Nhóm biện pháp liên quan tới các cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 102)

- Thứ nhất, cần đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ. Theo đánh giá của

nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, một trong những yếu tố khiến họ e ngại nhất khi đầu tƣ vào Việt Nam chính là thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính rất phức tạp, không rõ ràng và không nhất quán điều này khiến nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn rời bỏ Việt Nam để đầu tƣ ở nơi khác. Để luật pháp trở nên thông thoáng hơn, Chính phủ cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật

có liên quan tới FDI, thực hiện cơ chế giao dịch đồng nhất và thành lập giao dịch điện tử.

- Thứ hai, Cần có những quy định rõ ràng về các đối tác đầu tƣ phù

hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nền kinh tế. Trong thời gian qua, mặc dù Việt Nam thu hút đƣợc số lƣợng phong phú các nhà đầu tƣ trên thế giới nhƣng lại thiếu những nhà đầu tƣ chủ lực với công nghệ nguồn. Đối tác đầu tƣ chủ yếu của Việt Nam là các quốc gia Châu Á nhƣ ASEAN, NIEs, Nhật Bản, trong khi các quốc gia Châu Âu và Mỹ lại chƣa có những giải pháp để thu hút.

- Thứ ba, Cần phải có những quy định ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ Low-carbon FDI, chẳng hạn nhƣ ƣu đãi về thời hạn thuê đất, hình thức sử dụng đất và một số những ƣu đãi khác để tạo dựng niềm tin và sự an tâm đầu tƣ, đặc biệt là đối với các dự án lớn mang tầm quốc gia.

- Thứ tư, Chính phủ cần có những chính sách và biện pháp nhằm

phát triển các cụm, các vùng công nghệ sạch. Chính sách này sẽ tạo sức hút đối với các nhà đầu tƣ, đồng thời nếu thành công các cụm, vùng này có thể là những trọng điểm để kéo những vùng khác hƣớng tới một nền kinh tế xanh, đồng thời với biện pháp này chính phủ cũng dễ dàng quản lý và giám sát hơn.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 102)