông thôn Việt Nam đã trải qua rất nhiều thay đổi quan trọng. Sản lượng nông nghiệp và khả năng sản xuất đã tăng lên một cách đáng kể và sự an toàn lương thực đã đạt được ở mức tổng thể. Đã có nhiều người hơn được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản trong đó có nước sạch, dịch vụ y tế và giáo dục. Thu nhập nông thôn đã gia tăng, tình trạng nghèo đói đã giảm đi và sư phồn thịnh chung trong các khu vực nông thôn đã được cải thiện. Sư tiến bộ đáng kể trong công tác giảm nghèo đã đạt được trong thời gian

sáu năm vừa qua. Thực tế chỉ trong sáu năm từ 1992 đến 1998, số dân nghèo ở các vùng nông thôn đã giảm xuống một phần ba.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng này, tình trạng nghèo đói vẫn là một vấn đề trọng tâm ở nông thôn Việt Nam. Còn quá nhiều nông dân Việt Nam vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói do thiếu nguồn lực hay thiếu công ăn việc làm. Theo như báo cáo thực hiên gần đây về khảo sát mức sống của Việt Nam vào năm 1997/1998 cho thấy, đại đa số người dân nông thôn Việt Nam còn bị tách ra khỏi quá trình phát triển và những kết quả từ sự tăng trưởng kinh tế. Tốc độ giảm nghèo ở nông thôn diễn ra chậm hơn đáng kể so với khu vực thành thị (số người nghèo giảm khoảng 64% ở khu vực thành thị giữa năm 1992/1993, sự giảm này chỉ khoảng 32% ở khu vực nông thôn) và tỷ lộ nghèo đói trong các khu vực nông thôn vẫn cao hơn khu vực thành thị khoảng 5 lần. Kết qủa là tỷ lệ phần trăm người nghèo ở nông thôn so với cả nước đã tăng từ 91% vào năm 1992/1993 lên 94% vào năm 1997/1998.

Tình trạng nghèo ở Việt Nam có những đặc trưng rõ nét về dân tộc và vùng. Trong khi tình trạng nghèo rải khắp đất nước, tỷ lệ nghèo cao nhất tại khu vực vùng cao Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và miền duyên hải Bắc Trung Bộ.

Khu vực miền núi Bắc Bộ là vùng nghèo nhất với trên nửa dân số sống trong mức nghèo năm 1997/1998. Mặc dù tình trạng nghèo chiếm đa số tại các vùng cao nguyên và vùng xa xôi hẻo lánh, số người nghèo cũng còn tồn tại trong những tỉnh "giàu có hơn" như trong khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

BẢNG 1. TỶ LỆ NGHÈO Được PHÂN CHIA THEO V Ù N G Vùng VLSSI 92/93 VLSSH 97/98 Bộ LĐTBX H 1992 Bộ LĐTBX H 1998 Tảng % trung bình chi phí mỗi đáu người 1992/93- 1997/98 Miền núi Bắc Bộ 78,6 58,6 35,5 22,4 33 Đồng Bằng sông Hồng 62,9 28,7 20,6 8,4 57 Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 44,0 24,6 48

Duyên hải Trung Bộ 49,6 35,2 35,7 17,8 30

Cao nguyên Trung Bộ 70,0 52,4 48,0 25,7 26

Đông Nam Bộ 32,7 7,6 20,0 4,8 80

Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9 24,5 15,4 20 [24,12]

Mặc dù tình trạng nghèo không mang tính chất đồng nhất, nhưng nhìn chung nông dân là nhóm có tỷ lệ nghèo cao nhất trong cộng đồng nhân dân các dân tộc thiểu số nổi lên là người nghèo nhất. Những phát hiện trong khảo sát mức sống Việt Nam gần đây cho thấy tình trạng nghèo đói vẫn chiếm ưu thế và hầu như không thay đổi trong dân tộc thiểu số Việt Nam và tình trạng bất bình đẳng đó đang gia tăng giữa các dân tộc thiểu số và đại đa số dân tộc Kinh. Trong khi tỷ lệ giảm nghèo quốc gia trung bình là 21% từ những năm 1992/1993 đến 1997/1998, tốc độ giảm nghèo trong số các dân tộc thiểu số chỉ là khoảng 11%. ở Việt Nam vào những nãm 1992/1993 tỷ lệ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số là 19,5% thì dự kiến vào những năml997/1998 tâng lên 28,5%.

Trong khi Việt Nam đã đạt được những thành tựu đánơ kể về bĩnh đẳng giới tính trong nhiều góc độ, ví dụ số năm học trung bình.

mức độ thanh toán mù chữ, tỷ lệ tử vong ở ưẻ sơ sinh, sự bất bình đẳng về giới tính còn tồn tại trong một số lĩnh vực khác. Chẳng hạn, tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ bị giảm sút nhiều hơn so với nam giới và khoảng cách này đang nhân rộng lên. Đánh giá công tác chống nghèo đói có sự tham gia của dân gần đây, những số liệu đã cho thấy rằng những hộ gia đình do người phụ nữ đứng đầu thường là những gia đình nghèo nhất và khó khăn nhất trong cộng đồng của họ. Thêm vào đó, các số liệu này cũng nhấn mạnh bản chất bên trong gia đình về sự bình đẳng giữa nữ giới và nam giới về mặt quyền quyết định. Phụ nữ nông thôn cũng thiếu quyền hành và quyền làm chủ tài sản thiết yếu như đất đai, mà thường được đăng ký theo tên người nam giới. Không có đất đai để ký quỹ, phụ nữ có xu hướng gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc, nắm giữ tín dụng.

Nghèo lương thực, thực phẩm (LTTP) được xác định bằng mức thu nhập tính theo thời giá đủ để chi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một ngày một người là 2.100 calo. Những hộ có mức thu nhập bình quán đầu người dưới tiêu chuẩn nói trên thuộc vào diện hộ nghèo. Cụ thể năm 1994: thành thị 102.000 đồng, nông thôn 76.000 đồng. Tương ứng 1995: 125.000 đồng - 95.000 đồng và 1996: 130.000 đồng - 100.000 đồng.

Để có thể nhìn nhận một cách rõ hơn về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam chúng ta quan sát bảng tỷ lệ hộ nghèo dưới đây. Trong bảng chia ra 7 vùng đó là: Tây Bắc và Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

BẢNG 2. TỶ LỆ H ộ NGHÈO 1993 - 1995 PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN VÀ PHÂN THEO VÙNG

Chung Thành thị Nông thôn 1 Nghèo LTTP Nghèo LTTP và phi LTTP Nghèo LTTP Nghèo LTTP và phi LTTP Nghèo LTTP Nghèo LTTP và phi LTTP Toàn quốc 1993 19,99 41,64 10,10 32,05 22,14 44,35 1994 18,06 38,43 8,57 29,02 20,19 41,10 1995 16,50 34,44 7,40 25,53 18,62 36,96 Phân theo vùng 1. Tây Bắc và Đông Bắc 1993 29,94 52,93 10,60 37,52 27,47 56,10 1994 23,39 49,71 8,60 33,96 25,97 52,94 1995 21,50 47,24 7,40 31,07 23,99 50,58 2. Đồng bằng sông Hồng 1993 14,16 36,08 5,69 28,96 15,86 37,87 1994 12,39 32,33 7,11 25,75 13,72 33,98 1995 10,50 29,12 6,77 22,68 11,44 30,74 3. Bắc Trung Bộ 1993 24,83 51,72 14,81 37,86 26,36 53,80 1994 23,18 48,70 12.67 35,45 24,71 50,70 Ị 1995 22,04 46,89 11,35 35,01 23,65 48,67

4. Duyên hải Nam Trung Bộ

1993 17,69 37,37 11,49 33,96 19,64 38,511994 16,27 35,41 10,00 31,75 18,35 36,65 1994 16,27 35,41 10,00 31,75 18,35 36,65 1995 15,10 33,85 8,95 29,67 17,16 35,26 5. Tây Nguyên 1993 30,11 54,95 11,32 41,36 34,68 58,57 1994 28,17 52,08 11,35 38,64 32,53 55,67 1995 26,31 48,58 10,58 36,45 30,50 51,81 6. Đông Nam Bộ 1993 11,13 31,03 4,17 24,53 13,90 33,84 1994 11,17 28,37 6,42 22,35 12,36 30,96 1995 10,15 27,55 5,30 21,97 11,38 29,95 7. Đồng bằng sông Cửu Long 1993 17,73 36,82 13,96 29,04 18,48 38,20 1994 16,30 34,11 11,13 26,01 17,27 35,55 1995 14,43 31,80 8,99 23,59 15,40 33,26 [26,594]

1.4.3. Nghèo đói theo đánh giá của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 1993

Kết quả điều ưa tình trạng giàu nghèo ở Việt Nam năm 1993 của Tổng cục Thống kê như sau: Với mẫu điều ưa là 91.732 hộ đại diện cho toàn quốc, từng vùng, từng địa phương, Tổng cục thống ké tính được mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước là 119.000 đồng trong đó ở nông thôn là 94.440 đồng, ở thành thị là 220.340 đồng. Nếu nhìn nhận tình trạng nghèo đói theo nghĩa hẹp hơn của Ngân hàng Thế giới, nghĩa là chỉ tính đến nhu cầu tối thiểu về lương thực, thực phẩm và căn cứ vào mức thu nhập binh quán trên. Tổnơ cục Thốns kê đưa ra cách phân loại siàu - nghèo cũng dưa trén

mức thu nhập bình quân đầu người một tháng đối với khu vực thành thị thu nhập từ 50.000 đến 70.000 đồng/nguời/tháng còn đối với khu vực nông thôn tiêu chuẩn này là từ 30.000 đến 50.000đồng/người/tháng, số những hộ này chiếm 16,1% dân số của cả nước. Còn những hộ ở nông thôn có thu nhập dưới 30.000 đồng/người/tháng và dưới 50.000 đồng/người/tháng ở thành thị bị xếp vào hộ rất nghèo và chiếm 4,2% dân số cả nước.

1.4.4. Nghèo đói theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và X ã hội thời kỳ 1997 -1998

Để đánh giá tình trạng nghèo đói ở Việt Nam phù hợp với điều kiện mới, qua các số liệu nghiên cứu thực tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói trong thời kỳ 1997- 1998:

Hộ đói:

- Hộ thiếu ăn từ 3 - 6 tháng.

- Dụng cụ sinh hoạt trong gia đình không đáng kể. - Con cái thất học.

- Nhà ở dột nát.

- Bình quân đầu người trong hộ: 13 kg gạo/tháng, tương đương với 45.000 đồng/tháng.

Hộ nghèo:

- ở miền núi, hải đảo: bình quân 15 kg gạo/người/tháng.

- Ở nông thôn (vùng đồng bằng, trung du): bình quân 20 kg gạo/người/tháng, tương đương với 70.000 đồng/tháng.

- Ở thành thị: bình quân 25 kg gạo/người/tháng, tương đương 90.000 đồng/tháng.

Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam biến động như sau:

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)