a, Hệ thống tiêu chuẩn khí thải Châu Âu:
Châu Âu chính là lục địa đầu tiên phát minh ra động cơ đốt trong, tạo đà cho sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại thì cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng. Trƣớc tình hình đó, Chính phủ các nƣớc Châu Âu đã xây dựng một chƣơng trình cắt giảm khí thải xe hơi vào năm 1970. Tuy nhiên đến năm 1987 dự luật này mới hoàn chỉnh quy định nồng độ giới hạn của các loại khí thải và đƣợc thông qua, ngƣời ta vẫn thƣờng gọi đó là Euro 0. Trải qua 18 năm, thêm 4 tiêu chuẩn nữa đƣợc ban hành bao gồm: Euro I năm 1991, Euro II năm 1996, Euro III năm 2000 và Euro IV năm 2005. Với mỗi tiêu chuẩn mới ra đời, nồng độ giới hạn của khí thải lại thấp hơn tiêu chuẩn trƣớc.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn khí thải Châu Âu đối với xe khách
Mức phát thải Thời gian thực thi CO NOx Chất hạn chế Số lƣợng hạn chế Euro 1 07/1992 2.72 - 0.14
Euro 2 01/1996 1.00 - 0.08 Euro 3 01/2000 0.64 0.50 0.05 Euro 4 01/2005 0.50 0.25 0.025 Euro 5a 09/2009 0.50 0.18 0.005 Euro 5b 09/2011 0.50 0.08 0.0045 6*1011/km Euro 6 09/2014 0.50 0.0045 6*1011/km
Nguồn: Sain Gobain – Automotive Emission Control DPF 2010
Trong các tài liệu về hệ thống tiêu chuẩn Euro, giá trị nồng độ khí có thể khác nhau tùy theo cách đánh giá. Cách thứ nhất xác định nồng độ khí thải theo hành trình của phƣơng tiện bằng đơn vị “g/km”. Cách thứ hai đánh giá theo công suất do động cơ sinh ra, lúc đó giá trị nồng độ khí thải có thứ nguyên “g/kWh”. Bên cạnh kết cấu động cơ, lƣợng khí thải phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố nhƣ: thời gian khởi động, tải trọng, vận tốc, độ ổn định của vận tốc và loại đƣờng vận hành. Nhằm đƣa toàn bộ ảnh hƣởng của những nhân tố trên vào mô hình hóa thực nghiệm, các nhà kiểm định đƣa ra hai phƣơng pháp: ESC (European Steady Cycle - Chu trình thực nghiệm ổn định) và ETC (European Transient Cycle - chu trình thực nghiệm tức thời). Hệ thống tiêu chuẩn Euro thƣờng xuyên đƣợc nghiên cứu, cập nhật theo tình hình sử dụng ôtô ở các nƣớc thành viên liên minh Châu Âu. Những báo cáo về lƣợng xe hơi và nồng độ khí thải trong không khí là cơ sở để các nhà chức trách đƣa ra những quy định mới do khoảng thời gian áp dụng của Euro thƣờng không ấn định trƣớc (ví nhƣ chỉ 3 năm sau khi có hiệu lực, Euro IV sẽ đƣợc thay thế bằng tiêu chuẩn mới, Euro V).
Những quy định hết sức khắt khe của Euro V khiến các hãng sản xuất ôtô lại tiếp tục thay đổi kết cấu động cơ nhằm tăng hiệu suất cháy, lắp đặt bộ chuyển hóa xúc tác (catalytic converter), thay đổi nguồn nhiên liệu và nghiên cứu thiết kế quy trình sản xuất thân thiện với môi trƣờng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đƣợc với ngành ôtô, và chỉ áp dụng cho xe ô tô đã sản xuất chứ không đánh giá đƣợc cả quá trình sản xuất. [24, 35]
ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trƣờng, trong đó ISO 14001 và 14004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng. Nếu ISO 14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó, việc đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý môi trƣờng sẽ đƣợc ban hành) thì ISO 14004 là các văn bản hƣớng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. ISO 14000 đƣợc áp dụng trong mọi loại hình tổ chức, bất kể với quy mô nào. Lợi ích của việc áp dụng ISO 14000:
- Ngăn ngừa ô nhiễm. ISO 14001 hƣớng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lƣợng hoặc khối lƣợng nƣớc thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Bên cạnh đó, nhiều trƣờng hợp nồng độ ô nhiễm của nƣớc thải, khí thải hoặc chất thải rắn đƣợc giảm về căn bản. Nồng độ và lƣợng chất thải thấp thì chi phí xử lý thấp. Nhờ đó giúp cho việc xử lý hiệu quả và ngăn ngừa đƣợc ô nhiễm.
- Tiết kiệm chi phí đầu vào. Việc thực hiện hệ thống quản lý môi trƣờng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nƣớc, năng lƣợng, nguyên vật liệu, hóa chất… Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm nhƣ điện năng, than, dầu …
- Chứng minh sự tuân thủ luật pháp. Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt đƣợc những tiêu chuẩn pháp luật quy định và vì vậy, tăng cƣờng uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng đƣợc các yêu cầu luật pháp về môi trƣờng, góp phần mang lại uy tín cho tổ chức.
- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nƣớc. Điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nƣớc nào nhập khẩu hàng hóa từ các nƣớc.
- Gia tăng thị phần. Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho các doanh nghiệp, đây là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh biến đổi khí hậu. [18, 23]
Nhãn sinh thái (ecolabel) là khái niệm đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo mạng lƣới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái đƣợc hiểu: “Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ƣu việt về mặt môi trƣờng của một sản phẩm dịch vụ so với các sản phẩm dịch vụ cùng loại dựa trên đánh giá về vòng đời sản phẩm”, còn theo tiêu chuẩn ISO lại đƣa ra khái niệm: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trƣờng của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dƣới dạng một bản công bố, biểu tƣợng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật quảng cáo hoặc các hình thức khác”. Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trƣờng trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác tài nguyên nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất đóng gói, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ cấp cho những sản phẩm có ít tác động xấu đến môi trƣờng so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ƣu việt đối với môi trƣờng của sản phẩm. [38]
d, Những tiêu chuẩn ở EU :
EU đã đƣa ra những tiêu chuẩn về môi trƣờng rất khắt khe, sau đây là tổng hợp một số tiêu chuẩn về một số sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh mà các quốc gia EU áp dụng.
EU Flower là một giấy chứng nhận đặc biệt nhằm giúp những ngƣời tiêu dùng ở các quốc gia Châu Âu có thể phân biệt và nhận ra đâu là những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trƣờng. EU Flower trở thành một biểu tƣởng rộng rãi cho các sản phẩm và dịch vụ ở Châu Âu, nó cung cấp một phƣơng pháp đơn giản nhƣng chính xác cho những ngƣời tiêu dùng. Tất cả các sản phẩm đƣợc chứng nhận EU Flower đƣợc kiểm tra bởi tổ chức độc lập tuân theo những tiêu chuẩn về sinh thái.
Energy Star là một tiêu chuẩn quốc tế cho việc tiêu dùng sản phẩm mà sử dụng năng lƣợng hiệu quả bắt nguồn từ Mỹ. Nó đƣợc đƣa ra lần đầu tiên nhƣ là một chƣơng trình của chính phủ Mỹ trong suốt đầu thập kỷ 1990, nhƣng Australia, Canada, Japan, New Zealand, Đài Loan và Châu Âu cũng áp
dụng chƣơng trình này. Những sản phẩm đƣợc dán nhãn Energy Start gồm các sản phẩm máy tính, thiết bị ngoại biên, dụng cụ nhà bếp và những sản phẩm khác thông thƣờng sử dụng ít hơn từ 20 - 30% năng lƣợng so với yêu cầu.
Bảng 1.2: Một số tiêu chuẩn về hàng hóa, dịch vụ đƣợc sử dụng ở EU
TT Lĩnh vực Yêu cầu về môi trƣờng
1 Dịch vụ và sản phẩm
Các sản phẩm không bao gồm những chất độc hải theo tiêu chuẩn của EU Flower hoặc theo những tiêu chuẩn tƣơng tự 2 Xây dựng
Những thiết kế phải thể hiện việc tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng những công nghệ tiết kiệm nƣớc. Nguyên vật liệu xây dựng không bao gồm những chất độc hại theo tiêu chuẩn EU Flower hoặc các tiêu chuẩn tƣơng tự.
3 Điện năng Sử dụng 50% hoặc cao hơn nguồn năng lƣợng tái tạo 4 Lƣơng thực, thực phẩm Các sản phẩm hữu cơ, các sản phẩm có hạn sử dụng. 5 Thiết bị công nghệ thông tin văn phòng
Theo tiêu chuẩn Energy Star hoặc các tiêu chuẩn tƣơng tự
6 Dệt may và
quần áo Theo tiêu chuẩn Oko-Tex 1000
7 Phƣơng tiện Tối đa lƣợng CO2 phát thải theo tiêu chuẩn Euro 5
Nguồn: IISD International Institule for Subtanable Development 2010
Oeko Tex Standard 1000 đƣợc thành lập bởi các viện kiểm nghiệm danh tiếng trên thế giới, với tên Oeko Tex International – Hiệp hội kiểm nghiệm hàng may mặc thân thiện với môi trƣờng. Trụ sở chính của Hiệp hội kiểm nghiệm tại Zueruch,Thụy Sỹ. Oeko Tex Standard 1000 là hệ thống kiểm nghiệm, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho các xƣởng sản xuất thân thiện với môi trƣờng. Tiêu chuẩn này xác định và đánh giá mức độ bảo vệ môi trƣờng của các công ty sản xuất trong ngành may mặc. Để thực hiện đƣợc việc cấp chứng chỉ cho một công ty nào đó theo Oeko Tex Standard 1000, thì công ty đó phải giữ, đạt đƣợc các chỉ tiêu nhất định trong việc bảo vệ môi trƣờng trong quá trình sản xuất và phải chứng minh đƣợc ít nhất 30 % tổng sản lƣợng của họ đã có chứng chỉ Oeko Tex Standard 1000. [22]