Hậu quả của tình trạng nghèo đó

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 27)

1.3.1. Trình độ dân trí thấp

Như ừên đã đề cập tới một ưong những nguyên nhân của sự nghèo đói là trình độ dân trí thấp nhưng chính nó cũng lại là hậu quả gây ra đói nghèo. Đây chính là một nút của vòng luẩn quẩn. Nếu như những người có trình độ học vấn càng thấp thì khả năng tổ chức cuộc sống khó khăn hơn và cơ hội tìm kiếm việc làm cũng hạn chế. Hơn nữa khi mà cuộc sống vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng lương thực thực phẩm thì những nhu cầu khác là gần như không thể thực hiện được. Do đó ở những gia đình nghèo chi phí cho vấn đề ăn ở lớn thì chi cho giáo dục sẽ ít đi, nếu như có sự trợ giúp của xã hội thì cũng không khả quan hơn được bởi nếu đi học thì thời gian làm việc sẽ giảm xuống, thu nhập giảm và họ lại càng nghèo hơn.

1.3.2. Tệ nạn x ã hội gia tăng

Một trong những hậu quả của đói nghèo là tệ nạn xã hội. Có thể nói tệ nạn xã hội tỷ lệ thuận với việc nghèo đói. Trong khi những xã hội phát ưiển thì việc trợ cấp được giải quyết dễ dàng hơn, đảm bảo được mức sống tối thiểu cho con người thì ở những nước kém phát triển việc trợ cấp này còn hạn chế hay nói đúng ra chỉ là muối bỏ biển. Chính vì thế để giải quyết nhu cầu mưu sinh con người ta có thể làm bất cứ việc gì để thoả mãn nhu cầu tối thiểu hàng ngày nói chính xác ra là đói ăn vụng, túng làm liều. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở đó mà những hành động bột phát đó được lặp qua lặp lại nhiều lần thành thói quen khó sửa và sinh cho con người ta một sự lười biếng, không chịu lao động. Chính những việc làm sai trái đó phát triển thành tệ nạn và song hành với nó là bệnh tật và những vấn đề liên quan tới đạo đức xã hội. Trong khi đó tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói được nâng dần lên so với mặt bằng chung của nhân loại thì các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại như là một minh chứng cho sự kém phát triển và lạc hậu.

1.3. 3. Trẻ em suy dinh dưỡng nhiều

Trẻ em là tương lai của đất nước. Ngày nay có rất nhiều các chương trình vì ưẻ em nhưng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn

còn tổn tại. Ở những gia đình nghèo thì việc nuôi dạy con cái một cách thiếu thốn và không khoa học là phổ biến. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng mặc dù đã có nhiều tổ chức trong nước cũng như quốc tế giúp đỡ trẻ em trên nhiều phương diện kể cả vật chất nhưng việc chăm sóc trẻ em ở mỗi gia đình lại hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế việc trẻ em thiếu cân, mắc các bệnh tật vẫn gặp phổ biến ở những gia đình nghèo.

1.3. 4. Kinh tẻ tăng trưởng chậm

Đây cũng chính là nguyên nhân và hậu quả của nghèo đói. Nếu kinh tế phát triển thì nghèo đói sẽ giảm và ngược lại nghèo đói tăng khi kinh tế chậm phát triển. Nếu xã hội có nhiều người nghèo thì chất lượng nguồn nhân lực sẽ thấp chi phí trợ cấp cho những đối tượng này sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu quốc gia, ít chi phí đầu tư phát triển sản xuất do đó, kinh tế tăng trưởng chậm. Do vậy việc nâng cao mức sống cho từng cá nhân trong xã hội là khó thực hiện. Chính vì thế, để giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo một trong những khâu quan trọng nhất là phải tăng được mức tãng trưởng kinh tế. Và xóa đói giảm nghèo còn là điều kiện để tăng trưởng kinh tế.

1.3.5. M ôi trường suy thoái

Các hộ nghèo đói thường sống đói ăn và nợ nần không trả được. Họ thường tận dụng những gì mà họ có thể khai thác được và hậu quả là họ phá huỷ luôn các nguồn sống của họ và tình hình lại càng trở nên bi đát hơn. Họ có thể chật cây, giết thịt và đánh bắt các con vật hiếm, vét cạn cá ở sông hồ và vùng gần bờ biển hoặc canh tác đến mức làm đất cạn màu khỏ kiệt. Khi các nguồn thu nhập này hết đi thì họ chỉ có cách duy nhất là di cư, thường là vào các đô thị hoặc đến vùng núi cao. Ở đô thị họ góp phần làm lớn thêm đội quân thất nghiệp hoặc gia tãng tệ nạn xã hội. Ở vùng cao họ chặt phá rừng để khai thác và canh tác, huỷ hoại môi trườns sinh thái. Do vậy, vấn để là phải tạo cho người nghèo một kế sinh nhai vừng chắc lâu dài ngay trên mảnh đất của họ.

Ngày nay thiên tai dường như càng xảy ra nhiều hơn. Một trong những nguyên nhân là do môi trường suy thoái. Khi khoa học càng phát triển thì càng chứng minh được rằng một trong những hậu quả để lại của việc xã hội đói nghèo là sự suy thoái môi trường. Nạn chặt phá rừng tràn lan của một số người vì nhu cầu cuộc sống cá nhân đã dẫn tới tình trạng bão lụt ngày càng gia tăng do nó bị mất dần lớp tài nguyên thiên nhiên quan trọng trong việc ngăn chặn những con lũ đầu nguồn. Thêm vào việc xả thải rác bừa bãi đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm cho bệnh dịch ngày càng nhiều và khi chi phí cho y tế cao mà mức thu nhập không thay đổi thì con người ta lại bị nghèo đi một cách tương đối.

Chính vì những hậu quả do nghèo đói gây ra như vậy mà các chính phủ quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển kinh tế, phân phối lại thu nhập để rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo. Một điều đáng nói ở đây là phải có tăng trưởng kinh tế mới giải quyết được vấn đề phân phối lại thu nhập ưong xã hội.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 27)