Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 83)

- Quản lý vốn:

3.3. Các giải pháp khác

3.3.1. Giúp người nghèo tham gia tích cực vào chương trinh dán số và k ế hoạch hoá gia đình

Một quy luật phổ biến là: ở đâu tỷ lệ người nghèo cao hơn thì ở đó mức sinh sản cao hơn. Và không như ở gia đình giàu, ở gia đình nghèo mà đống con thì mức độ nghèo càng gay gắt. Trước đâv, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình ở ta đặt trọng tám vào những nơi mật độ dân số cao, như các thành phố, vùng đồng bằng, ven biển; nay cần đặt thêm trọng tâm vào những người nghèo (chiếm 1/3 dân số), những người ít có phương tiện nghe nhìn, báo chí và rất khó khăn về tiền bạc. Những người này đã “quen” cảnh khổ từ lãu, và do đó, quan niệm “ười sinh voi, ười sinh cỏ” bám chắc vào suy nghi của họ. Việc đưa chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình đến với người nghèo và làm cho họ có thể tham gia và tích cực tham gia, là một giải pháp không kém phần quan trọng. Nó có thể làm dịu bớt hay ít nhất cũng không làm gay gắt thêm cảnh nghèo khó. Giải quyết vấn đề này có nhiều việc cần làm, như hỗ trợ người nghèo dưới mọi hình thức để họ có thể nắm được những hiểu biết về dán số và kế hoạch hoá gia đình; có được các phương tiện, dụng cụ ưánh thai và các dịch vụ y tế thuốc men cần thiết nhưng kết quả vẫn không như mong muốn. Vì vậy để đạt được mục tiêu, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình khôn^ nên chỉ tâp trung vào các tác dộng trực tiep ihong qua cac biẹn pháp kỹ thuật y tế đơn thuần, mà cần chú trọng hơn đốn các giải pháp có tính chất căn bản. Mặc dù Hà Nội có tỷ lệ tăng dán số không cao so với cả nước (dưới 1%/nãm) nhưng đội ngũ cán bõ làm công tác ké hoạch hoá gia đình cần chú trọng vào các xã ngoai thành là nơi vẫn

còn tôn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ và thiếu kiến thức về giáo dục sức khoẻ sinh sản.

Các giải pháp vê kinh tế. Để giảm tỷ lệ tăng dán số, phải tìm cách tăng chi phí cơ hội lên. Điều đó sẽ thực hiện được nếu ưong các chính sách xã hội, chúng ta ưu tiên giải quyết việc làm. tạo cơ hội có việc lam, đặc biệt là việc làm có thu nhập khá, cao cho phụ nữ, nâng địa vị của người phụ nữ lên và đây có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất. Mặt khác, việc tăng cường các hoạt động đầu tư công cộng, phúc lợi xã hội và chăm sóc xã hội cho người già cũng là một giải pháp quan ưọng để giải toả gánh nặng về tám lý cho những người ít con, không có con khi họ về già.

Các giải pháp vé xã hội. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tăng dán số, cần thiết phải nâng cao trình độ giáo dục và mức sống vật chất cho người dân; xây dựng nếp sống văn minh, tuyên truyền để đi đến xoá bỏ các tư tưởng lạc hâu, trọng nam khinh nữ và các tư tưởng phong kiến lỗi thời khác.

Kèm theo các giải pháp vẻ' kinh lế, chính trị, xã hội, cần thưc

hiện nghiêm túc các giải pháp hành chính, các nội quy, quy chế về tuổi sinh đẻ, về khoảng cách giữa các lần sinh đẻ; có các hình thức khuyến khích, khen thưởng, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượno vi phạm quy chế của chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.

3.3.2. C hính sách cứu trợ xã hội

Cứu trợ xã hội là một việc làm cần thiết cho mọi đối tượng khònp riêno n^ười nghèo. Tuy nhiên trong luán văn này chúng tôi chỉ đưa ra ba loại giải pháp cho chính sách cứu trợ xã hôi.

3.3.2.1. Chính sách trợ giúp đào tạo

Quỹ trợ giúp người nghco xã. phường của Thành phô' chi trà Ihav các hộ nohèo các khoản: học phí lớp đào tạo ngắn ngày, tài liệu hướng dán làm ăn, chi phi việc khảo sát ihưc tế để học táp trao đổi cách là m ăn, hướng dẫn tham gia các loai hình khuyển nóng - lâm -

ngư (cho người nghèo ỏ nông thôn) hoặc học hỏi các mô hình "gia đình xoá đói giảm nghèo thành đạt".

3.3.2.2. Chính sách trợ giúp về y t ế và giáo dục

Hâu như sô học sinh con nhà nghèo đến trường giảm đi nhiều qua các bậc học ở mọi nơi không riêng gì Hà Nội. Tỷ lệ học sinh ở các gia đinh khá giả mới có đủ khả năng để theo học ở các cấp học cao hơn. Thậm chí tới bậc trung học cơ sở con sô các học sinh con nhà nghèo đã giảm đi đáng kể, còn tới bâc phổ thông trung học và các bậc học cao hơn thì hầu như không có con nhà nghèo. Phần đông dân cư nghèo không có khả năng tiếp cận với những loại trường này là một thực tế đáng chú ý và có nghĩa rằng không chỉ là một sự thiếu cơ hội đối với trẻ em thống minh, sáng dạ nhưng nhà nghèo mà còn là sự lãng phí tài năng quốc gia. Chính vì thê mà thành phố cần có biện pháp hỗ trợ cho những gia đình thuộc đối tượng này. Chẳng hạn thành phố hoặc các quỹ trợ giúp người nghèo chi trả thay cho các hộ gia đình này học phí và các khoản đóng góp cho con đi học ở trường phổ thống: hộ nghèo đặc biệt 100%, hộ chính sách 100%, hộ nghèo 50%.

Trong lĩnh vực y tế thành phố cũng cần có sự ượ giúp tích cực đối với những gia đình nghèo. Hầu như ở các bệnh viện ở các tuyến được người khá giả sử dụng nhiều hơn, trong khi các trạm y tế xã, phường thì người nghèo cũng ít tiếp cận, họ dường như thiên về tự điều trị hơn là đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế chính thức.

Một khía cạnh khác của vấn đề là những dịch vụ được sử dụng. Nhóm những người có thu nhập cao nhất chỉ sử dụng các trạm y tế rất ít thậm chí có những quận, huyện hâù như không có bởi đã xuất hiện hình thức bác sỹ gia đình. Và cũng chính nhóm này sử dung dịch vụ nơoại trú và nội trú của bệnh viện cũng nhiều hơn nhóm ngươi nghèo crấp nhiều lần. Hơn nữa một thực tế là tai các ưạm y tế thì hầu như các tranơ thiết bị đã quá cũ, thiếu lại cộng vào đó là trình độ của cán bộ y tế khôn0 được tốt bằng ở các bệnh viện cho nên việc khám chữa bệnh cho n ơười n^hèo cũng còn nhiều khó khàn. Nếu như thành phố đã cấp thẻ bào hiểm y tế cho người nghèo thì khi họ măc nhưng benh nan giai

cũng không có tiên chạy chữa vì các bệnh viện chỉ giải quvết trong mức bảo hiểm.

Do vậy, mục tiêu cơ bản là tăng cường các dịch vu y tê cho người nghèo là ưu tiên phán phối các nguồn lưc công cộng cho những chương trinh y tế mà người nghèo có khả năng sử dụng nhiều hơn và phải tạo điều kiện để người nghèo sử dụng được một phần lớn các chương trinh y tế được trợ cấp. Trong điều kiện hiện nay, việc tăng sự tiếp cận của người nghèo với các chương trình chăm sóc sức khoẻ cần thiết phụ thuộc vào việc giải quyết các vấn đề sau:

- Giảm cản trở đối với việc sử dụng các dịch vụ y tế. - Giảm các chi phí về dịch vụ và thuốc chữa bệnh.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người đã tiếp cận được với dịch vụ y tế.

Cụ thể ngoài việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ chính sách thành phố cần có chủ trương hỗ trợ thêm kinh phí để nâng cao chất lượng của các trạm y tế và khi cần các quỹ trợ cấp xã, phường có thể chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho người nghèo.

3.3.23. Chính sách ưu đãi khác

Hộ đói nghèo được miễn giảm các khoản đóng góp xã hội do địa phương quy định bằng tiền, bằng hiện vật, để xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ, được miễn, giảm các khoản thuế, phí và lệ phí như thuế nông nghiệp, thuế môn bài, thuế thu nhập (đối với những hộ có kinh doanh). Ngoài ra các hộ nghèo được trợ giúp của chương trình ượ giúp người nghèo phát triển kinh tế theo thứ tự ưu tiên.

- Các hộ chính sách: liệt sỹ, thương binh, có công với nước - Các hộ mà chủ hộ là cựu chiến binh.

- Các hộ mà chủ hộ là phụ nữ. - Các hộ mà chủ hộ là người tần tật.

- Các hộ có người nghiện rượu, xì ke ma tuý, cờ bạc, trộm cắp... đã trở lại làm ăn lương thiện.

Những hộ còn nợ hợp tác xã, xã phường được phân tích xem xét cụ thể từng trường hợp có thể xoá nợ, giảm nợ, hoãn nợ.

Như vậy để có thể giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo một cách triệt để và trong thời gian không xa Thành phố cần thực hiện đồng bộ tất cả các chính sách cũng như giải pháp. Nhưng để có thể giảm được một cách nhanh chóng số người nghèo đói trên địa bàn thành phố cần xem xét nguyên nhân cụ thể của từng gia đình, từng hộ để từ đó chính quyền địa phương chủ động trong việc tìm ra các giải pháp thích hợp giúp họ vươn lên.

Xoá đói giảm nghèo hiện nay đang là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Việc giải quyết triệt để vấn đề này không thể thực hiện được ngay trong một thời gian ngắn và làm một cách phiến diện. Để làm tốt được công tác này cần phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội. Với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung việc thực hiện các giải pháp trong tiến trình giảm nghèo không ihể thực hiện lẻ tẻ mà phải áp dụng đồng bộ bởi các giải pháp vừa làm tiền đề vừa là động lực cho nhau đồng thời mới giải quyết được hết các nguyên nhân gây ra đói nghèo.

KẾT LUẬN

Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, vấn đề xoá đói giảm nghèo mang tính chất và nội dung mới, đồng thời đòi hỏi phải được giải quyết một cách cấp bách hơn. Một mặt xoá đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề tạo thu nhập cho con người hay tạo cơ hội công băng cho họ mà đã trở thành vấn đề đòi hỏi các chính phủ, các cơ quan chức năng phải có chiến lược và chương trình tổng thể để giải quyết tất cả những vấn đề và khía cạnh khác liên quan đến hay phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội đúng là mấu chốt, là chìa khoá, nhưng không phải là vấn đề duy nhất cần được giải quyết để xoá đói giảm nghèo.

Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bị chiến tranh tàn phá nặng nề với những hậu quả láu dài đối với con người và môi trường, nên xoá đói giảm nghèo đem lại một cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người luôn là mục tiêu hàng đâù của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hằng mơ ước rằng người Việt Nam "ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Xoá đói giảm nshèo chính là việc làm cần thiết và cấp bách đối với Việt Nam đê thực hiện mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta. Chính phủ Việt Nam đã đề ra và thực hiện chương ưình quốc gia về xoá đói giảm nghèo và đã thành lập Ngân hàng cho người nghèo. Việt Nam là một trong sô' 38 nước trên thế giới có chương trình quốc gia riêng về xoá đói giảm nghèo. Chính sách của Đảnp và Nhà nước ta về vấn đề này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Xuất phát từ thực tế đó Thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều giải pháp trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của thành phố và đã đạt được những kết quà đáng kể. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn manh rằng trona khi chúns ta đã giảm được một số lượng đáng kể người nghèo thì lại cũng có một số người khác lâm vào tình cảnh như vậy va điều đáng quan tâm là giải pháp để xoá bỏ được tình trạng này khỏng đơn giản

chút nào. Viộc vực dậy những gia đình đã qua được ngưỡng nghèo đói và một lần nữa lại lâm vào tình cảnh này càng khó khăn hơn nhiều lần. Có thể nói cùng với nỗ lực của chính những người nghèo và được sự giúp đỡ của các ban, ngành đoàn thể và các cơ quan ưong và ngoài nước thì công cuộc xoá đói giảm nghèo sẽ diễn ra nhanh chóng và triệt để hơn. Và cũng phải nhận thức rằng, xoá đói giảm nghèo là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Tuy mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu về thực trạng cũng như những việc mà Thành phố đã thực hiện để góp phần đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo, tác giả luận văn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Thủ đô.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội thực trạng và giải pháp (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)