Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 40)

Năng lƣợng tái tạo đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của ngành năng lƣợng Trung Quốc. Kể từ khi luật về năng lƣợng tái tạo đƣợc ban hành vào đầu năm 2005, công suất năng lƣợng gió đã tăng lên 30 lần, từ 0,8GW vào cuối năm 2004 tới 26GW vào cuối năm 2009 và đƣa Trung Quốc đứng vị trí thứ hai trên thế giới sau Mỹ và vƣợt lên cả Đức, quốc gia nhiều năm liền ở vị trí dẫn đầu. Mặc dù con số 26GW chỉ chiếm 3% trong tổng số công suất năng lƣợng của Trung Quốc (860GW năm 2009), nhƣng năng lƣợng gió đã tăng trƣởng nhanh nhất so với các công nghệ năng lƣợng khác trong nƣớc.

Ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo và thị trƣờng năng lƣợng tái tạo trong nƣớc đã phát triển một cách đáng kể từ khi Luật về năng lƣợng tái tạo ra đời vào năm 2005 và kế hoạch phát triển năng lƣợng tái tạo trung hạn và dài hạn vào năm 2007. Nguồn năng lƣợng từ gió và mặt trời đã trở thành những động lực mới cho tăng trƣởng kinh tế tại nhiều vùng của Trung Quốc, nó đã đáp ứng đƣợc nhu cầu năng lƣợng ở địa phƣơng và tạo ra việc làm cho ngƣời lao động. Sau đây là tổng quan về năng lƣợng tái tạo điển hình ở Trung Quốc, năng lƣợng từ gió.

a, Tổng quan về công nghiệp năng lượng phát điện từ gió của Trung

Quốc:

Năng lƣợng gió đã có sự tăng trƣởng hàng năm chƣa từng thấy, tổng công suất tăng lên gấp đôi mỗi năm trong vòng bốn năm kể từ năm 2005. Vào cuối năm 2008, tổng công suất của năng lƣợng gió đạt đƣợc là 12GW, vƣợt qua cả công suất của năng lƣợng hạt nhân (9,1GW).

Việc sử dụng năng lƣợng gió ở Trung Quốc có thể chia làm hai hƣớng: sử dụng không có điện lƣới và sử dụng có điện lƣới. Những tuốc bin nhỏ sử dụng không có điện lƣới đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lƣợng gió của Trung Quốc. Vào cuối năm 2008, có 74 tổ chức trong đó

bao gồm 36 nhà sản xuất có các hoạt động R&D hoặc sản xuất sử dụng các tuốc bin nhỏ này.

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp số lƣợng sản xuất, công suất, sản lƣợng, thuế, xuất khẩu của tua bin gió không có điện lƣới.

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Sản xuất (chiếc) 19220 24756 33253 50052 54843 78774 291366 Công suất (kw) 6083,7 11300, 2 12020 54704,8 35014,6 75796, 5 200829 Sản lƣợng (triệu RMB) 47,405 665,37 84,72 170,908 3179,44 529,92 8 1288,03 8 Thuế (triệu RMB) 6,606 7,759 9,929 14,16 37,49 100,22 7 186,01 7 Xuất khẩu (chiếc) 2484 4189 5884 16165 19520 38957 88683

Nguồn: REN21 (Renewabal energy policy network for the 21s century)

Các tuốc bin gió đã đƣợc sử dụng vào đầu những năm 1980. Họ đã sử dụng rộng rãi trong các vùng xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc và cung cấp điện cho hơn 1 triệu hộ gia đình ở vùng nông thôn. Vào cuối năm 2008, với 380.000 tuốc bin gió nhỏ đã cung cấp công suất là 75MW cho các vùng nông thôn. Và khoảng 300.000 tuốc bin (công suất từ 100MW tới 10KW) đã đƣợc đƣa vào hoạt động gần đây. Trung Quốc bây giờ là nơi có số lƣợng tuốc-bin gió nhiều nhất trên thế giới.

Việc sản xuất các tuốc bin có điện lƣới bắt đầu từ những năm 1980, nhƣng việc phát triển còn chậm trong nhiều năm. Trƣớc năm 2005, một số lƣợng nhỏ tuốc bin gió điện lƣới có công suất vẫn còn hạn chế, công suất chỉ

đạt mức 600MG. Lúc đó, các tuốc bin nhập khẩu chiếm ƣu thế với 80% dung lƣợng thị trƣờng.

Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010) việc phát triển nhanh chóng năng lƣợng gió dẫn tới gia tăng tổng công suất từ 1,25GW năm 2005 lên tới 12GW năm 2008. Mức gia tăng hàng năm đã tiếp tục giữ mức lớn hơn 100% trong hơn 5 năm. Giúp Trung Quốc từ vị trí thứ 10 thế giới năm 2004 lên vị trí thứ 4 thế giới năm 2008 về lĩnh vực năng lƣợng tái tạo.

Công nghiệp năng lƣợng gió phát triển nhanh chóng, có hơn 70% các tuốc bin gió đã đƣợc sản xuất bởi các nhà sản xuất trong nƣớc và tổng số lƣợng các nhà sản xuất đã vƣợt qua con số 100. Những công ty này đã có khả năng sản xuất các tuốc bin gió với quy mô từ 0,75MW tới 3MW. Những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực này có Goldwind, Sinovel, Dongfang Steam, Vestas, Suzlon và GE với việc hỗ trợ của các nhà sản xuất nhƣ Nanjing Gear- box, Huiteng Blade, Tianfu Blade và Lianzhong Motor. Tổng khả năng sản xuất trong năm 2008 đạt mức gần 10GW, không những đáp ứng đủ nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc mà còn có khả năng xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

Năng lƣợng gió là một trong những ví dụ điển hình nhất mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu, ngoài ra còn có những năng lƣợng tái tạo khác cũng có đƣợc sự tăng trƣởng thần kỳ ở Trung Quốc nhƣ năng lƣợng mặt trời (công suất tăng từ 100MW năm 2005 tới 2GW vào năm 2008), năng lƣợng nƣớc nóng từ năng lƣợng mặt trời (với tốc độ gia tăng hàng năm là 25 triệu m3) và một số năng lƣợng khác.

Nhƣ vậy, qua đây có thể thấy đƣợc công nghiệp năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ khi có những điều chỉnh chính sách thích hợp. Phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày những chính sách của Chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra để tạo ra sự phát triển thần kỳ đó.

Những chính sách về năng lƣợng tái tạo đã hoàn toàn thể hiện vai trò của nó trong việc hỗ trợ việc triển khai sử dụng năng lƣợng ở nông thôn. Trong những năm gần đây, những chính sách này đi sâu vào việc kết hợp giữa những chính sách cốt yếu với những biện pháp cụ thể đối với từng công nghệ năng lƣợng tái tạo. Vào năm 2005, Trung Quốc đã ban hành luật năng lƣợng tái tạo nhƣ là một khung hành lang pháp lý cho năng lƣợng tái tạo, tiếp theo đó là những quy định cụ thể và những biện pháp hỗ trợ phát triển các nguồn năng lƣợng gió, mặt trời và sinh khối.

Nhiều quốc gia sử dụng những hỗ trợ về tài khóa nhƣ là một công cụ nhằm thúc đầy sự phát triển của năng lƣợng tái tạo, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Chính sách hỗ trợ về tài khóa của Trung Quốc có thể đƣợc phân chia ra: trợ cấp, chính sách thuế, các chính sách về giá và giải thƣởng cho sản xuất xanh.

- Luật lệ và các quy định: trƣớc khi đƣa ra luật quốc gia về năng lƣợng

tái tạo năm 2005, Trung Quốc đã có nhiều các luật lệ nhằm khuyến khích phát triển năng lƣợng sạch nhƣ: Luật về Điện lực năm 1995, Luật Bảo tồn năng lƣợng năm 1997, Luật Ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm không khí năm 2000. Tuy nhiên, những luật này ít đề cập đến việc sử dụng các năng lƣợng tái tạo, trong khi đó năng lƣợng tái tạo chỉ xuất hiện một phần nhỏ trong nền kinh tế quốc gia và chỉ đƣợc cân nhắc khi đề cập đến vấn đề năng lƣợng ở nông thôn. Nhƣng tình thế đã thay đổi khi ban hành luật về năng lƣợng tái tạo năm 2005. Luật về năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006, nó nhƣ một sự kiện quan trọng cho việc đƣa năng lƣợng tái tạo lên vị trí chiến lƣợc của Trung Quốc. Nó bảo đảm cho sự phát triển của năng lƣợng tái tạo trong tƣơng lai. Mục tiêu của luật này nhằm gia tăng cung cấp năng lƣợng cho nội địa, chuyển dịch cơ cấu năng lƣợng, đảm bảo an ninh năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

- Trợ cấp: những khuyến khích về tài khóa cho phát triển năng lƣợng tái tạo ở Trung Quốc bắt nguồn từ cả chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng. Những chƣơng trình trợ cấp bao gồm: xây dựng nhà máy thủy điện ở nông thôn, cải cách mạng lƣới điện nông thôn, lắp đặt các hệ thống chứa khí metan cho các hộ gia đình ở nông thôn, cung cấp điện cho những vùng xa xôi qua năng lƣợng gió và mặt trời.

- Chính sách thuế: những khoản thuế khuyến khích đã đƣợc áp dụng ở

Trung Quốc. Những chính sách quốc gia bao gồm việc giảm 6% VAT cho các dự án thủy điện quy mô nhỏ, 50% cho các dự án về năng lƣợng gió, giảm thuế hoặc không đánh thuế đối với những thiết bị năng lƣợng tái tạo mà không thể sản xuất ra trong nƣớc. Một vài chính quyền địa phƣơng cũng đƣa ra mức thuế ƣu đãi đối với việc sử dụng các năng lƣợng tái tạo.

- Chính sách giá: Trung Quốc đã đƣa ra mức giá ƣu đãi đối với các

nguồn điện năng lƣợng tái tạo. Mức giá đƣa ra đƣợc xác định bởi những nhân tố nhƣ nguồn năng lƣợng tái tạo và vị trí của các dự án.

- Chính sách đầu tư: có những hỗ trợ về mặt tài chính bởi chính phủ

Trung Quốc trong hoạt động R&D, những dự án khả quan.

Trên đây là một trong số những chính sách tài khóa mà chính phủ Trung Quốc sử dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc và kết quả của nó đã đƣợc chứng minh ở trên. Đây có thể là một trong những bài học hữu ích cho Việt Nam khi muốn phát triển ngành công nghiệp năng lƣợng sạch. [22]

1.5.2. Một vài quan điểm của Việt Nam:

Dù còn nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm khái niệm, các quốc gia trên thế giới đã sớm đi đến đồng thuận khi bàn về mục tiêu của phát triển bền vững. Các Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (Rio de janeiro 1992, Johannesburrg 2002) đã xác định: phát triển bền vững hƣớng

đến sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

Là quốc gia tham dự ngay từ đầu vào các diễn đàn, hội nghị và chƣơng trình nghị sự về phát triển bền vững của thế giới, Việt Nam cũng sớm đƣa ra quan điểm riêng về động lực của phát triển bền vững. Chƣơng trình nghị sự 21 do Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2006 chỉ ra: “Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà đƣợc ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng” . Nhƣng lộ trình nào để đến đƣợc bến bờ phát triển bền vững? Việc kiếm tìm lộ trình phát triển bền vững xem ra còn phức tạp hơn nhiều so với công đoạn xác lập mục tiêu.

Ở Việt Nam, để thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững, chính phủ đã đề ra ba chiến lƣợc: nâng cao năng lực quản lí của nhà nƣớc, huy động nguồn lực toàn dân (bao hàm lực lƣợng doanh nghiệp) và hợp tác quốc tế. Rõ ràng, ba chiến lƣợc này có đề cập đến các thể chế vừa đƣợc dẫn ra ở trên: nhà nƣớc - thị trƣờng. Ở đây, “lực lƣợng toàn dân” gồm “các nhóm chính trong xã hội” có thể qui vào phạm trù xã hội dân sự, mặc dù khái niệm này không đƣợc đích danh gọi tên: phụ nữ, thanh thiếu niên, nông dân, công nhân và công đoàn, đồng bào các dân tộc ít ngƣời, giới trí thức và các nhà khoa học.

Mới đây, Nghị quyết đại hội XI của Đảng và thông điệp đầu năm 2011 của Thủ tƣớng chính phủ đều đặt ra vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển bền vững. Những quyết sách này một lần nữa chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra về phát triển bền vững.

Chƣơng một đã trình bày một cách tổng quan nhất về mặt lý thuyết của dòng Low-carbon FDI(LCF) và những tác động của nó tới sự phát triển bền vững, trong đó tính đến cả tác động tới bền vững kinh tế và bền vững về môi trƣờng – xã hội. Bƣớc đầu, tác giả đã chỉ ra dấu hiệu nhận diện thế nào là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài các bon thấp. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả bƣớc đầu đã đƣa cơ sở thực tiễn là nghiên cứu ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo của Trung Quốc, ví dụ này chƣa thể hiện đƣợc dòng Low-carbon FDI rõ nét nhƣng nó thể hiện đƣợc việc Trung Quốc đã tạo ra một ngành công nghiệp năng lƣợng tái tạo nhƣ thế nào và chính công nghiệp này có thể tạo ra dòng Low-carbon FDI khi Trung Quốc tiến hành đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tiếp sau chƣơng này là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu về dòng LCF vào Việt Nam trong thời gian vừa qua, để trả lời tiếp câu hỏi có hay không dòng vốn này vào Việt Nam và nó nhƣ thế nào khi vào Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN THU HÚT FDI CÁCBON THẤP Ở VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HÀ NỘI

2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI của Việt Nam: 2.1.1. Khái quát chung về FDI của Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia thu hút đƣợc số lƣợng đáng kể dòng vốn FDI so với khu vực và trên thế giới. Trong thời gian qua, dòng vốn FDI tiếp tục

đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhìn vào bảng thống kê dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1988- 2010 có thể thấy ngay sự thay đổi theo hƣớng tích cực của dòng vốn này, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, dòng vồn FDI tăng hơn hẳn so với những năm trƣớc đó.

Bảng 2.4: Vốn FDI đầu tƣ và thực hiện thời kỳ 1988 - 2010

TT Năm Số dự án Vốn đầu tƣ (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu usd) Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đầu tƣ (%) 1 1988-1996 1992 29429,3 - - 2 1997 349 5090,7 3115 55,7 3 1998 285 5099,9 2367,4 46,4 4 1999 327 2565,4 2334,9 91 5 2000 391 2838,9 2413,5 85 6 2001-2003 2545 12171,7 10105 83 7 2004 811 4547,6 2852,2 62,7 8 2005 970 6839,8 3308,8 48,4 9 2006 987 12004 4100,1 34,2 10 2007 1544 21347,8 8030 37,6 11 2008 1557 71726 11500 16 12 2009 1506 22626 10000 44,2 13 2010 1238 18595 11000 59,2 Trung bình 52,3

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2010, Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê Hà Nội

Vào năm 2009, 2010 mặc dù chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhƣ dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn mang những dấu hiệu tích cực. Điều này thể hiện đƣợc sự gia tăng lòng tin và cơ hội kinh doanh mới của các dự án FDI. Theo báo cáo của AT. Kearney năm 2010, Việt Nam

đứng ở vị trí 12 trong xếp hạng chung về chỉ số niềm tin FDI và đứng vị trí 93 về mức độ thông thoáng môi trƣờng kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nƣớc Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20) và Singapore (vị trí 24). Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tƣ Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nƣớc có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tƣ và là địa chỉ đầu tƣ tốt cho các nhà đầu tƣ thế giới trong các năm tiếp theo, do gắn với các lợi thế về số dân lớn và đang tăng nhanh (Việt Nam là nƣớc đông dân thứ 13 trên thế giới với 89 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dƣới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng của ngƣời dân; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣ dầu mỏ và các nguyên liệu quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trƣởng kinh doanh và tăng trƣởng tiêu dùng khác…Cơ quan Thƣơng mại và đầu tƣ Vƣơng quốc Anh dựa trên khảo

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 40)