Dấu hiệu để nhận diện LCF vào các nƣớc đang phát triển

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 31)

LCF đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đối phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tất cả các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài không nhất thiết phải là LCF, trừ trƣờng hợp đó là qui định của nƣớc chủ nhà hoặc vì yêu cầu thực hiện qui định nghiêm ngặt về môi trƣờng và phải thực hiện cam kết giảm phát thải của nƣớc đi đầu tƣ.

Ở các nƣớc đang phát triển chƣa có yêu cầu bắt buộc về tiêu chuẩn phát thải GHGs, dòng FDI thu hút vào có thể là LCF hoặc phi-LCF tùy thuộc rất nhiều vào lĩnh vực đầu tƣ và qui định về bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc xuất xứ đầu tƣ. FDI từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc đang phát triển ít khả năng là LCF trừ khi nó đƣợc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất, cung cấp năng lƣợng tái tạo. Còn FDI từ các nƣớc phát triển vào các nƣớc đang phát triển có thể là LCF kể cả khi nó không đƣợc đầu tƣ vào lĩnh vực này. Ví dụ: các dự án

của những công ty xuyên quốc gia (TNCs) đã áp dụng công nghệ sạch và đang áp dụng qui định sạch trong toàn chuỗi cung ứng, hoặc dự án đƣợc chủ đầu tƣ thực hiện để tận dụng thu lợi từ việc bán CERs (Certified Emission Reductions) đóng góp vào thực hiện cam kết giảm phát thải CO2 của chính quốc theo cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM). Tuy nhiên, để thực hiện cam kết và yêu cầu về môi trƣờng của nƣớc mình, chủ đầu tƣ những dự án “bẩn”, có cƣờng độ các - bon cao (phi-LCF) đã di chuyển dự án ra nƣớc ngoài để lợi dụng qui định lỏng lẻo về môi trƣờng, khi đó các nƣớc chủ nhà sẽ trở thành “thiên đƣờng trú ẩn của ô nhiễm” (“Pollution Havens”).

Nhƣ vậy, dấu hiệu ban đầu để nhận diện LCF vào các nƣớc đang phát triển là dựa vào lĩnh vực đầu tƣ và nƣớc xuất xứ.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 31)