Tình hình FDI vào Hà Nội

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 69)

Kể từ khi mở cửa đất nƣớc, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam và cho đến nay đã có mặt tại tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Bắc nhƣ Hà Nội, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Ninh, và phía Nam nhƣ TP Hồ Chí Minh, Đồng

Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa Vũng Tàu. Số dự án FDI vào Hà Nội tăng khá đều, dao động trong khoảng 15%-24% tổng số dự án FDI đăng ký của cả nƣớc giai đoạn 2007- 2010 (Bảng 2.19).

Bảng 2.19: So sánh số dự án đầu tƣ vào Hà Nội và cả nƣớc

Số dự án đầu tƣ 2007 2008 2009 2010

Cả nƣớc 1544 1171 1208 906

Hà Nội 234 218 298 225

Hà Nội/ Cả nƣớc (%) 15,2 18,6 24,7 23,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê 2007, 2008, 2009

Căn cứ theo nguồn số liệu sơ cấp của sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nội, tính đến 29/12/2011 đã có 2195 dự án đã đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ, trong đó có 18 dự án chuyển thành 100% vốn Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ là 571, 6 triệu USD, 137 dự án tổng vốn đầu tƣ là 1439,1 triệu USD đã bị rút giấy phép, và 16 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 43,27 triệu USD đã đƣợc chủ đầu tƣ di chuyển sang địa phƣơng khác, số dự án còn hiệu lực là 2024 dự án nhƣng trong đó có 22 dự án không đƣợc nhập đủ dữ liệu nhƣ: vốn đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, chủ đầu tƣ…vì vậy, bài viết chỉ sử dụng 2002 dự án còn hiệu lực và có đầy đủ dữ liệu để phân tích (Bảng 2.20).

Bảng 2.20: Dự án FDI vào Hà Nội đã đƣợc cấp giấy phép 1988-29/12/2011

STT Mục Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) 1 Tổng cộng đã cấp phép 2195 18315978669 2 Dự án còn hiệu lực trong đó 2024 16,261,943,086 Dự án không có đủ dữ liệu 22 Dự án có đủ dữ liệu để phân tích 2002 16,261,943,086 3 Dự án chuyển thành 100% vốn Việt Nam 18 571,640,704 4 Dự án rút phép 137 1,439,123,063

Nguồn: Tổng hợp theo nguồn Sở KH&ĐT Hà Nội, 3/2012

FDI vào Hà Nội theo 05 hình thức đầu tƣ: 100% vốn nƣớc ngoài, Liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT và Công ty cổ phần. Tuy nhiên, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài và Liên doanh là 02 hình thức chủ yếu trong đó, 100% vốn nƣớc ngoài chiếm 70,63% số dự án và 42,51% vốn đầu tƣ còn hình thức Liên doanh chiếm 27,52% số dự án và 46,17% vốn đầu tƣ (Bảng 2.21). Qua đây có thể thấy, các dự án Liên doanh thƣờng có qui mô trung bình lớn hơn rất nhiều so với dự án 100% vốn nƣớc ngoài, do có nhiều dự án vào lĩnh vực Khách sạn, Khu đô thị mới, Bƣu chính viễn thông, Vận tải..

Bảng 2.21: FDI vào Hà Nội phân theo hình thức đầu tƣ, 1988- 29/12/2011

STT Hình thức đầu tƣ Dự án Vốn đăng ký Qui mô TB (USD/dự án) Số DA % trong tổng số Vốn ĐT (USD) % trong tổng số Tổng cộng 2002 100 16,261,943,086 100 8,122,849 1 100% vốn nƣớc ngoài 1414 70.63 6,913,576,487 42.51 4,889,375 2 LD 551 27.52 7,508,811,204 46.17 13,627,607 3 HT khác 37 1.85 1,839,555,395 11.31 49,717,713

Nguồn: Tổng hợp theo nguồn Sở KH&ĐT Hà Nội, 3/2012

Về lĩnh vực đầu tư, Nông nghiệp là ngành thu hút đƣợc số dự án và vốn đầu tƣ thấp nhất chỉ chiếm 1,1% tổng số dự án và 0,35% tổng vốn đầu tƣ vào Hà Nội tƣơng tự tình hình chung của FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cả nƣớc, một phần do tính rủi ro cao, phƣơng thức sản xuất kinh doanh vấn còn manh mún, và phần nữa với vị trí là Thủ đô thì việc tập trung phát triển nông nghiệp của Hà Nội không lớn. Các dự án FDI vào Nông nghiệp của Hà Nội chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, chăn nuôi. Đặc biệt có dự án áp

dụng công nghệ cao chế biến nông sản Liên doanh Việt Nam- Ucraina, cấp phép năm 1999. 5 trong số 12 nƣớc/lãnh thổ đầu tƣ vào nông nghiệp ở Hà Nội là các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Áo, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp có qui chế chặt chẽ về bảo vệ môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các dự án FDI của họ đều nhằm sản xuất và chế biến nông sản “sạch” cung cấp cho thị trƣờng sở tại và xuất khẩu. Bước đầu cho thấy dấu hiệu tác động của FDI tới thị hiếu tiêu dùng của người dân theo hướng “sạch” hơn.

Dịch vụ có 1180 dự án FDI chiếm 58,6% tổng số dự án nhƣng tổng vốn đầu tƣ chiếm tới 85,04% tổng vốn đầu tƣ vào Hà Nội, trong đó 273 dự án vào lĩnh vực truyền thông, 166 dự án trong lĩnh vực thƣơng mại, 104 dự án vào lĩnh vực khách sạn, khu đô thị mới và 83 dự án vào siêu thị, nhà hàng. Đây không phải là vấn đề bất thƣờng vì Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị văn hóa của cả nƣớc, là Thủ đô đang phát triển, từ 2008 đã mở rộng sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội nên diện tích mở rộng rất nhiều. Vì vậy, đã thu hút đƣợc nhiều dự án vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, phát triển khu đô thị mới, thông tin và truyền thông…là hoàn toàn hợp lý. Điều này kéo theo qui mô trung bình của các dự án vào Dịch vụ lên tới trên 11 triệu USD/dự án lớn hơn nhiều so với qui mô trung bình của các dự án vào Hà Nội (8,1 triêu USD/dự án). Có nhiều dự lớn với tổng vốn đầu tƣ lên tới hàng tỷ USD nhƣ Dự án của Công ty phát triển khu đô thị mới Nam Thăng Long (tổng vốn đầu tƣ 1,9 tỷ USD) đƣợc cấp phép 16/06/2008; Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu (GTEL) tổng vốn đầu tƣ 1,8 tỷ USD cấp phép năm 2008; dự án tổ hợp khách sạn Keangnam Landmark Tower với tổng vốn 800 triệu USD, cấp phép 29/6/2007; Vietnammobil -HĐHTKD điện thoại di động giữa Hanoi Telecom và Hutchison với tổng vốn 1,04 tỷ USD, cấp phép 3/8/2008; Trung tâm công nghệ quốc tế (H.I.T.C) tổng vốn đầu tƣ 22 triệu USD, cấp phép 16/5/2008…Đặc biệt Hà Nội đã thu hút đƣợc dự án thu hồi khí thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), xử lý chất thải ….tổng vốn đầu tƣ là 7,5 triệu USD đã đƣợc cấp phép tháng 3/2011; Dự án Xây dựng công trình xử lý nƣớc thải Yên Sở với tổng vốn đầu tƣ trên 300 triệu USD cấp phép 30/3/2011. Một số khách

sạn lớn đã áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng nhƣ Khách sạn Sheraton Hà Nội – Liên doanh giữa Việt Nam và Malaysia đƣợc coi là “Khách sạn Xanh” giữa lòng Thủ đô Hà Nội (Hộp 1). Thêm nữa, có 91 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ công nghiệp, khu công nghệ cao và tổ hợp công trình. Đây

chính là dấu hiệu của dòng LCF vào Dịch vụ tuy chưa nhiều, vì thực tế các

chủ đầu tƣ còn lƣỡng lự giữa lợi ích thu đƣợc và chi phí bỏ ra trong điều kiện nƣớc chủ nhà chƣa có qui chế bắt buộc và bản thân nƣớc xuất xứ của nhà đầu tƣ cũng chƣa bị ràng buộc bởi các cam kết cắt giảm phát thải CO2.

Hộp 1. Sheraton Hanoi Hotel - “Khách sạn Xanh” giữa lòng Thủ đô[31]

Trong mấy năm gần đây, sau 3 lần tổ chức cuộc thi “Tòa nhà hiệu

quả năng lƣợng”, nhiều khách sạn đạt danh hiệu “tòa nhà xanh” ở Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng và từ đó, hoạt động kinh doanh cũng ngày càng được cải thiện. Kết quả cuộc thi năm 2009, trong 16 tòa nhà đoạt giải, Thủ đô Hà Nội đã có 3 khách sạn được trao giải đều thuộc loại hình tòa nhà cải tạo lại, trong đó khách sạn Sheraton Hà Nội đoạt giải nhất.

Các giải pháp và hiệu quả

Theo ông Nguyễn Văn Chính - kỹ sƣ trƣởng của Khách sạn Sheraton Hà Nội, tiết kiệm năng lƣợng (TKNL) trong tòa nhà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ thiết kế xây dựng, môi trƣờng xung quanh, lựa chọn thiết bị, công tác quản lý và các giải pháp TKNL đƣợc áp dụng... Có thể kể ra những giải pháp TKNL đạt hiệu quả cao nhƣ lắp đèn tiết kiệm điện, vận hành hệ thống BAS, hệ thống Dimmer, sử dụng năng lƣợng mặt trời, khai thác hƣớng gió, tối ƣu hóa việc sử dụng và vận hành hệ thống điều hòa trung tâm, nồi hơi, tiết kiệm nƣớc..., và đặc biệt là hệ thống thiết bị điều hòa nhiệt độ.

Trả lời câu hỏi “Tại sao Sheraton Hà Nội lại tập trung vào hệ thống

điều hòa và thông gió?”, ông Chính cho biết: Năng lƣợng cho hệ thống điều

hòa chiếm khoảng 50 - 55% tổng điện năng tiêu thụ của cả tòa nhà, trong khi đó, các thiết kế hầu hết đều thừa tải, yêu cầu tải thƣờng không cố định, đặc biệt với 4 mùa ở Hà Nội, có tới 3 mùa (đông, thu, xuân) là cơ hội để tiết kiệm năng lƣợng cho điều hòa. Tuân thủ một nguyên tắc cơ bản: “Năng lƣợng chỉ đƣợc cung cấp khi cần và đủ, không lãng phí”, nhiều năm qua Sheraton Hà Nội đã và đang áp dụng một số biện pháp TKNL và đã thu nhận đƣợc những hiệu quả rõ rệt.

Với đặc điểm của Sheraton Hà Nội là một khách sạn thuộc loại hình tòa nhà cải tạo lại, nghĩa là các giải pháp TKNL chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ ngay từ khi thiết kế xây dựng nên phƣơng châm của Ban giám đốc khách sạn là triệt để áp dụng các giải pháp mang tính cải tiến kỹ thuật. Trên thế giới cho đến thời điểm này, việc lắp đặt biến tần cho hệ thống bơm nƣớc lạnh một cấp (Primary Chiller Water Pump) vẫn ít đƣợc áp dụng do tính phức tạp về kỹ thuật liên quan tới chiller mà thƣờng chỉ đƣợc áp dụng trên hệ thống bơm nƣớc thứ cấp (Secondary Chiller Water). Khách sạn Sheraton Hà Nội là tòa nhà đầu tiên của Việt Nam áp dụng việc lắp đặt biến tần cho hệ thống Primary Chiller Water từ năm 2006. Với 4 bộ bơm công suất 50kW/bộ có lƣu lƣợng thiết kế 20 - 80 lít/giây, sau khi lắp bộ biến tần đã tự động điều chỉnh lƣu lƣợng từ 28 - 40 lít/giây, đủ thỏa mãn yêu cầu của khách mà lại tiết kiệm đƣợc 55 - 59% điện năng.

Tiếp theo là cải tiến hệ thống bơm giải nhiệt (Condenser Water Pump). Với 4 bộ bơm có thông số thiết kế 22kW/bộ, lƣu lƣợng 22 - 76 lít/giây nhƣng khi lắp biến tần (cài đặt theo yêu cầu tải và nhiệt độ) đã giảm suất tiêu hao điện năng xuống còn 11 - 14kW, tiết kiệm đƣợc 50 - 33% lƣợng điện tiêu thụ. Sau 32 tháng lắp đặt biến tần, tổng điện năng tiết kiệm đƣợc là 1.601.700kWh, tính thành tiền là 152.000USD.

Việc lắp đặt 6 bộ bơm nhiệt (Heat Pump) trong tòa nhà cũng là một sáng tạo của đội ngũ kỹ thuật, đƣa Sheraton Hà Nội trở thành khách sạn đầu tiên của Việt Nam áp dụng bơm nhiệt trong việc TKNL. Với 6 bộ bơm nhiệt này đã tiết kiệm đƣợc 300 lít dầu/ngày (87.000 lít/năm) và còn tạo ra 120kW không khí mát/giờ đồng nghĩa với việc giảm tiêu thụ một lƣợng điện không nhỏ, đƣa tổng số tiền tiết kiệm đƣợc lên tới 53.000USD/năm. Từ hiệu quả đó, Sheraton Hà Nội đang triển khai đầu tƣ thêm bơm nhiệt, không dùng nồi hơi cho hệ thống nƣớc nóng nhằm đạt mục tiêu TKNL trong năm 2010.

Đâu là rào cản?

Là ngƣời tâm huyết và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực TKNL ở các khách sạn, ông Nguyễn Văn Chính không ít lần trăn trở: “Tại sao các cơ hội để TKNL ở khách sạn là rất nhiều, nhưng thực tế lại có rất ít

khách sạn thực hiện được?”. Theo ông Chính, vƣớng mắc nằm ngay trong

giới quản lý và ngƣời phụ trách kỹ thuật công trình. Ban Quản lý và Chủ đầu tƣ thƣờng chƣa thực sự quan tâm đến ý nghĩa và lợi ích của vấn đề TKNL và có tâm lý e ngại khi đầu tƣ. Họ thƣờng phân vân vì vốn đầu tƣ ban đầu quá cao mà các giải pháp TKNL có thực sự đem lại lợi ích hay không? Rồi lo lắng về tuổi thọ thiết bị liệu có đáp ứng đƣợc thời gian thu hồi vốn? Qua thực tế triển khai ở Sheraton Hà Nội cho thấy thời gian hoàn vốn chỉ từ 1 - 2,5 năm, sau thời gian đó, số tiền thu đƣợc từ TKNL hoàn toàn tính vào lợi nhuận của khách sạn. Đối với kỹ sƣ trƣởng, vƣớng mắc là do họ chƣa đủ kiến thức trong việc thực thi các giải pháp TKNL, từ đó thiếu tự tin để thuyết phục Ban Quản lý và Chủ đầu tƣ và cuối cùng họ thƣờng chọn giải pháp an toàn cho vị trí của mình, nghĩa là an phận với chức trách đã đƣợc qui định, đừng tính đến chuyện sáng chế, cải tiến làm gì cho mệt.

Bằng kinh nghiệm của mình, ông Chính cho rằng để các giải pháp TKNL đƣợc thực thi có hiệu quả, việc đầu tƣ các thiết bị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp thiết bị và các nhà cung cấp giải pháp TKNL. Với các công trình xây mới, chủ đầu tƣ cần yêu cầu bên tƣ vấn và thiết kế đƣa vào

ngay từ khâu thiết kế các giải pháp TKNL đồng bộ; hoặc với các tòa nhà đã cũ, cần lên kế hoạch TKNL hàng năm và thực hiện việc đầu tƣ gọn trong một vài năm. Để giảm gánh nặng về vốn cho các nhà đầu tƣ, một giải pháp có tính khả thi là các nhà cung cấp thiết bị sẽ đầu tƣ lắp đặt thiết bị trƣớc và đƣợc trả dần theo số tiền thu đƣợc từ TKNL hàng tháng. Giải pháp này sẽ tốt hơn nếu đƣợc Ngân hàng bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất.

Bảng 2.22: Dự án FDI vào Hà Nội phân theo ngành, 1988-29/12/2011

(Chỉ xét cho 2002 dự án còn hiệu lực, đủ dữ liệu)

STT Lĩnh vực đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) Qui mô trung bình (USD/dự án) DA % trong tổng số DA TG vốn (USD) % trong tổng số ĐK Tổng cộng DA còn hiệu lực 2002 100% 16,261,943,086 100% 8,122,849 1 Nông nghiệp 22 1.10 57,172,236 0.35 2,598,738

2 Công nghiệp, trong đó: 800 39.96 2,366,935,225 14.56 2,958,669

CN Chế biến, chế tạo 330 16.48 1,471,236,434 9.05 4,458,292 XD 467 23.33 868,607,790 5.34 1,859,974 Khác 3 0.15 27,091,000 0.17 9,030,333 3 Dịch vụ, trong đó: 1180 58.94 13,837,835,625 85.09 11,726,979 KS, Du lịch 104 5.19 979,171,911 6.02 9,415,115 Siêu thị, nhà hàng 83 4.15 147,380,189 0.91 1,775,665

Công nghệ thông tin (Thông tin và truyền

thông) 273 13.64 105,302,601 0.65 385,724 Dự án thương mại, XNK, chuyên ngành và đa ngành 166 14.42 174,138,355 1.07 1,049,026

Nguồn: Tổng hợp theo nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tháng 3/2012 Ghi chú: - Nông nghiệp: Nhóm A trong bảng thống kê gốc của sở KH&ĐT Hà Nội

- Công nghiệp gồm các nhóm B,C,D,E,F - Dịch vụ: các nhóm còn lại

Công nghiệp có 800 dự án trị giá vốn đầu tƣ 2.366,9 triệu USD chiếm 39% số dự án và 14,56% tổng vốn đầu tƣ, trong đó 330 dự án trong lĩnh vực Công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm 16,48% tổng số dự án và 9,05% tổng vốn đầu tƣ vào Hà Nội, nhƣ vậy, các dự án vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Hà Nội có qui mô trung bình là 4.45triệu USD/dự án, nhỏ hơn rất nhiều so với các dự án trong lĩnh vực Dịch vụ. Nhìn chung, các dự án trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thƣờng đƣợc coi là những dự án dễ thâm dụng năng lƣợng, có cƣờng độ CO2 cao và dễ gây ô nhiễm hơn các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy để tìm dấu hiệu của LCF, các dự án trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ đƣợc phân tích sâu ở phần tiếp theo.

Bảng 2.23: FDI vào Hà Nội phân theo chủ đầu tƣ lớn, 1988-2011

STT Nƣớc đầu tƣ Dự án Vốn đăng ký Qui mô dự án USD/dự án Số DA % trong tổng số Vốn (USD) % trong tổng số Tổng cộng 2002 100 16,261,943,086 100 8,122,849 1 Hàn Quốc 623 31.12 3,539,456,188 21.77 5,681,310 2 Nhật Bản 301 15.03 889,191,170 5.47 2,954,123

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)