Một số tiêu chí để nhận diện Đầu tƣ trực tiếp cácbon thấp

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 28)

1.3.1.Tiêu chí xác định Low-carbon FDI:

Để đánh giá dòng vốn Low-carbon FDI không phải là việc đơn giản bởi thiếu phƣơng pháp đo lƣờng cụ thể, thống nhất. Tuy nhiên, trên thế giới cũng đã có những tiêu chuẩn về môi trƣờng đối với sản phẩm, dịch vụ. Trong đó đƣa ra những tiêu chí đánh giá về sản phẩm, về quá trình sản xuất của một doanh nghiệp nhằm đo lƣờng mức phát thải khí nhà kính.

Những tiêu chuẩn về môi trƣờng đƣợc sử dụng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, ở Việt Nam do việc hạn chế về công nghệ cũng nhƣ thiếu những tổ chức chuyên nghiệp chuyên trách về vấn

đề này nên khó có thể áp dụng. Do vậy, trong phần này tác giả đƣa ra tiêu chí đánh giá dòng Low-carbon FDI để phù hợp với Việt Nam hơn. Nhƣ trong phần trƣớc đã nêu, một dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cácbon thấp có thể giảm phát thải khí nhà kính thông qua hai con đƣờng chính là thông qua quá trình sản xuất và thông qua quá trình tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Dựa vào những cách giảm thiểu đó, tác giả đƣa ra cách đo lƣờng tập trung vào cả chu trình sản xuất của doanh nghiệp, trong đó bao gồm: sử dụng đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra sản phẩm. Tại mỗi quá trình, tác giả đƣa ra những tiêu chí mà qua đó sẽ giảm đƣợc lƣợng phát thải khí nhà kính.

Hình 1.3: Quy trình sản xuất giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

a, Đối với đầu vào:

Đầu vào đƣợc đề cập trong bài bao gồm những nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Đầu vào đƣợc sản xuất là những đầu vào sạch, ít sử dụng những đầu vào hóa học gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Sử dụng những nguyên liệu tái chế. Hạn chế sử dụng khai thác những tài nguyên thiên nhiên khó tái tạo nhƣ đất, khoáng sản … tại nƣớc sở tại.

Đầu vào Quá trình sản xuất Sản phẩm đầu ra

Sử dụng ít những đầu vào từ thiên nhiên.

Ít sử dụng những nhiên liệu hóa thạch, sử dụng

nhiêu liệu sạch.

Công nghệ tiên tiến. Sử dụng năng lượng tiết kiệm

Sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.

Sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo.

Sản phẩm an toàn với sức khỏe

Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến

b, Đối với quá trình sản xuất:

Một nhân tố quan trọng đƣợc đề cập trong quá trình sản xuất là công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất phải tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng ít những năng lƣợng hóa thạch, tăng cƣờng sử dụng những năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sinh học nhƣ năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời. Ngoài ra, phải kiểm tra độ mới về mặt công nghệ, tức là phải xem xét những công nghệ sử dụng có phải hiện đại hay không hay đó là những công nghệ cũ, lạc hậu so với thế giới. Những công nghệ sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn ISO14000 về môi trƣờng, hay đạt chứng chỉ nhãn sinh thái.

c, Đối với sản phẩm đầu ra:

- Về mặt chất thải sản xuất, phải có nhà máy xử lý nƣớc thải đạt các tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng.

- Về mặt sản phẩm.

+ Bao bì: Bao bì đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp phù hợp sao cho thể tích và cân nặng đƣợc giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp thuận của ngƣời tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói. Bao bì có thể đƣợc tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế; để giảm thiểu ảnh hƣởng về môi trƣờng khi chất thải bao bì hoặc những phần dƣ từ chất thải bao bì đƣợc cắt bỏ. Bao bì phải đƣợc sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác, kể cả các chất tro, bức xạ khi bao bì hoặc các phần dƣ đƣợc thiêu hủy hoặc chôn hủy.

+ Chất lƣợng sản phẩm: Đảm bảo an toàn sức khỏe, đƣợc dán nhãn sinh thái môi trƣờng. Những sản phẩm điện tử phải tiết kiệm năng lƣợng hoặc sử dụng những nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo để hoạt động nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió.

Nhƣ vậy, thông qua chu trình sản xuất có thể có các tiêu chí đánh giá khác nhau về dòng LCF. Còn thể hiện ra hình thức bên ngoài, dòng LCF có thể đƣợc nhận diện thông qua các lĩnh vực đầu tƣ, qua các đối tác nhà đầu tƣ và hình thức đầu tƣ cũng có thể cho biết có LCF hay không. Căn cứ cách phân nhóm ngành của Tổ chức năng lƣợng thế giới(IEA) và Li(1990), có thể chia ra bốn nhóm ngành: Nhóm 1: ngành chiến lƣợc và cƣờng độ năng lƣợng cao nhƣ máy móc, chế tạo; Nhóm 2: ngành chiến lƣợc và cƣờng độ năng lƣợng thấp nhƣ điện tử, thiết bị vận tải, điện; Nhóm 3: ngành không chiến lƣợc và cƣờng độ năng lƣợng cao nhƣ dệt, cao su, in ấn, hóa chất, sản phẩm khai khoáng kim loại, kim loại cơ bản, dầu, than; Nhóm 4: ngành không chiến lƣợc và cƣờng độ năng lƣợng thấp nhƣ thực phẩm, da, gỗ. Đồng thời kết hợp với đối tác đầu tƣ để nhận diện dòng LCF có đƣợc thực hiện không đó là các đối tác đến từ các nƣớc phát triển, cam kết cắt giảm khí thải nhà kính, các nƣớc đến từ các nƣớc đang phát triển chƣa cam kết và đang trong quá trình tiến tới cam kết.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)